Các đặc sản khó cưỡng của Đắk Lắk
Gà nướng sa lửa, gỏi lá, rượu cây… là những đặc sản khiến du khách vấn vương sau một lần ghé thăm thủ phủ cá phê.
Gà nướng sa lửa
Gà nướng sa lửa là một trong các biến tấu của gà nướng Bản Đôn.
Combo tuyệt vời cho món gà nướng này là cơm lam và muối sả.
Gà nướng sa lửa là một trong những biến tấu của món gà nướng Bản Đôn. Nguyên liệu chính là những con gà ta chính hiệu cùng cách chế biến nướng trên lửa than. Khách cũng chấm gà với muối ớt hoặc muối sả. Tuy nhiên, gà nướng sa lửa dùng kẹp tre thay vỉ nướng. Bên cạnh đó, gà không được tẩm ướp hay trước khi nướng. Cách nướng này khiến thịt gà thơm hơn, chắc hơn và vẫn giữ nguyên vị ngọt của thịt.
Gỏi lá
Với sự hiện diện của hơn 40 loại lá rừng khác nhau, người ta gọi món ăn này là gỏi lá song nếu xét về cách thưởng thức là kẹp đủ các loại lá, bỏ vào đó thịt, tôm, da heo và các gia vị như tiêu nguyên hạt, muối hạt, ớt cay xanh… sau đó chấm với nước dùng, nói món ăn này thuộc họ cuốn chấm sẽ chính xác hơn.
Ngoài cái đặc biệt của việc hơn 40 loại lá cây tham gia vào món ăn, nước chấm của gỏi lá được làm từ hèm rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Món ăn có hương vị khá lạ.
Video đang HOT
Gọi là lẩu song lẩu rau rừng giống món canh hơn, với 10 loại lá rừng được chọn lọc nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại.
Món “lẩu” lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn. Để có thức ăn hàng ngày, họ đã vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, “lẩu” lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa và du khách.
Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non. Nai được chế biến thành nhiều món như nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử…
Bạn có thể thưởng thức món thịt nai tại nhà hàng đặc sản tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Giá cả khá mềm và chất lượng ổn.
Rượu cây
Xét về cách ủ, lên men, rượu cây không khắc biệt với các loại rượu khác của Tây Nguyên. Điểm đặc biệt của loại rượu này là tên gọi xuất phát từ thói quen uống rượu dưới gốc cây cùng tập tục lang thang trong rừng sâu của người Bahnar, Xê Đăng, Jrai… trong tháng Ninh Nơng (tháng sau khi kết thúc mùa rẫy).
Dù không phải thật sự là loại rượu đặc sắc, song cái thú nhắm rượu cùng các món thịt rừng nướng nóng hôi hổi trong cái mát mẻ, hoang sơ tại một gốc cây nào đó trong rừng sâu sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.
Theo Tapchiamthuc
Khám phá 6 loại bánh có tên gọi ngộ nghĩnh
Từ "khu rừng đen", "bánh thiên thần - ác quỷ"... đằng sau mỗi cái tên đều là một câu chuyện thú vị.
Thế giới bánh ngọt muôn màu muôn vẻ, thú vị và đầy thu hút không chỉ nhờ những hương vị ngọt ngào quyến rũ, màu sắc rực rỡ cùng tạo hình đầy nghệ thuật, mà ẩn chứa sau mỗi chiếc bánh xinh xắn còn là một câu chuyện đầy kì thú. Cùng nghía qua vài loại bánh ngọt với tên gọi hay ho để lắng nghe những câu chuyện vô thanh ẩn giấu trong đó.
Papo-de-anjo
Trong nền ẩm thực ngọt phong phú của Bồ Đào Nha, có một loại bánh mang một cái tên khá thú vị - "chiếc nọng cằm của thiên thần". Chiếc bánh vui tính này được làm từ lòng đỏ trứng và sirô đường. Chuyện kể rằng, trong các tu viện lúc bấy giờ, giặt giũ là một công việc rất quan trọng và họ sử dụng lòng trắng trứng để làm cứng quần áo. Do đó, một lượng lớn lòng đỏ trứng bị thừa ra, các nữ tu không biết làm gì với số lượng lòng đỏ trứng này, bèn tạo ra một loại bánh ăn với sirô đường. Phần lòng đỏ trứng trong bánh phải được đánh cho đến khi số lượng gấp đôi, sau đó được đổ vào từng khay bánh muffin được quết dầu sẵn và nướng cho đến khi bánh chắc lại. Những chiếc bánh này sẽ tiếp tục được luộc sơ trong sirô đường hòa cùng một chút rượu rum, vani hay vỏ cam.
Papo-de-anjo và một biến thể lạ mắt của nó.
Chiffon cake
Trong tiếng Anh, chiffon có nghĩa là voan, loại vải mỏng manh và mềm mại vô cùng nữ tính. Và chiếc bánh chiffon cũng mỏng nhẹ hệt như vậy. Chiffon cake không hẳn là một loại bánh cụ thể, nó là tên gọi chung cho những món bánh ngọt có kết cấu mỏng nhẹ và mềm mịn, với lớp bột bông xốp và lớp kem phủ nhẹ nhàng tan ngay khi đưa vào miệng.
Với công thức na ná nhau, người ta hay nhầm chiffon với bánh bông lan. Song thực chất dòng bánh chiffon yêu cầu kỹ thuật nấu nướng và gia giảm khéo léo hơn nhiều để đạt được độ mỏng mịn đúng yêu cầu.
Angel food cake
Angel food cake là một trong những chiếc bánh nổi tiếng nhất của dòng bánh chiffon. Hệt như tên gọi của mình, từ hương vị cho đến ngoại hình, Angel food cake đều mang vẻ thanh tao và tinh khiết, đúng chuẩn của "Món ăn dành cho thiên thần". Phần nhân bánh rất nhẹ nhàng hoàn toàn làm từ lòng trắng trứng đánh bông với đường cùng bột mì, vị ngọt đậm đà. Điểm xuyến trên mặt bánh là lớp kem tươi bông nhẹ xốp xốp hấp dẫn, hoàn chỉnh cho món bánh vừa ngọt ngào vừa thanh khiết này.
Devil food cake
Cùng với Angel food cake, ta có Devil food cake và tạo nên một "cặp đôi hoàn hảo" đầy kỳ thú và hai hước trong giới bánh ngọt. Nếu như "món ăn của thiên thần" nổi bật với màu trắng ngà tinh khiết thì - một cách đầy chủ ý - "món ăn của ác quỷ" lại đầy ấn tượng với tông đen pha chút đỏ thẫm. Kết cấu của Devil food cake gồm những lớp bánh chocolate xếp lên nhau, xen giữa là nhân kem tươi trắng ngần. Màu đen đỏ cùng hương vị đậm đà từ chocolate đã tạo ra sự tương phản giữa "bánh ác quỷ" với " bánh thiên thần" trắng tựa bông.
Một phiên bản khác của Devil food cake với cái tên lý thú không kém chính là Red Velvet cupcake. Chiếc cupcake "đỏ tựa nhung" này cũng có lớp bánh hương chocolate quyến rũ cùng sắc đỏ rượu vàng từa tựa như Devil food cake vậy.
Schwarzwlder Kirschtorte (black forest)
Chiếc bánh mang tên gọi đầy bí ẩn này có xuất xứ từ Đức. Sở dĩ có tên gọi này là bởi nguyên liệu đặc trưng của bánh là rượu anh đào ("Kirsch"), màu đen của bánh tượng trưng cho khu rừng đen ("Schwarzwlder"), một địa điểm nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch. Khu rừng này có rất nhiều những cây anh đào, theo một tục lệ từ xưa, khi mỗi đôi trai gái cưới nhau, họ đến đây và trồng một cây anh đào. Từ hình ảnh khu rừng đen thẳm với những cây anh đào chín mọng, những người thợ làm bánh đã chuyển tải vào bột mì và trứng, để biến chúng thành chiếc bánh trứ danh nước Đức ngày nay. Tạo hình của chiếc bánh này làm người ta liên tưởng tới những cánh rừng ngút ngàn đầy bí ẩn, với những lớp bánh bông lan chocolate đều đặn chồng lên nhau, điểm xuyến bằng anh đào ngâm đỏ rực, cùng vụn chocolate rải đều trên mặt bánh như đất rừng mùa lá rụng.
Mille-feuille
Chiếc bánh ngộ nghĩnh và vui tai ngay từ tên gọi vô cùng "có vần có vè" - Mille feuille. "Mille" là cách gọi lái đi của từ "million", ám chỉ đây là chiếc bánh "ngàn lớp" bởi nó được tạo bởi ba hoặc nhiều hơn lớp pastry phối cùng kem trứng tươi, trái cây và mứt ở giữa. Tại Pháp, Mille-feuille được gọi ngắn ngọi là Napoleon, đơn giản vì người Pháp cần một cái tên "cộp mác" đặc trưng cho chiếc bánh bắt nguồn từ chính đất nước này.
Ăn một chiếc bánh, không đơn giản chỉ là thưởng thức vị ngọt ngào từ lớp bột hay béo ngậy từ kem phủ, đó là bước chân đi lạc vào thế giới thần tiên đầy màu sắc với những kỹ thuật tạo hình kỳ diệu, những câu chuyện giấu mặt sau từng lớp bánh hấp dẫn.
Theo VNE
7 biến tấu của phá lấu Sài Gòn Món ăn vốn mê mẩn mọi đối tượng thực khách Sài Gòn càng quyến rũ hơn khi được ăn theo phong cách lẩu, hủ tíu hay kèm bánh mì. Phá lấu nướng, luộc Phá lấu nướng hấp dẫn với hương thơm và vị cay mặn của nước chấm. Trong khi phá lấu luộc thanh đạm, ít dầu mỡ đi đôi cùng món nước...