Các cường quốc “vung tiề.n như nước” cho hoạt động tình báo

Theo dõi VGT trên

Những câu chuyện tình báo luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của công chúng. Hàng loạt bộ phim tình báo và các chương trình truyền hình về chủ đề này ra đời ở kinh đô điện ảnh Hollywood hàng năm đã chứng minh điều đó.

Các cường quốc vung tiề.n như nước cho hoạt động tình báo - Hình 1

Jerry Chun Shing Lee, một cựu mật vụ CIA bị cáo buộc bán thông tin cho Trung Quốc (Ảnh: The Value)

Vụ bắt giữ gần đây đối với Jerry Chun Shing Lee, một cựu mật vụ CIA bị cáo buộc bán thông tin cho Trung Quốc, đã làm gia tăng nhiều suy luận và đồn đoán. Lee được cho là đã tiết lộ các phương thức liên lạc của CIA cho chính phủ Trung Quốc. Với thông tin có được, Bắc Kinh được cho là đã giế.t hoặc bỏ tù khoảng 20 người cung cấp tin tức cho cơ quan tình báo Mỹ tại Trung Quốc, gây tổn thất nghiêm trọng cho các hoạt động của CIA.

Lee, một công dân Mỹ, đã bị bắt tại sân bay JFK ở New York hồi tháng 1. Câu chuyện về điệp viên hai mang này đã ngay lập tức lan truyền. NBC News gọi đây là “một trong những vụ sơ hở tình báo nghiêm trong nhất trong lịch sử Mỹ”. SCMP tiết lộ rằng Lee đã sống tại Hong Kong trong nhiều năm dưới bỏ bọc nhân viên tư vấn an ninh cho một công ty thuố.c l.á và hãng đấu giá Christie’s.

Trước đó, thế giới cũng bị chấn động bởi một câu chuyện ồn ào khác. Lần này, báo Wall Street Journal (WSJ) đưa tin rằng bà Wendi Deng Murdoch, vợ cũ của tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch, là một điệp viên của Trung Quốc. Dẫn các nguồn tin giấu tên, WSJ cho hay giới chức phản gián Mỹ hồi đầu năm 2017 đã “cảnh báo Jared Kushner, con rể kiêm cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng bà Wendi Deng Murdoch – một doanh nhân người Mỹ gốc Trung Quốc có tiếng – có thể lợi dụng mối quan hệ thân thiết với Kushner và người vợ Ivanka Trump, để phục vụ các lợi ích của chính phủ Trung Quốc”.

Vụ việc dường như có liên quan tới việc xây dựng một khu vườn của Trung Quốc trị giá 100 triệu USD tại Trung tâm nghiên cứu quốc gia của Mỹ ở thủ đô Washington. Theo WSJ, dự án này có thể trở thành một nguy cơ an ninh vì nó bao gồm một tòa tháp màu trắng cao 21m, có thể được sử dụng để phục vụ hoạt động giám sát”. Khu vườn này chỉ cách Nhà Trắng và trụ sở quốc hội Mỹ khoảng 8km.

Đó chỉ là những ví dụ nhỏ trong lịch sử tình báo và phản gián lâu đời giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Trong lịch sử, các câu chuyện tình báo cũng thú vị không kém.

“Vung tiề.n như nước”?

Các lãnh đạo chính trị có xu hướng chi đậm hơn cần thiết vào hoạt động tình báo và phản gián. Tuy nhiên, ngay cả cơ quan tình báo hoạt động hiệu quả nhất cũng khó biện minh cho số tiề.n chi ra. Vào năm 2010, chính phủ Mỹ lần đầu tiên chính thức công bố tổng chi tiêu cho hoạt động gián điệp là 80 tỷ USD. Con số này bao gồm 53,1 tỷ USD cho các chương trình gián điệp phi quân sự và 27 tỷ USD cho tình báo quân sự. Trong khi đó, ngân sách của Bộ Giáo dục Mỹ khi ấy là 66 tỷ USD, Bộ Ngoại giao là 16,38 tỷ USD và Cơ quan bảo vệ môi trường là 10,5 tỷ USD.

Dù chi khoản tiề.n lớn như vậy nhưng Washington không có nhiều thông tin để công khai với công chúng. Năm 2010, một phần tử khủn.g b.ố nghiệp dư 30 tuổ.i đã định cho nổ tung một quả bom gài trên ô tô trên các con phố đông đúc tại quảng trường Thời đại, New York. Thảm họa may mắn đã được ngăn chặn nhờ vào nhiều yếu tố như sự may mắn, kẻ đán.h bom nghiệp dư và một người bán hàng nhìn thấy khói bốc ra từ phương tiện và báo cho cảnh sát. CIA và FBI không biết nghi phạm Faisal Shahzad, kẻ sinh tại Pakistan, là ai cho tới phút cuối.

Vụ việc trên bị lu mờ so với vụ tiết lộ tài liệu mật gây chấn động thế giới mà trang web WikiLeaks công bố cùng năm đó, vốn là một trong những vụ sơ hở tình báo nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ.

Các cường quốc vung tiề.n như nước cho hoạt động tình báo - Hình 2

Edward Snowden đã tiết lộ nhiều tài liệu mật về hoạt động tình báo của Mỹ (Ảnh: Reuters)

Nhưng Washington chưa phải là tồi tệ nhất. Bắc Kinh và Moscow thậm chí không tiết lộ cho người dân rằng họ đã chi bao nhiêu cho hoạt động tình báo. Nếu lịch sử là một thông tin tham chiếu thì chắc hẳn họ đã chi rất nhiều. Giờ đây mọi người mới biết về một vụ b.ê bố.i của tình báo Trung Quốc vào năm 2010. Khi đó, Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, được cho là đã sử dụng mạng lưới tình báo rộng lớn mà ông ta kiểm soát để do thám các nhà lãnh đạo và các đồng nghiệp. Tham nhũng cũng tràn lan tới nỗi toàn bộ bộ máy tình báo bị rò rỉ giống một con tàu đang chìm.

New York Times đưa tin, tình báo Mỹ đang gặp chút khó khăn trong việc tuyển mộ những người cung cấp tin tức tại Trung Quốc. Đối mặt với một cuộc khủng hoảng, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đã nỗ lực thanh lọc hệ thống, dẫn tới một cuộc truy quét nhằm vào những người cung cấp tin tức và câu chuyện của Jerry Chun Shing Lee.

Video đang HOT

Hiệu quả không đáng kể

Những câu chuyện gián điệp lớn nhất trong lịch sử chắc chắn xảy ra trong Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh. Sau sự sụp đổ của Liên Lô và việc giải mật các tài liệu thời chiến tranh, một số thông tin đáng tin cậy đã được công bố, hé lộ chi phí và tính hiệu quả của hoạt động tình báo thời chiến. Nhưng chúng không vẽ nên một bức tranh đẹp.

Nhiều sử gia nghiên cứu về các hoạt động tình báo thời chiến cho rằng các hoạt động tình báo không đóng góp gì cho chiến thắng của quân Đồng minh trong Thế chiến II. Trong cuốn sách mang tên “The Secret War”, Max Hastings viết rằng “có lẽ chỉ 1/100.000 thông tin thu được từ các nguồn bí mật của tất cả các bên tham chiến trong Thế chiến II có đóng góp cho việc thay đổi kết quả trên chiến trường”.

Theo SCMP, nhiều điệp viên đã nhận ra rằng thông tin tình báo mà họ thu thập được chỉ có thể có ích nếu cấp trên của họ sẵn sàng lắng nghe. Một ví dụ tiêu biểu là Liên Xô dưới thời Joseph Stalin.

Liên Xô từng có mạng lưới tình báo tốt nhất thế giới. Moscow đã chi đậm bất kể khi nào cần để mua thông tin. Và Chủ nghĩa Cộng sản đã nhận được ủng hộ mạnh mẽ trong giới tri thức, sinh viên và những người chiến đấu vì tự do khắp thế giới. Mọi người đã tình nguyện đóng góp cho điều mà họ coi là một lý tưởng cao cả hơn. Điều đó đã góp phần tạo nên những mạng lưới gián điệp huyền thoại như Red Orchestra và Silvermaster, cho phép Moscow tiếp cận không giới hạn thông tin tình báo từ Berlin tới Washington.

Một trong những điệp viên nổi tiếng nhất của Liên Xô là Richard “Ika” Sorge. Là con của một kỹ sư Đức và một người mẹ Nga, Sorge đã bắt đầu hoạt động tình báo tại Thượng Hải. Huyền thoại gián điệp Liên Xô hoạt động bí mật trên danh nghĩa một nhà báo tự do của Mỹ. Ông đã nghiên cứu rất kỹ về Trung Quốc và nhanh chóng trở thành một phóng viên vùng Viễn Đông cho một ấn bản nổi bật của Đức Quốc xã. Sorge thậm chí còn giành được sự tin tưởng tuyệt đối của cấp trên và được kết nạp vào đảng của Đức Quốc xã. Vào năm 1935, Sorge được Phát xít Đức cử tới Tokyo để do thám Nhật Bản.

Tại Tokyo, Sorge đã gây ấn tượng tốt với người Nhật tới nỗ ông thậm chí còn được văn phòng thủ tướng Nhật thuê làm chuyên gia về Trung Quốc. Vào năm 1939, Sorge được cử tới Manchuria với tư cách là quan chức tình báo cho quân đội Kwantung của Nhật Bản để do thám về Trung Quốc. Sorge khi đó làm việc cho 3 cơ quan tình báo hàng đầu trên thế giới cùng lúc. Nhờ vào thông tin tình báo của ông này, Moscow đã nắm được kế hoạch chiến tranh của Tokyo và biết rằng Nhật Bản sẽ không tấ.n côn.g mặt trận phía Đông trừ khi Moscow thất bại trước Phát xít Đức. Hồng Quân đã nhanh chóng tập trung nguồn lực ở mặt trận phía Đông sang mặt trận phía Tây.

Nhưng sau tất cả những khai thác ngoạn mục, sự nghiệp của Sorge cuối cùng lại trở nên thất vọng. Vài tháng trước khi Hitler phát động một cuộc tấ.n côn.g bất ngờ nhằm vào Liên Xô, Sorge đã biết được kế hoạch xâm lược. Điều này cũng được một điệp viên Liên Xô khác – Walther Stennes, cố vấn của lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tưởng Giới Thạch – xác nhận độc lập. Sorge và Stennes đã có được rất nhiều thông tin nội bộ để họ có thể chi ra thời điểm chính xác về kế hoạch tấ.n côn.g của Phát xít Đức, là từ 20-25/6/1941. Họ đã gửi tổng cộng 42 báo cáo về Moscow, miêu tả chi tiết kế hoạch của Phát xít Đức.

Điều đó giúp Kremlin có lợi thế không tưởng và đủ thời gian để chuẩn bị cho một cuộc tấ.n côn.g phủ đầu. Tuy nhiên, các quan chức tại Moscow, vốn nhận thông tin và xử lý các báo cáo, đã quá lo ngại về việc làm trái ý Stalin, người luôn tin rằng Hitler chỉ tập trung vào phía tây. Cuối cùng, Liên Xô đã vấp phải tổn thất to lớn vì cuộc tấ.n côn.g bất ngờ của Phát xít Đức.

Liên Xô vẫn là siêu cường về tình báo sau Thế chiến II. Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, Moscow đã đạt được thành công vượt xa London và Washington trong lĩnh vực tình báo. Harry Dexter White, một quan chức tài chính cấp cao của Mỹ và trưởng đại diện của Washington tại Hội nghị Bretton Woods, sau đó được tin là một gián điệp của Liên Xô. Trớ trêu là White là kiến trúc sư chính cho 2 trong số các thể chế quan trọng nhất của thế giới Tư bản – Quỹ Tiề.n tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

London thậm chí còn vấp phải thất bại tồi tệ hơn trước Cơ quan tình báo Liên Xô KGB. Kim Philby, lãnh đạo của cơ quan tình báo Anh MI6 phụ trách chống phản gián của Liên Xô sau đó bị phát hiện là một mật vụ KGB. Philby cũng là đầu mối liên lạc chính của MI6 với Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Hoạt động của ông đã làm tổn hại nhiều tới mạng lưới tình báo phương Tây. Philby đã đào tẩu sang Moscow vào năm 1965 và được tôn vinh là một người hùng. Ông này là một trong số rất ít người nhận cả Huân chương đế chế Anh và Huân chương Lenin.

Nhưng theo SCMP, cuối cùng thì tất cả những điều đó cũng không giúp ích nhiều trong việc giúp Kremlin chiến thắng Chiến tranh Lạnh. Việc chi tiêu quá đà cho quân đội và tình báo đã ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này.

Các cường quốc vung tiề.n như nước cho hoạt động tình báo - Hình 3

Tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch và vợ cũ Wendi Deng Murdoch (Ảnh: Reuters)

Lãng phí ngân sách?

Tại Trung Quốc, sau Cách mạng Văn hóa, ban lãnh đạo Trung Quốc từng cố gắng đổi mới bộ máy tình báo. Họ thậm chí còn có ý định sáp nhập tình báo vào quân đội, vốn cũng có đơn vị tình báo riêng biệt. Giới chức Trung Quốc cuối cùng đã từ bỏ ý tưởng này và công tác tình báo của Trung Quốc dần trở nên thiếu phối hợp.

Vì tính bí mật, thế giới bên ngoài thường nhìn tình báo Trung Quốc với con mắt hoài nghi và sợ hãi, tưởng tượng đó là cánh tay có mặt ở khắp nơi để kiểm soát mọi thứ.

Trong trong nội bộ, các lãnh đạo Trung Quốc có quan điểm đối lập, xem công tác tình báo của nước này là kém kết nối và tụt hậu so với Mỹ.

Từ Washington, Moscow, Bắc Kinh đến Tokyo, các chính phủ khắp thế giới sẽ tiếp tục đổ tiề.n và.o hoạt động gián điệp và phản gián. Đối với những người đóng thuế, đó là một sự lãng phí lớn, vì hầu hết những hoạt động này bí mật tới nỗi công chúng không thể biết và cũng không thể giám sát. Vì thế, việc này được cho là gây lãng phí và không thường mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người. Nếu các nguồn được bố trí cho các mục đích khác, dù chỉ là một phần nhỏ, sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề nan giải mà con người đang đối mặt ngày nay, dù sẽ là ngớ ngẩn khi tin rằng mọi thứ sẽ thay đổi.Năm ngoái, Trung Quốc đã thông qua luật tình báo quốc gia đầu, một trong nhiều bước đi mà Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện nhằm đổi mới hệ thống tình báo nước này và hiện đại hóa nó. Trong những năm tới, Bắc Kinh sẽ tái cấu trúc mạnh mẽ lĩnh vực tình báo và bộ máy an ninh.

An Bình

Theo Dantri

Hong Kong: Thiên đường trú ẩn của giới điệp viên

Hong Kong được mệnh danh là miền đất lành cho những điệp viên trốn chạy, những nhà ngoại giao đáng ngờ và những tay tin tặc bất tín.

Tôn Tử, nhà chiến lược nổi tiếng thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói không ở đâu mà không có gián điệp. Mặc dù vậy, có những nơi gián điệp xuất hiện với tần suất nhiều hơn đáng kể những địa điểm khác. Và Hong Kong thực sự là miền đất như vậy.

Đất lành cho những điệp viên trốn chạy

Vụ bắt giữ Jerry Chun Shing Lee, cựu nhân viên CIA, phơi bày câu chuyện mới nhất trong lịch sử đã kéo dài hàng thập kỷ những vụ lẩn trốn của các cựu điệp viên tại thành phố cảng Hong Kong. Cùng với Casablanca và Lisbon, thành phố Cảng thơm nay được mệnh danh là cái ổ của các điệp viên trốn chạy, những nhà ngoại giao đáng ngờ và những tay tin tặc bất tín.

Vụ việc của Jerry Chun xảy đến chỉ 3 năm và 4 tháng sau khi người đàn ông mà đến nay tên gọi đã trở thành một khái niệm gần như tương đồng với nghề điệp viên hiện đại, Edward Snowden, rời khỏi bóng tối để lật tẩy hoạt động gián điệp toàn cầu ở mức độ chưa từng có trong lịch sử do chính phủ Mỹ thực hiện.

Hong Kong: Thiên đường trú ẩn của giới điệp viên - Hình 1

Cựu nhân viên CIA Edward Snowden. Ảnh: CNN.

Dẫu Snowden sau đó phải tới Moscow để tìm kiếm sự bảo vệ trong khi Jerry Chun nay đã sa lưới an ninh Mỹ, những chuyến dừng chân của họ tại Hong Kong càng củng cố thêm danh tiếng cho thành phố cảng như miền đất lành nơi những điệp viên trốn chạy có thể tìm chốn nương thân, thậm chí là sống rất khỏe.

Việc Snowden lựa chọn Hong Kong làm nơi trú ẩn trong bối cảnh những chiếc vòi bạch tuộc của ngành tình báo Mỹ đang tìm cách chộp lấy ông đã trở thành bảo chứng cho sự an toàn mà Hong Kong mang lại cho những người cần ẩn thân.

Những âm mưu do thám trong hàng chục năm

Hong Kong, dẫu từng là viên ngọc trên vương miện của Đế chế Anh, chưa từng nổi danh nhờ điệp viên tiếng tăm 007 - James Bond. Tại thành phố Cảng thơm, lịch sử của điệp viên hiện đại bắt đầu với John Tsang Chao-ko, sĩ quan người Hoa có quân hàm cao nhất trong lực lượng cảnh sát Anh. Tsang bị trục xuất về Đại lục năm 1961 với cáo buộc "hoạt động gián điệp".

Nhiều bí mật vẫn còn bao trùm câu chuyện của Tsang khi ông bị trục xuất mà không thông qua phiên tòa xét xử nào tại Hong Kong. Chính quyền Trung Quốc chưa từng xác nhận hay bác bỏ cáo buộc gián điệp dành cho Tsang. Khi viên cựu cảnh sát qua đời tại Quảng Châu tháng 12.2014, Nhật báo Quảng Châu gọi ông hai từ "đồng chí" và một số lãnh đạo cấp cao, trong đó có cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã gửi lời chia buồn.

Sau khi thành phố được trao trả về với Trung Quốc năm 1997, nhiều cáo buộc xuất hiện cho rằng Anh và Mỹ đã để lại những mạng lưới gián điệp khổng lồ ở Hong Kong.

Hong Kong: Thiên đường trú ẩn của giới điệp viên - Hình 2

Tòa nhà Hoàng thân xứ Wales tại Hong Kong. Ảnh: Alamy.

Trong thời gian diễn ra sự kiện chuyển giao, nhiều bài tường thuật xuất hiện trên báo nhà nước Trung Quốc mô tả tòa nhà Hoàng thân xứ Wales bị gắn đầy bọ nghe lén khi nó được trao lại cho Quân giải phóng Trung Quốc PLA. Điều này khiến PLA không thể sử dụng tòa nhà làm trụ sở như mục đích ban đầu trong một thời gian.

Một câu chuyện khác về "âm mưu gián điệp" của phương Tây là Tòa nhà Thị chính nơi trưởng đặc khu đầu tiên, Đổng Kiến Hoa, từ chối sử dụng bởi ông sợ nó đã bị cài các thiết bị nghe lén.

Cơ quan tình báo Anh MI6 từng điều hành một trung tâm thu thập thông tin ở Siu Sai Wan trên đảo Hong Kong. Trung tâm tình báo thuộc hàng lớn nhất Đông Á này một thời chịu trách nhiệm giám sát các thông tin liên lạc không dây từ Trung Quốc. Cơ sở này bị phá hủy vào năm 1980 khi việc chuyển giao Hong Kong về với Trung Quốc trở thành điều tất yếu.

Nơi hoạt động gián điệp hợp pháp

Lý do chính khiến Hong Kong được coi là trung tâm gián điệp nằm ở hệ thống nhập cư và luật pháp độc nhất vô nhị của thành phố này. Thị thực nhập cảnh được miễn đối với công dân của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ bên cạnh quy định của luật pháp không coi hoạt động gián điệp là tội phạm khiến Hong Kong trở thành địa điểm lý tưởng cho các hoạt động thu thập và trao đổi những thông tin bí mật và nhạy cảm.

Kể từ khi trở về với Trung Quốc, Hong Kong chứng kiến sự gia tăng của các hoạt động trong thế giới ngầm. So với thời của những điệp viên đầu tiên tại Hong Kong, bộ mặt của các hoạt động gián điệp nay đã rất khác.

Hong Kong: Thiên đường trú ẩn của giới điệp viên - Hình 3

Hong Kong là thiên đường cho các hoạt động gián điệp. Ảnh: SCMP.

Những bất ổn chính trị gần đây tại Hong Kong cùng sự chuyển dịch về địa chính trị toàn cầu khiến cho những hoạt động của giới gián điệp tại Hong Kong tăng tốc hơn trước gấp nhiều lần. Những âm mưu xung quanh phong trào ủng hộ độc lập cho Hong Kong, các kế hoạch quân sự liên quan tới tranh chấp Biển Đông hay những vụ xâm nhập đời tư là những hoạt động nổi bật trong cỗ máy gián điệp khổng lồ tại Hong Kong. Và đi kèm với những âm mưu gián điệp là tiề.n, chất bôi trơn không thể thiếu của ngành công nghiệp tình báo.

Hoạt động gián điệp nay lan tràn như một dạng công ty đa quốc gia, một hình thức kinh doanh mà ngày càng nhiều đối tượng tìm tới để có thể có được lợi thế cạnh tranh trong một thế giới ngày càng bất ổn. Năm 2016, Symantec, công ty công nghệ thuộc nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ, cho biết một nhóm gián điệp mạng có tên Buckeye đã chuyển hướng mục tiêu tấ.n côn.g tin tặc từ Mỹ sang Hong Kong, với các nạ.n nhâ.n là "các thực thể chính trị" của thành phố. Những diễn biến ngày càng phức tạp này buộc Cảnh sát Hong Kong phải mạnh tay nâng cấp năng lực đối phó, mà mới đây nhất là xây dựng Đơn vị Tội phạm An ninh mạng và công nghệ.

Theo Duy Anh (Zing)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"
06:59:15 30/09/2024
Cháy tại nhà máy sản xuất pin xe điện ở Trung Quốc
14:26:00 30/09/2024
Nga dồn lực hiệp đồng tác chiến, Ukraine mất hơn 18.500 quân ở Kursk
07:48:44 30/09/2024
Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon
13:23:22 30/09/2024

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 2/10/2024
10:13:09 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i
13:17:53 01/10/2024
Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn
14:03:20 01/10/2024

Tin mới nhất

Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đồng loạt từ chức

15:48:56 01/10/2024
Đây là động thái mở đường cho việc thành lập chính phủ mới do tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, ông Shigeru Ishiba, dẫn đầu.

Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Liban có thể làm gì nếu xảy ra xung đột biên giới?

15:35:12 01/10/2024
Nghị quyết 1701 của HĐBA LHQ cho phép các binh sĩ gìn giữ hòa bình giúp quân đội Liban đảm bảo không có giao tranh xảy ra tại khu vực làm nhiệm vụ cũng như không bị xâm phạm bởi các lực lượng vũ trang không thuộc nhà nước Liban.

Bỉ hủy mọi chuyến bay thương mại khởi hành tại 2 sân bay chính do đình công

15:30:48 01/10/2024
Trong khi đó, tại sân bay Charleroi, lệnh hủy chuyến cũng đã được đưa ra với khoảng 100 chuyến bay dự kiến khởi hành. Tuy nhiên, những chuyến bay hạ cánh không bị ảnh hưởng.

Mỹ siết chặt lệnh cấm tị nạn tại biên giới với Mexico

15:25:52 01/10/2024
Tổng thống Biden đã ban hành lệnh cấm tị nạn trong tháng 6 năm nay nhằm giảm số người di cư vượt biên trái phép, vốn đang ở mức kỷ lục.

Chính phủ Yemen lên án cuộc không kích của Israel tại Hodeidah

15:23:12 01/10/2024
Theo thông tin từ Bộ Y tế do lực lượng Houthi quản lý, cuộc không kích của Israel tại Hodeidah đã khiến 5 người thiệ.t mạn.g và 57 người bị thương, trong đó nhiều người đang trong tình trạng nguy kịch.

Mỹ và Canada chuẩn bị phân định biên giới ở Bắc Cực

14:51:23 01/10/2024
Các tranh chấp về biên giới hàng hải ở Biển Beaufort đã diễn ra từ năm 1976, khi Mỹ phản đối việc Canada cấp quyền thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp.

Cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên phó tổng thống Mỹ được dư luận quan tâm

14:32:03 01/10/2024
Nhiều bài viết nhận định cách biệt giữa hai phe Harris - Walz và Trump - Vance đang sít sao đến mức cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống cũng có thể có tác động đột biến đối với cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng.

Nhật Bản: Đảng LDP cầm quyền cải tổ ban lãnh đạo

14:13:29 01/10/2024
Chiến dịch bầu cử sẽ được khởi động từ ngày 12/10, sau khi ông Ishiba tham dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 và 45 cũng như các hội nghị liên quan tại Lào.

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?

06:02:47 01/10/2024
Tuy nhiên, nguồn tin phủ nhận thông tin cho rằng Giám đốc HUR sẽ theo bước cựu tướng cấp cao của Ukraine, ông Valery Zaluzhny, là được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài.

Nhật Bản: Chủ tịch LDP ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn

06:00:47 01/10/2024
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba chính thức được bầu làm Chủ tịch LDP trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 vừa qua, trong lần tranh cử thứ 5 vào vị trí này.

Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng gia nhập BRICS

05:49:32 01/10/2024
Vì thế, việc tham gia BRICS, một trong những tổ chức quan trọng của hệ thống đa phương toàn cầu trong tương lai, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao thêm năng lực đối ngoại và vai trò của mình.

Có thể bạn quan tâm

Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng

Sao việt

15:57:51 01/10/2024
Nam rapper cho biết được người thân, đồng nghiệp, bạn bè... gọi điện để hỏi thăm trong mấy ngày qua. Negav gửi lời xin lỗi vì đã làm những người yêu thương anh bị thất vọng.

Game bom tấn bất ngờ lùi ngày ra mắt 2 tuần, lý do chỉ vì một chữ "sợ"

Mọt game

14:34:36 01/10/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là The Thaumaturge, một game nhập vai theo lượt với cốt truyện siêu hấp dẫn đang chuẩn bị được ra mắt và nhận về vô số sự kỳ vọng từ phía các game thủ.

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

Tin nổi bật

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Khán giả Việt đang bỏ lỡ một tuyệt phẩm lãng mạn gây sốt toàn cầu: Nữ chính là mỹ nhân đẹp bậc nhất thế giới

Phim âu mỹ

14:07:13 01/10/2024
Với các khán giả yêu thích dòng phim lãng mạn, Nơi tình yêu kết thúc (tựa Anh: It ends with us ) là một sự lựa chọn rất đáng xem

Jennie cười rùng rợn, cắn nát trái cherry

Nhạc quốc tế

13:26:07 01/10/2024
Sáng 1/10, Jennie (BLACKPINK) tung teaser dài 18 giây, chính thức xác nhận release MV Mantra - thuộc album solo đầu tay vào ngày 11/10 tới đây.

Muốn 'trẻ hóa' ngoại hình, nàng nhất định phải chăm diện đồ balletcore

Thời trang

13:03:55 01/10/2024
Chất liệu mềm mại, đứng phom với đường nét cắt may tỉ mỉ, cùng những thiết kế hết sức đáng yêu ngọt ngào. Tất cả những thiết kế balletcore hiện đại đều được chăm chút để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho phái đẹp.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Pu xúc động vì được Chải bảo vệ

Phim việt

12:50:50 01/10/2024
Thấy Pu đang bị Bảo Anh bắt nạt, Chải lập tức đứng ra xưng là chồng của Pu và bảo vệ cô. Nhìn sự mạnh mẽ của Chải khi bảo vệ mình, cô nàng cũng không khỏi ngưỡng mộ và tự hào.

Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên

Netizen

12:22:45 01/10/2024
Mới đây, cộng đồng mạng phát sốt với bộ ảnh hoa sen của Lọ Lem (Mai Thảo Linh, SN 2006) - ái nữ nhà MC Quyền Linh. Có thể nói, đây là lần đầu tiên người hâm mộ được thấy Lọ Lem diện phong cách áo yếm lụa