Các công ty Trung Quốc tranh nhau đăng ký nhãn hiệu ‘metaverse’
Mặc cho những cảnh báo gần đây của cơ quan truyền thông nhà nước, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse, thuật ngữ đang là xu hướng “ nóng” của ngành công nghệ.
South China Morning Post dẫn dữ liệu đăng ký thương mại mới nhất cho biết, các công ty ở đại lục đang gấp rút đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse, được dịch là Yuanyuzhou trong tiếng Trung Quốc, bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh về rủi ro liên quan đến khái niệm mới.
Một tác phẩm sắp đặt nghệ thuật nhập vai mang tên Ảo giác máy – Không gian: Metaverse, của nghệ sĩ Refik Anadol, đã được chuyển đổi thành NFT
Theo tờ Securities Daily đưa tin hôm 20.12, tính đến ngày 19.12 đã có hơn 1.360 công ty Trung Quốc, chủ yếu là các công ty công nghệ, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse, bước tăng nhảy vọt so với ba tháng trước khi chỉ có 130 công ty nộp đơn.
Video đang HOT
Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse riêng lẻ tính đến thời điểm cùng ngày đã đạt 8.534 đơn, vì các doanh nghiệp đăng ký thêm nhiều nhãn hiệu. Ví dụ, NetEase, công ty trò chơi điện tử lớn thứ hai của Trung Quốc sau Tencent Holdings, nộp đơn đăng ký 26 nhãn hiệu liên quan đến metaverse, bao gồm các tên như “vệ tinh metaverse” (metaverse satellite) và “triển lãm metaverse” (metaverse exhibition). Hầu hết các đơn đăng ký nhãn hiệu hiện ở trạng thái “đang chờ xử lý” hoặc đang được “kiểm tra nội dung”.
Tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei Technologies và thương hiệu truyền hình lớn nhất Trung Quốc Hisense cũng tham gia vào làn sóng siêu vũ trụ ảo metaverse vào tuần trước. Huawei đã nộp đơn đăng ký Meta OS, còn Hisense đăng ký một số nhãn hiệu metaverse trong các lĩnh vực như bán hàng quảng cáo, dịch vụ xã hội và công cụ khoa học.
Tháng 9.2021, Tencent, công ty trò chơi điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, đã đăng ký gần 100 nhãn hiệu liên quan đến metaverse, bao gồm QQ Metaverse, QQ Music Metaverse và Kings Metaverse, tương ứng với tên của ứng dụng nhắn tin, nền tảng phát trực tuyến âm nhạc và trò chơi điện thoại di động của công ty. Hai nền tảng video trực tuyến là Kuaishou và iQiyi, cùng hai nhà sản xuất ô tô điện là Xpeng và Li Auto, cũng tìm cách đăng ký nhãn hiệu metaverse của riêng họ trong những tháng gần đây.
Metaverse hứa hẹn một thế giới ảo nhập vai sống động như thật, nơi mọi người có thể gặp gỡ, làm việc và giải trí. Hoạt động giao dịch và mua vật phẩm ảo trong metaverse thực hiện bằng tiền điện tử, được hỗ trợ bởi các mã thông báo không thể thay thế (NFT), hoặc các tài sản kỹ thuật số khác.
Mặc dù các công ty Trung Quốc vội vàng áp dụng khái niệm metaverse, nhưng chính phủ vẫn giữ thái độ thận trọng, thể hiện qua các bài bình luận trên phương tiện truyền thông nhà nước. Ngày 9.12, tờ Nhân Dân Nhật báo (People’s Daily) đưa ra cảnh báo mới về metaverse, nói rằng việc mua bán “tài sản ảo” mang theo rủi ro biến động, gian lận, gây quỹ bất hợp pháp và rửa tiền.
Bài báo lưu ý thêm rằng Trung Quốc đã không cung cấp rõ ràng về quy định hoặc bản chất pháp lý của NFT, và giao dịch được thực hiện với tài sản kỹ thuật số không được luật pháp ở Trung Quốc hoặc các nước khác hỗ trợ. Tháng trước, Nhân Dân Nhật báo cũng cảnh báo mạnh mẽ về điều mà tờ báo này coi là sự điên cuồng của thị trường, nói rằng “mọi người vẫn cần phải giữ lý trí để hiểu được cơn cuồng loạn metaverse hiện tại”.
Từng gọi tiền số và NFT là "cạm bẫy", giờ đây cựu Phó Tổng giám đốc Masan lại nhảy vào sân chơi này với FPT
Sự tham gia của ông Nguyên vào Aura Network là điều khá bất ngờ khi chính ông từng tuyên bố thẳng thừng nói "Không" với các xu hướng mới nổi như tiền số và NFT trong bài đăng trên Facebook của mình vào cuối tháng 10 vừa qua.
Các nền tảng blockchain và NFT đang trở thành sân chơi hấp dẫn nhiều người tham gia, kể cả các startup Việt Nam. Một trong các cái tên đáng chú ý gần đây là Aura Network - một nền tảng blockchain được xây dựng xung quanh NFT, nhằm tạo ra một cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho việc đưa các tài sản kỹ thuật số tới thị trường phi tập trung. Mục tiêu cuối cùng của Aura Network là tạo nên một hệ sinh thái metaverse.
Nếu soi kỹ vào đội ngũ những người sáng lập nên mạng lưới này sẽ nhận ra một nhân vật đặc biệt, đó là ông Steve Nguyen hay Nguyễn Anh Nguyên, người từng có 25 năm kinh nghiệm trong vị trí Giám đốc Thông tin tại Unilever Việt Nam và sau đó là CIO tại tập đoàn Masan. Với vị trí của mình, ông Nguyên góp phần quan trọng cho quá trình chuyển đổi số của các tập đoàn nói trên.
Sự tham gia của ông Nguyên vào Aura Network là điều khá bất ngờ khi chính ông từng tuyên bố thẳng thừng nói "Không" với các xu hướng mới nổi như tiền số và NFT trong bài đăng trên Facebook của mình vào cuối tháng 10 vừa qua. Thậm chí ông còn ám chỉ rằng, các dự án này thường chỉ nhắm đến mục đích lừa đảo khi cho rằng " người bị lừa thì cũng cả trăm triệu người rồi."
Ngoài ra ông còn " CẢNH BÁO tất cả bạn bè tôi, rằng các loại XU ảo, COIN, NFT, đặc biệt là NFT nhé etc... là cạm bẫy mà các bạn không bao giờ muốn đụng vào. Đừng nghe những lời có cánh, thậm chí tự nhiên có vài người "từng quan trọng" đứng ra hô hào kể lể, ĐỪNG TIN nhé."
Thật kỳ lạ khi giờ đây chính ông lại tham gia vào một dự án NFT như vậy.
Ông Anh Nguyên cũng không phải tên tuổi lớn duy nhất trong đội ngũ nhân sự sáng lập của startup này. Cùng với ông Nguyên còn có những nhà đồng sáng lập khác bao gồm Yamato Tran, một người vốn nhiệt tình với các startup ngay cả khi đang ở vị trí COO của FPT Software, ngoài ra còn có Giang Tran, với trình độ chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về điện toán đám mây cùng blockchain.
Đằng sau những nhà sáng lập này là đội ngũ các cố vấn với lý lịch tên tuổi không kém. Hàng đầu trong số đó phải kể đến ông Trương Gia Bình, chủ tịch tập đoàn FPT với vai trò hỗ trợ mở rộng các mối quan hệ kinh doanh cho Aura Network. Ngoài ra, cố vấn về các vấn đề công nghệ và phát triển cộng đồng tiền mã hóa cho Aura Network còn có hai nhà sáng lập nên Coin98Finance, Vinh Nguyen và Thanh Le.
Nhà đầu tư điên cuồng rót tiền, các loại tài sản 'ảo' đón nhận dòng vốn lớn chưa từng thấy hơn 30 tỷ USD trong 1 năm Các quỹ đầu tư mạo hiểm đã đổ khoảng 30 tỷ USD vào thị trường tiền số, nhiều hơn tất cả các năm trước cộng lại đối với một loại công nghệ chỉ mới khoảng hơn 10 năm tuổi. Theo Bloomberg, 2021 là một năm các loại tài sản kỹ thuật số trở thành xu hướng đầu tư chủ đạo. Trên thực tế,...