Các công ty Trung Quốc lo sợ, tính tháo chạy khỏi Mỹ
52% công ty Trung Quốc ở Mỹ thừa nhận sẽ giảm đầu tư vì sự không chắc chắn trong quan hệ Mỹ – Trung và môi trường chính sách bất lợi. Khoảng 44% doanh nghiệp tiết lộ sẽ chuyển hướng sang châu Á, châu Âu hoặc Nam Mỹ.
Cảng container tại Thượng Hải, Trung Quốc – Ảnh: REUTERS
Theo Thời báo Hoàn Cầu , kết quả khảo sát của Phòng thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ (CGCCUSA) cho thấy “bức tranh ảm đạm về các doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ”.
Tờ báo của chính quyền Bắc Kinh dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo nếu Washington tiếp tục thực hiện các chính sách chống Trung Quốc, thiệt hại lớn nhất vẫn là nền kinh tế và người dân Mỹ.
Theo khảo sát được công bố ngày 25-6, khoảng 74% công ty cho rằng mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Mỹ là thách thức khó khăn nhất trong hoạt động kinh doanh của họ ở Mỹ năm 2020.
Video đang HOT
Đây là mối lo ngại đứng đầu danh sách các thách thức mà doanh nghiệp Trung Quốc gặp phải khi hoạt động ở Mỹ. Theo Thời báo Hoàn Cầu , các công ty Trung Quốc vẫn bi quan về việc quan hệ song phương được cải thiện dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Việc chính quyền ông Biden tiếp tục duy trì các lệnh thuế quan bổ sung với hàng hóa Trung Quốc là một trong những minh chứng thường được viện dẫn. Khoảng 78% doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ “rên” đang bị ảnh hưởng tiêu cực vì thuế quan của Mỹ.
Cũng theo khảo sát của CGCCUSA, 52% doanh nghiệp thừa nhận môi trường chính sách bất lợi khiến họ cân nhắc giảm đầu tư vào Mỹ. Khoảng 30% dự định hủy bỏ toàn bộ dự án tại Mỹ, trong khi 44% khác cho biết sẽ tái đầu tư vào châu Á, châu Âu hoặc khu vực Nam Mỹ.
Theo ông Tian Yun – phó giám đốc Hiệp hội hoạt động kinh tế Bắc Kinh, chính quyền Biden đang tăng tốc xây dựng “chuỗi cung ứng không Trung Quốc”. Do đó, có thể các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ nằm trong số những doanh nghiệp đầu tiên bị “ép phải rời khỏi Mỹ”.
Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn lời “một số nhà phân tích” cho rằng môi trường chính sách thù địch của Mỹ “cuối cùng sẽ khiến các công ty Trung Quốc trở nên mạnh mẽ trên trường quốc tế”.
Theo tờ này, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ giảm chi tiêu, kiểm soát chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh để đối phó với khó khăn. Trong khi đó, do các công ty Mỹ được “bảo bọc” trên sân nhà, nên cuối cùng sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh trước Trung Quốc.
Chính phủ lẫn Quốc hội Mỹ vẫn đang đoàn kết xung quanh các chính sách cứng rắn với Trung Quốc và tăng cường sự cạnh tranh của công ty Mỹ. Washington cũng phối hợp với các đồng minh, tạo ra một sáng kiến mới đối đầu với sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Quốc.
Mỹ chậm gửi vaccine cho các nước
Mỹ mới gửi khoảng 20% trong số 20 triệu liều vaccine Covid-19 mà chính quyền Biden cam kết tặng các quốc gia trước cuối tháng 6.
Truyền thông Mỹ hôm 22/6 dẫn các nguồn thạo tin cho biết tốc độ chuyển vaccine Covid-19 chậm chạp của Nhà Trắng có thể khiến Washington không hoàn thành mục tiêu phân phối 20 triệu liều cho các nước trong tháng này.
Sự chậm trễ của Mỹ diễn ra khi các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình toàn cầu đang đối mặt các ca nhiễm Covid-19 ngày một tăng do ảnh hưởng từ biến chủng Delta, lần đầu được ghi nhận tại Ấn Độ.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đã gửi hơn 5 triệu liều vaccine Covid-19 ra nước ngoài và sắp chuyển thêm nhiều lô vaccine vào cuối tuần này. Quan chức không nêu rõ danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đã nhận được vaccine và cơ chế phân phối các lô vaccine này là gì.
Lô vaccine từ Mỹ tại kho hàng của sân bay quốc tế Đào Viên, Đài Loan, hôm 20/6. Ảnh: Reuters.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 21/6 cho biết việc vận chuyển các liều vaccine Covid-19 của Mỹ tới các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới là một "thách thức lớn về mặt hậu cần".
"Chúng tôi cần đảm bảo rằng các thông tin về an toàn và quy định được chia sẻ. Cần đảm bảo có nơi bảo quản với nhiệt độ thích hợp, ngăn nguy cơ hỏng vaccine và phải đảm bảo vaccine được thông quan ngay lập tức", Psaki nói.
Tuy nhiên, hai quan chức Mỹ chia sẻ khâu hậu cần vận chuyển không phải là rào cản duy nhất khi gửi vaccine Covid-19 tới các nước. Các quốc gia tiếp nhận vaccine Covid-19 phải đồng ý các điều khoản miễn trừ trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất vaccine đối với những phản ứng bất lợi sau tiêm.
Điều này được các quốc gia đồng ý khi tham gia COVAX, cơ chế phân phối vaccine Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, đối với cơ chế chuyển vaccine Covid-19 trực tiếp từ Mỹ, cần có quy trình đàm phán riêng về các điều khoản miễn trừ trách nhiệm.
Nhà Trắng hôm 21/6 công bố kế hoạch chia sẻ 55 triệu trong 80 triệu liều vaccine Covid-19 dư thừa cho thế giới thông qua COVAX và tặng trực tiếp, trong đó Việt Nam thuộc cả hai diện này.
Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ vaccine Covid-19 liên quan Việt Nam 60 Trung Quốc chỉ trích Mỹ gửi vaccine Covid-19 cho đảo Đài Loan Trung Quốc mỉa mai Mỹ tặng 80 lọ vaccine
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ rời nhiệm sở Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc ở Mỹ, thông báo rời chức vụ sau nhiệm kỳ 8 năm, giữa lúc quan hệ hai nước căng thẳng. "Tôi sẽ mãi mãi trân trọng tình hữu nghị sâu sắc được hun đúc với người Trung Quốc tại đây, trong khoảng thời gian tôi làm việc ở Mỹ", Thôi Thiên Khải, người giữ chức đại...