Các công ty thành viên Vicem khai thác vượt phép hàng triệu tấn khoáng sản
Các công ty thành viên thuộc Tổng công ty Ximăng Việt Nam ( Vicem) như Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai, Vicem Bút Sơn, Vicem Hải Phòng, Vicem Tam Điệp khai thác vượt công suất cấp phép hàng triệu tấn khoáng sản nhưng lại ‘quên’ nộp ngân sách.
Nhà máy ximăng Hải Phòng – Ảnh: V.H.
Khai thác “chui” hàng triệu tấn khoáng sản
Kết luận được Kiểm toán Nhà nước đưa ra trong báo cáo kết quả kiểm toán chuyên đề quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017 – 2021 tại Tổng công ty Ximăng Việt Nam, được công bố mới đây.
Kiểm toán Nhà nước cho biết 5 công ty thành viên (công ty con) thuộc Vicem đã khai thác vượt công suất được cấp phép hàng triệu tấn đá vôi mỗi năm để sản xuất ximăng, clinker.
Trong đó, Công ty cổ phần ximăng Hoàng Mai (Vicem Hoàng Mai) đã vi phạm Luật khoáng sản năm 2010, tổ chức thăm dò khoáng sản khi chưa được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép.
Tại mỏ đá vôi Hoàng Mai B (tỉnh Nghệ An) do Vicem Hoàng Mai khai thác để sản xuất ximăng và clinker, Kiểm toán Nhà nước phát hiện trong năm 2019, Vicem Hoàng Mai khai thác vượt công suất 212.208 tấn đá vôi, năm 2020 khai thác vượt 82.860 tấn đá vôi, năm 2021 khai thác vượt 153.740 tấn đá vôi, so với giấy phép khai thác khoáng sản được cấp vào năm 1995.
Tương tự, ở mỏ đá Tràng Kênh (TP Hải Phòng), Công ty TNHH MTV ximăng Vicem Hải Phòng (Vicem Hải Phòng) đã khai thác vượt công suất cấp phép 84.572 tấn đá vôi để sản xuất ximăng, clinker trong năm 2021.
Trong năm 2021, Công ty ximăng Vicem Tam Điệp (Vicem Tam Điệp) cũng khai thác vượt công suất mỏ đá vôi Hang Nước (tỉnh Ninh Bình) khoảng 111.188 tấn đá vôi, so với giấy phép được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp.
Còn tại mỏ sét Ba Sao (tỉnh Hà Nam), trong quá trình khai thác sét phục vụ sản xuất ximăng, clinker, Công ty cổ phần ximăng Bút Sơn (Vicem Bút Sơn) đã hai năm liên tiếp khai thác vượt công suất mỏ nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước.
Video đang HOT
Cụ thể, năm 2019 Vicem Bút Sơn khai thác vượt công suất mỏ sét Ba Sao khoảng 215.380 tấn, năm 2020 khai thác vượt công suất 43.350 tấn so với giấy phép được cấp.
Vô tư “đào bới” tài nguyên
Qua kiểm toán việc khai thác tài nguyên khoáng sản tại Vicem, Kiểm toán Nhà nước phát hiện các công ty con, công ty thành viên thuộc Vicem có dấu hiệu lãng phí tài nguyên trong quá trình khai thác.
Nhiều đơn vị thuộc Vicem chưa lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác. Điều này vi phạm nghị định 158 năm 2016 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Cơ quan kiểm toán cũng phát hiện Vicem Hải Phòng không lắp đặt trạm cân tại mỏ sét Núi Na, Vicem Tam Điệp không lắp đặt trạm cân tại mỏ đá vôi Hang Nước, mỏ sét Quyền Cây.
Đồng thời, Vicem Tam Điệp cũng không lắp đặt camera giám sát kho chứa khoáng sản tại hai mỏ này.
Đối với Vicem Hoàng Thạch, dù năm 2020 công ty đã hết thời hạn được cấp phép quyền khai thác mỏ đá vôi Núi Han (tỉnh Hải Dương) nhưng đến nay vẫn tiếp tục khai thác mà chưa gia hạn quyền khai thác mỏ.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, quá trình các công ty con của Vicem khai thác các mỏ đá vôi phục vụ sản xuất ximăng, clinker, có hàng trăm ngàn tấn đá vôi kém chất lượng, đá lẫn sét, được thu gom (không tính vào công suất khai thác mỏ), nhưng các đơn vị lại chưa nộp bổ sung tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Nhà nước.
Chẳng hạn như năm 2016 Vicem Hoàng Mai đã thu gom bổ sung 259.949 tấn đá dolomit, năm 2017 thu hồi 90.019 tấn đá dolomit trong quá trình khai thác đá vôi nhưng chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép, chưa nộp tiền cấp quyền khai thác.
Để xử lý Vicem Hoàng Mai, Kiểm toán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính và kiến nghị lập báo cáo tổng thể về trữ lượng đã khai thác và sử dụng thực tế hằng năm, yêu cầu phải nộp tiền cấp quyền khai thác về Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, Vicem Hạ Long còn tồn đọng khoảng 264.944 tấn đất đá, khoáng sản đi kèm tại bãi chứa số 2 nhưng chưa được tổng hợp, báo cáo.
Trường hợp của Vicem Hải Phòng dù được cấp quyền khai thác 2,8 triệu tấn đá vôi/năm để sản xuất ximăng, clinker nhưng nhà máy của công ty chỉ có công suất nghiền khoảng 1,8 triệu tấn/năm, thừa công suất 1 triệu tấn/năm.
Việc thuê đất tại Vicem Bỉm Sơn cũng có nhiều bất cập, công ty này ký hợp đồng thuê tỉnh Thanh Hóa 8,02ha đất nhưng lại khai thác khoáng sản trên diện tích rộng hơn gấp nhiều lần.
Với hàng loạt vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản của các công ty thành viên trực thuộc Vicem, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Vicem chỉ đạo các đơn vị thành viên, người đại diện vốn tại các đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh, khắc phục tình trạng khai thác khoáng sản vượt công suất được phép khai thác, việc thực hiện thăm dò trước khi được cấp phép.
Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện các đơn vị thành viên Vicem nộp thiếu hơn 6,8 tỉ đồng tiền thuế, trong đó có khoảng 2,46 tỉ đồng thuế tài nguyên, 4,43 tỉ đồng phí bảo vệ môi trường. Kiểm toán đã kiến nghị các đơn vị phải nộp bổ sung đầy đủ vào ngân sách.
Kiến nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân
Sau kiểm toán tại Tổng công ty Ximăng Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Hội đồng thành viên chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước của tổng công ty tại các đơn vị tổ chức đánh giá nguyên nhân, kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến những tồn tại được nêu trong báo cáo kiểm toán.
Trong đó, chú trọng xử lý việc Vicem Hoàng Mai tổ chức thăm dò khi chưa được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép; Vicem Bỉm Sơn sử dụng đất nhưng chưa ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước; khai thác khoáng sản vượt công suất cấp phép tại Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai, Vicem Bút Sơn, Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Phòng.
Hệ lụy từ cấp quyền khai thác khoáng sản kiểu xin cho
Mới chỉ có 1,4% số giấy phép khai thác khoáng sản được Bộ TN-MT cấp qua đấu giá. Tỷ lệ này ở địa phương cao hơn một chút nhưng cũng không đến 10%.
Vẫn thích xin - cho
Bộ TN-MT vừa lấy ý kiến đối với việc xây dựng luật Khoáng sản sửa đổi, trong đó một trong những nội dung rất được quan tâm là việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Luật quy định chỉ một số trường hợp đặc biệt mới không phải đấu giá. Đây là nội dung từng được đánh giá là đột phá khi lần đầu được đưa vào luật Khoáng sản hơn 10 năm trước. Thế nhưng, trong dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật, Bộ TN-MT đã đưa ra những con số đáng thất vọng.
Theo đó, đến tháng 6.2021, Bộ TN-MT mới tổ chức đấu giá thành công 6 khu vực khoáng sản, chiếm tỷ lệ 1,4% trong tổng số 421 giấy phép đã cấp. Tại địa phương, có 394/4.279 giấy phép được cấp theo hình thức đấu giá, chiếm tỷ lệ 9,2%. Tức là có đến 98,6% giấy phép ở Bộ TN-MT và 91,8% giấy phép ở địa phương vẫn được cấp kiểu xin cho!
Hơn 90% giấy phép khai mỏ vẫn được cấp phép theo cơ chế xin - cho. Ảnh TKV
Đáng nói là những cuộc đấu giá đều cho số tiền thu về lớn hơn rất nhiều lần giá khởi điểm. Như cuộc đấu giá quặng apatit khai trường 19b (Lào Cai) với giá trúng 89,150 tỉ đồng, trong khi giá khởi điểm 38,75 tỉ đồng. Hay khu mỏ đá vật liệu xây dựng thông thường núi Cô Tô, xã Cô Tô (H.Tri Tôn, An Giang) có số tiền tạm tính theo giá khởi điểm là 7,29 tỉ đồng, còn tổng số tiền trúng đấu giá là 90 tỉ đồng. Hoặc mỏ đá trang trí mỹ nghệ Suối Giàng 1 (Yên Bái), với giá khởi điểm mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) là 2% nhưng giá trúng đấu giá thì R là 4,7%. Một ví dụ khác là mỏ quặng chì - kẽm khu vực Sơn Đô (Tuyên Quang) với giá khởi điểm R = 2%, giá trúng đấu giá R = 4,4%.
Cho ý kiến về báo cáo về nội dung này, Liên đoàn Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) nhấn mạnh rằng "đây là những tỷ lệ rất thấp cho thấy đa số các mỏ khoáng sản vẫn được cấp phép chủ yếu theo hình thức "xin - cho". "Trong khi đó, hiệu quả của công tác đấu giá đã được ghi nhận trên thực tế. Giá trúng đấu giá của 6 giấy phép do Bộ TN-MT cấp cao hơn giá khởi điểm 76%. Như vậy, nếu mở rộng các trường hợp đấu giá sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho ngân sách, đồng thời tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh cho các doanh nghiệp", VCCI bày tỏ.
Cả chục nghìn tỉ vào "tư túi"?
Chuyên gia pháp lý Nguyễn Minh Đức tính toán riêng trong 6 mỏ được Bộ TN-MT cho đấu giá, giá trúng cao hơn lần lượt là 15%, 20%, 35%, 120%, 130% và 135% so với giá khởi điểm. "Theo báo cáo của Bộ TN-MT, với tổng số tiền cấp mỏ xác định được trong 10 năm là 55.000 tỉ đồng, chỉ cần giá trúng cao hơn giá khởi điểm 20% thôi, thì ngân sách có thêm hơn 10.000 tỉ đồng. Còn nếu mức tăng gần 80% như 6 mỏ trên, thì chúng ta có thêm 40.000 tỉ đồng", ông Đức nhẩm tính.
Bộ TN-MT thừa nhận kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, số lượng khu vực khoáng sản đưa ra đấu giá. Nguyên nhân do chính sách về đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một chính sách mới, lần đầu tiên triển khai thực hiện, quá trình triển khai đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Theo bộ này, sở dĩ việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản chưa thật sự hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư có nguyên nhân chính là vì phần lớn các khu vực đưa ra đấu giá chưa có kết quả thăm dò, mới dừng ở công tác đánh giá, điều tra nên chưa xác định được chính xác trữ lượng; công tác đền bù giải phóng mặt bằng sau khi trúng đấu giá và cấp phép khai thác khoáng sản còn nhiều khó khăn.
Song theo VCCI, một phần nguyên nhân của thực trạng trên nằm trong chính các quy định của luật Khoáng sản 2010. Đó là không quy định rõ tiêu chí khoanh định khu vực đấu giá và khu vực không đấu giá. Điều này dẫn đến tình trạng các tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quá rộng và thực tế cho thấy đại đa số các mỏ khoáng sản được xếp vào diện không đấu giá. "Việc sửa đổi luật Khoáng sản lần này cần tập trung vào việc làm rõ các trường hợp bắt buộc phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản ngay trong luật. Định hướng là mở rộng tối đa các trường hợp bắt buộc phải đấu giá, các trường hợp không đấu giá chỉ nên áp dụng rất hạn chế", VCCI đề nghị.
"Có cảm giác các nhà làm luật đưa ra vấn đề đấu giá quyền khai thác khoáng sản chỉ như một liệu pháp tinh thần còn việc thiết kế chính sách, quy định để hiện thực hóa nó thì không tương xứng".GS Đặng Hùng Võ
Trao đổi với Thanh Niên, các chuyên gia hàng đầu về tài nguyên lẫn pháp luật cạnh tranh đều nhấn mạnh mấu chốt là "có một số bên" không muốn công khai minh bạch để có thể dễ dàng "chuyển lợi ích công thành lợi ích tư". GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, cho rằng cũng như đấu giá đất, người ta lấy mọi lý do để trì hoãn và đến nay thì thực tế cho thấy lợi ích thu về qua đấu giá rất lớn, việc thực hiện cũng không phải khó khăn đến mức không thể hóa giải.
PGS Nguyễn Như Phát (nguyên Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật) thì nói thẳng rằng "có những người có quyền" không muốn có cạnh tranh trong cấp quyền khai thác, bởi nếu có cạnh tranh lành mạnh thì cũng có nghĩa là bầu sữa nuôi dưỡng lợi ích nhóm bị cắt đi. "Ví dụ cơ quan quản lý hay nói lý do không có mặt bằng sạch nên khó đấu. Còn muốn mặt bằng sạch để đấu thì ngân sách ban đầu không có số tiền lớn bỏ ra. Nói như thế chỉ để ngụy biện, vì tôi tin chắc đây là một món hàng không bị thiu, rất cuốn hút. Nếu nhà nước bỏ ra để giải phóng mặt bằng thì số tiền đó cũng được tính vào giá trị khu đất, khu mỏ sẽ đấu sau đó, và lợi tức thu về chắc chắn không bị thiệt", PGS Phát bày tỏ.
Cho phép điều chỉnh kéo dài kỳ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng Việc điều chỉnh kéo dài kỳ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng và quy hoạch khoáng sản làm xi măng đến khi Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 được phê duyệt đã được Thủ tướng Chính phủ cho...