Các công ty lớn bán thực phẩm kém lành mạnh ở những nước nghèo?
Theo một báo cáo vừa công bố, nhiều công ty bán thực phẩm và đồ uống kém lành mạnh hơn tại những nước thu nhập thấp.
Nước ngọt được trưng bày tại một trung tâm mua sắm ở Karachi ( Pakistan). ẢNH: REUTERS
Hãng Reuters ngày 7.11 dẫn một báo cáo mới công bố cho rằng những công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới bán những sản phẩm ít tốt cho sức khỏe hơn tại những nước thu nhập thấp, so với sản phẩm họ bán ở những nước thu nhập cao.
Báo cáo của Sáng kiến Tiếp cận dinh dưỡng (ATNI), tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Lan, đán.h giá các sản phẩm của 30 công ty lớn, trong đó có Nestle (Thụy Sĩ), PepsiCo (Mỹ) và Unilever (Anh).
Kết quả cho thấy các sản phẩm bán tại những nước thu nhập thấp có số điểm thấp hơn trong hệ thống đán.h giá do Úc và New Zealand phát triển. Hệ thống này có mức điểm cao nhất là 5.
Video đang HOT
Tại các nước thu nhập thấp, các công ty đa quốc gia này chỉ được đán.h giá 1,8 điểm. Tại các nước thu nhập cao, nơi nhiều sản phẩm hơn được thử nghiệm, số điểm là 2,3.
“Đó là một bức tranh rõ ràng cho thấy những gì các công ty này đang bán tại những nước nghèo nhất thế giới, nơi họ ngày càng hoạt động nhiều hơn, lại không phải là những sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe. Đây là lời cảnh tỉnh đối với các nước”, theo Giám đốc nghiên cứu Mark Wijne tại ATNI.
Đây là lần đầu tiên ATNI đán.h giá riêng giữa các nước thu nhập thấp với thu nhập cao. ATNI cho rằng việc đán.h giá này là quan trọng vì thực phẩm đóng gói ngày càng góp phần gây ra khủng hoảng béo phì.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn 1 tỉ người trên thế giới hiện sống trong tình trạng béo phì. Ngân hàng Thế giới (World Bank) ước tính khoảng 70% người thừa cân hoặc béo phì sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình.
Một phát ngôn viên của Nestle cho biết công ty tăng cường các sản phẩm để giúp thu hẹp khoảng cách dinh dưỡng ở các nước đang phát triển. “Chúng tôi cam kết tăng bán các thực phẩm dinh dưỡng hơn, cũng như hướng dẫn mọi người về chế độ dinh dưỡng cân bằng hơn”, theo phát ngôn viên trên.
Một phát ngôn viên của PepsiCo từ chối đưa ra bình luận. Năm ngoái, công ty đặt mục tiêu giảm muối trong khoai tây chiên và thêm các nguyên liệu như ngũ cốc nguyên hạt vào các sản phẩm của mình.
“Chúng tôi thừa nhận rằng luôn có nhiều điều phải làm hơn nữa, ở cả cấp độ kinh doanh và công nghiệp”, theo nhà nghiên cứu trưởng Isabella Esser tại công ty Danone (Pháp), công ty có số điểm cao nhất trong báo cáo.
Báo động tình trạng các nước nghèo mắc nợ kỷ lục trong gần 2 thập niên
Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho hay các nước nghèo mắc nợ kỷ lục trong 18 năm và sẽ cần phải đẩy nhanh đầu tư với tốc độ chưa từng có.
Người dân nhận thực phẩm tại vùng Omdurman ở Sudan, nơi gần 5 triệu người đối diện nạn đói. ẢNH: AFP
Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố hôm 13.10 cho biết 26 quốc gia nghèo nhất thế giới đang mắc nợ kỷ lục kể từ năm 2006 và ngày càng dễ bị tổn thương trước thiên tai và các cú sốc khác.
Nợ chính phủ tại các quốc gia này, nơi sinh sống của khoảng 40% dân số thế giới, hiện ở mức trung bình 72 % GDP, mức cao nhất trong 18 năm, theo AFP dẫn báo cáo của tổ chức cho vay phát triển có trụ sở tại Washington DC (Mỹ).
Bên cạnh đó, số tiề.n viện trợ quốc tế mà họ nhận được theo tỷ lệ sản lượng kinh tế đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 thập niên.
"Có nhiều điều mà các nền kinh tế thu nhập thấp có thể và phải tự làm. Nhưng các nền kinh tế này cũng cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ nước ngoài", theo phó kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới Ayhan Kose.
Ngân hàng này cho biết các nền kinh tế thu nhập thấp đã vay nợ rất nhiều trong đại dịch Covid-19, khiến thâm hụt chính tăng gấp 3 lần. Nhiều quốc gia đã không thể "xóa bỏ hoàn toàn" các khoản thâm hụt này.
Gần một nửa trong số 26 nền kinh tế nghèo nhất thế giới hiện đang rơi vào cảnh nợ nần hoặc có nguy cơ cao mắc nợ, gấp đôi con số năm 2015. Đây là những nước có thu nhập bình quân đầu người hằng năm dưới 1.145 USD (28,4 triệu đồng).
Ngân hàng Thế giới cho biết nhánh cho vay ưu đãi của mình, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), đã cung cấp gần một nửa tổng số viện trợ phát triển mà các nền kinh tế này nhận được vào năm 2022 từ các tổ chức đa phương.
"Vào thời điểm mà phần lớn thế giới chỉ đơn giản là rút lui khỏi các quốc gia nghèo nhất, IDA đã trở thành đường sống chính của họ", theo nhà kinh tế trưởng Indermit Gill của Ngân hàng Thế giới.
"Nhưng nếu họ muốn thoát khỏi tình trạng khẩn cấp kinh niên và đạt được các mục tiêu phát triển chính, các nền kinh tế thu nhập thấp sẽ cần phải đẩy nhanh đầu tư với tốc độ chưa từng có", ông nói thêm.
Bộ Y tế khẳng định việc sử dụng muối I ốt không gây bệnh cường giáp Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối I ốt, bao gồm muối I ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm... Ảnh minh họa. Ngày 7/11, Bộ Y tế đã phản hồi những thông tin xoanh quanh việc cho rằng quy định toàn dân sử...