Các công ty Anh muốn cấy vi mạch lên người lao động
Đây có thể là một giải pháp tiện lợi cho hoạt động bảo mật, tuy nhiên lại làm gia tăng mối quan ngại liên quan đến quyền riêng tư.
Cấy chip lên nhân viên là một bảo mật, tuy nhiên lại làm dấy lên những quan ngại về quyền riêng tư.
BioTeq – một startup công nghệ Anh Quốc – hiện đang được nhiều doanh nghiệp khác thuê cấy những RFID (vi mạch) lên người nhân viên để ra vào các tòa nhà và truy cập cơ sở dữ liệu. Theo The Guardian, BioTeq chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp cung cấp các giải pháp tương tự. Steven Northam – nhà sáng lập BioTeq – nói với The Guardian, rằng phần lớn khách hàng của họ là cá nhân – những người muốn sử dụng chip để ra vào các tòa nhà và xe hơi, tuy nhiên công ty cũng đã giúp nhiều doanh nghiệp tài chính và kỹ nghệ cấy RFID lên tay của người lao động.
Video đang HOT
Ngoài ra, giải pháp của BioTeq cũng đã xuất hiện tại nhiều nước khác như Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc. Một công ty khác của Thụy Điển là Biohax có thể cũng sẽ sớm cung cấp dịch vụ như vậy tại Vương quốc Anh.
Các nhóm đấu tranh vì quyền lợi của người lao động Anh Quốc hiện đang lên tiếng, bày tỏ quan ngại, rằng xu hướng cấy ghép vi mạch có thể đem lại một công cụ mạnh giúp nhà tuyển dụng giám sát các nhân viên chặt chẽ hơn và đe dọa quyền riêng tư. Frances O’Grady – Tổng thư ký Hội đoàn Đại diện của các Công đoàn Anh và xứ Wales (TUC) – nói với The Guardian, rằng điều này chắc chắn sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, song người lao động thường không thể từ chối hoặc bị ép phải thực hiện.
Theo Báo Mới
Tranh cãi về cấy chip vào tay
Hàng ngàn người sống ở Thụy Điển đang rủ nhau cấy chip vào bàn tay với hy vọng công nghệ này giúp cuộc sống hằng ngày của họ dễ dàng hơn.
Công ty Biohax cho biết họ đã cấy chip cho hơn 4.000 người kể từ khi nó được ra mắt 5 năm trước để giúp người sử dụng thay thế các loại thẻ khóa, thẻ căn cước và vé tàu.
Con chip được cấy dưới da ở vị trí giữa ngón cái và ngón trỏ, sử dụng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) giống với công nghệ của thẻ tín dụng hoặc hộ chiếu và không cần phải sạc pin. Có thể đọc chip này bằng bất cứ thiết bị nào hỗ trợ công nghệ giao tiếp trường gần (NFC). Điều này có nghĩa hầu hết điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android đều nhận biết được loại chip này.
Chip cấy vào bàn tay có kích thước chỉ bằng một hạt gạo Ảnh: EPA
Những người đứng sau công nghệ này tin rằng nó giúp loại bỏ việc sử dụng các loại thẻ, mật khẩu và chữ ký, từ đó cho phép giao dịch thương mại, việc đi lại tại nhà ga hoặc sân bay trở nên nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài ra, họ cho rằng việc sử dụng chip RFID giúp giảm lượng chất thải nhựa vì hiện có tới 6 tỉ thẻ nhựa được sản xuất mỗi năm - theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất thẻ quốc tế.
Những người ủng hộ cũng nhấn mạnh công nghệ đang dần trở nên phổ biến và chỉ ra một trang Facebook chuyên nói về vi mạch RFID đã nhận được gần 7.000 lượt "thích".
Tuy nhiên, công nghệ này có một số hạn chế khi người dùng có thể phải phẫu thuật thường xuyên để nâng cấp con chip cho phù hợp với tiến độ phát triển. Ngoài ra, các nhà hoạt động bảo vệ sự riêng tư lo ngại công nghệ có thể bị lợi dụng để theo dõi người khác.
Theo Báo Mới
TPHCM: Nắm tình hình nhà giáo liên quan đến dự án Thủ Thiêm Ngày 8/11, Công đoàn ngành Giáo dục TPHCM ra công văn yêu cầu Công đoàn cơ sở của các trường học quan tâm, nắm bắt hình hình cáo bộ, nhà giáo, người lao động liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2. Cụ thể, Công đoàn ngành Giáo dục TPHCM đê nghi công đoàn cơ sở tăng cương...