Các chuyên gia công nghệ đang chấp nhận trả tới 120.000 USD để tiến hành thủ thuật y tế kỳ lạ này
Thủ thuật kéo dài chân có thể tốn tới hàng trăm nghìn USD, kéo dài hơn 90 ngày với sự đau đớn tột cùng, và kết quả là có thể giúp họ cao thêm vài centimet.
Bạn sẽ chấp nhận trả bao nhiêu để mình có thể cao hơn tầm 10 centimet?
Con số đó có thể lên tới 75.000 USD. Nhưng đối với một số người, đó là một cái giá hợp lý để tăng tầm vóc của họ. Điều thú vị là các chuyên gia trong ngành công nghệ đang chiếm một phần lớn trong số các bệnh nhân yêu cầu thực hiện những ca phẫu thuật tốn kém và đau đớn này.
Vậy nó thật sự đáng giá đến thế sao? Trên thực tế, điều đó tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ về toàn bộ quá trình này, có thể bạn sẽ nghĩ lại.
Kéo dài chân về cơ bản là quá trình làm gãy xương sau đó kéo dài nó ra từng chút một trong quá trình phục hồi xương mới.
Tiến sĩ Kevin Debiparshad là một trong số ít bác sĩ thực hiện thủ thuật kéo dài chân ở Mỹ. Gần đây, ông cho biết có một sự gia tăng về hình thức phẫu thuật thẩm mỹ vốn không phổ biến này. Thậm chí có tháng ông có tới hơn 50 bệnh nhân mới. Và điều kỳ lạ nhất là một số lượng lớn trong số họ đang làm việc trong ngành công nghiệp công nghệ.
“Tôi thường nói đùa rằng mình có thể mở một công ty công nghệ”, Debiparshad chia sẻ. “Hôm qua có một cô gái đến từ PayPal. Tôi cũng có bệnh nhân từ Google, Amazon, Facebook, Microsoft. Tôi đã có khá nhiều bệnh nhân từ Microsoft.”
Lý do cho việc rất nhiều chuyên gia công nghệ hay kỹ thuật viên tìm kiếm thủ thuật này có thể là do họ có nhiều tiền nhưng không đủ sự tự tin về ngoại hình.
Chi phí dao động từ 70.000 đến 100.000 USD cho thủ thuật ban đầu, bao gồm cắt đứt cả hai xương đùi và cắm một chiếc đinh lớn bằng titan vào giữa phần xương bị gãy. Các thanh xương sẽ được kéo dài dần một milimet mỗi ngày, trong ba tháng. Sau đó, bác sĩ sẽ phẫu thuật để tháo các vít, một thủ thuật tốn thêm từ 14.000 đến 20.000 USD. Kết quả là bệnh nhân sẽ tăng chiều cao lên đến ba inch, khoảng 10 cm. Tiến sĩ Debiparshad gần đây cũng tiến hành phẫu thuật kéo dài chân cho một Youtuber nổi tiếng ở Việt Nam.
Kéo dài chân không chỉ là một ca phẫu thuật tốn kém, mà còn rất đau đớn. Ảnh CQ
Video đang HOT
Và nó không chỉ là một ca phẫu thuật giá cao. Có rất nhiều thứ mà mọi người phải xem xét trước khi quyết định làm nó. Đầu tiên là việc tới một thời điểm nào đó, một số bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể họ trở nên không cân xứng một cách kỳ lạ, vì đã cao thêm chỉ 10 cm.
Một nhược điểm khác là cuộc phẫu thuật về cơ bản sẽ làm tê liệt bệnh nhân trong tối đa ba tháng. Trong suốt thời gian đó, các cơ, gân, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu sẽ từ từ bị kéo căng, gây ra sự đau đớn vô cùng. Thuốc giảm đau mạnh có thể giải quyết vấn đề đó, nhưng một số bệnh nhân có thể lo lắng về việc nghiện thuốc giảm đau. Vì vậy, đây không phải là điều mà bất cứ ai cũng muốn tham gia bởi nó không hề nhẹ nhàng.
Trên thực tế, việc kéo dài chân không phải lúc nào cũng được coi là một phẫu thuật thẩm mỹ. Một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tên là Gavriil Ilizarov đã phát triển quy trình này vào những năm 1950 để điều trị những ca bất thường như chiều dài chân không đồng đều và gãy xương phức tạp. Và đôi khi nó cũng được coi là cần thiết về mặt y tế.
Thiết bị Ilizarov cũng có thể được sử dụng để ổn định xương trong quá trình chữa lành sau các ca phẫu thuật gãy xương phức tạp.
Các ca phẫu thuật này cũng mang tính xâm lấn cao. Về cơ bản, các bác sĩ sẽ bẻ gãy chân, và sau đó thay vì đặt nó về vị trí cũ, họ gắn thêm một “giàn giáo” mang phong cách thời trung cổ vào chân, thứ hay được gọi là khung Ilizarov. Các đinh ghim trên nẹp được vít vào và gắn vào xương để giữ chân thẳng hàng, nhưng cũng đủ khoảng trống để tạo điều kiện cho xương mới phát triển. Các bệnh nhân thường nằm liệt giường trong nhiều tháng nhưng cuối cùng vẫn sẽ đi lại được.
Một số bác sĩ phẫu thuật ngày nay vẫn thực hành theo quy trình và thiết bị từ thời Ilizarov. Tuy nhiên, một số người như tiến sĩ Debiparshad đã áp dụng một số phương pháp tương đối mới, chỉ được phát triển trong 5 năm qua. Nó có lợi thế hơn so với việc sử dụng khung Ilizarov, trong đó điểm rõ ràng nhất là loại bỏ việc tạo ra nhiều vết thương hơn mức cần thiết. Với tất cả các thao tác cơ học đều nằm trong chân và được điều chỉnh bằng từ tính, nên phương pháp mới ít có khả năng gây ra nhiễm trùng từ các vết loét do các chốt của khung Ilizarov gây ra.
Các bác sĩ khác vẫn tiếp tục cải tiến quy trình gốc để giúp các bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và dễ dàng hơn. Từ năm 2019 đến năm 2021, họ đã sử dụng đinh thép không gỉ thay vì titan. Thép cứng hơn và cho phép bệnh nhân có thể đi lại nhanh hơn. Tuy nhiên, đinh thép sau đó đã được thu hồi khi phát hiện chúng có khả năng bị ăn mòn. Tiến sĩ Debiparshad cho biết một loại vật liệu mới đang chờ được FDA phê duyệt và sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2023
Tại sao Google Pixel không phổ biến như iPhone hay dòng Galaxy của Samsung
Google thống trị cuộc sống trực tuyến của chúng ta, nhưng tại sao điện thoại của nó lại mờ nhạt trên thị trường tới như vậy?
Google Pixel 7 và 7 Pro vừa ra mắt với tư cách là điện thoại tốt nhất của Google, với ống kính máy ảnh, phần mềm và tính năng tốt hơn các phiên bản trước. Công ty cũng đã bổ sung một loạt các tính năng của Trợ lý Google và chào hàng các thủ thuật chụp ảnh mới.
Rõ ràng, Google đã nỗ lực rất nhiều vào chiếc điện thoại hàng đầu mới nhất của mình. Nhưng một sự thật cũng rõ ràng không kém là nó dường như không nhận được nhiều sự quan tâm, như mọi khi.
Google Pixel 7 và Pixel 7 Pro.
Trong một thế giới bị thống trị bởi iPhone và điện thoại Samsung, Google không phải là một cái tên nổi bật. Kể từ khi chiếc Pixel đầu tiên ra mắt vào năm 2016, toàn bộ dòng sản phẩm này đã bán được 27,6 triệu chiếc, theo dữ liệu của công ty phân tích IDC. Con số bằng 1/10 trong số 272 triệu chiếc điện thoại Samsung xuất xưởng chỉ tính riêng trong năm 2021. Apple cũng không hề lép vế, đã xuất xưởng 235 triệu chiếc điện thoại trong năm qua.
Điều này khiến Pixel từ lâu đã trở thành một "nghịch lý" của ngành kinh doanh thiết bị di động. Nó được hậu thuẫn bởi công ty đưa ra các tiêu chuẩn cho Android, hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới, cũng như được tài trợ bởi một trong những công ty nổi tiếng và thành công nhất toàn cầu. Tuy nhiên, nó vẫn thua xa các đối thủ chủ chốt và vẫn đơn giản chỉ là một "nét chấm phá" cho sự phong phú của thị trường smartphone.
Hơi khó hiểu khi điện thoại của Google bán quá kém, vì dòng Pixel thường được các nhà đánh giá và người tiêu dùng (ít nhất là những người đã nghe nói về chúng) ưa thích. Hơn nữa, chúng là những chiếc điện thoại đầu tiên có các tính năng và phiên bản Android mới trước các điện thoại khác từ vài tháng tới vài năm.
Nhưng, một loạt các quyết định và động thái chiến lược sai lệch đã đưa nhà sản xuất Google vào vị trí áp chót này.
Tự giới hạn người dùng
Có vẻ hợp lý khi Google liên kết với nhà mạng Mỹ Verizon với tư cách là đối tác độc quyền khi lần đầu tiên ra mắt Pixel. Trong quá khứ, sự hợp tác độc quyền giữa Google, Motorola và Verizon để đã giúp đưa smartphone Android trở thành xu hướng phổ biến.
Nhưng sự độc quyền đó cũng có nghĩa là ít người có thể mua điện thoại ở Mỹ hơn khi nó lần đầu ra mắt. Và đây là một sai lầm chiến lược mang lại những tác động tai hại một cách lâu dài. Người tiêu dùng đã có thể mua điện thoại Apple và Samsung từ bất kỳ nhà mạng nào trong nhiều năm trước khi Google phát hành chiếc Pixel đầu tiên của mình vào năm 2016, vì vậy việc bắt cam kết ba năm đầu tiên của người dùng Pixel phải gắn chặt với Verizon đã hạn chế phạm vi tiếp cận của thương hiệu với khách hàng. Và những người này đơn giản đã chỉ phải lựa chọn giữa iPhone và điện thoại Galaxy.
Chính phạm vi tiếp cận hạn chế đó đã khiến Pixel xa rời tâm trí người tiêu dùng khi thị trường smartphone ngày càng thu hẹp. Ngay cả khi không có sự cạnh tranh từ LG, hãng đã ngừng bán điện thoại vào năm 2021 và các thương hiệu Trung Quốc khó tiếp cận thị trường phương Tây, Pixel vẫn ít được biết đến hơn iPhone và Samsung Galaxy.
"Mặc dù Pixel nhận được nhiều đánh giá tích cực, thách thức lớn nhất của Google trong việc giành thị phần là chi tiêu tiếp thị và sự hiện diện với các nhà mạng kém hơn, cả hai lĩnh vực này hiện đang bị thống trị bởi Apple và Samsung", Nabila Popal, giám đốc nghiên cứu tại IDC, cho biết.
Pixel không phải là điện thoại duy nhất bị khóa chung với một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất. Nhưng thời thế đã thay đổi và khi Google cuối cùng nhận ra và mở bán điện thoại của mình cho các nhà mạng khác với Pixel 4 vào năm 2019, họ đã ở sau các đối thủ quá xa.
Phần cứng đi sau
Mãi tới năm nay, Google mới chịu chú trọng hơn vào phần cứng cho Pixel.
iPhone và những chiếc flagship của Samsung đã cố thủ trong lòng công chúng như những thiết bị vượt qua giới hạn của cả phần mềm và phần cứng, với chipset mạnh mẽ và rất nhiều ống kính máy ảnh. Còn smartphone của Google vẫn chỉ tập trung vào phần mềm với thông số kỹ thuật và hệ thống máy ảnh tầm thường. Nó thậm chí sử dụng cùng một cảm biến máy ảnh chính từ phiên bản Pixel 2 đến Pixel 5.
Mặc dù cải tiến phần mềm chụp ảnh hàng năm để cố gắng bù đắp, điện thoại của Google vẫn bị mang tiếng là tụt hậu so với các mẫu flagship khác về phần cứng. Về cơ bản, nó chỉ hấp dẫn những người hâm mộ hơn là người tiêu dùng phổ thông, vì cách tiếp cận chuyên sâu về phần mềm này không quá nổi bật so với sự vượt trội về cấu hình của iPhone hoặc Galaxy.
Tất nhiên, Google sau đó đã sửa sai bằng cách đưa vào hệ thống máy ảnh cải tiến và chipset Tensor nội bộ mới của mình trong mẫu điện thoại Pixel 6 năm ngoái, và thậm chí còn có phần cứng tốt hơn trong các mẫu điện thoại Pixel 7 mới. Google đã đưa ra các tính năng tập trung vào camera hơn, cũng như sáng tạo trong việc loại bỏ những người không mong muốn ra khỏi ảnh, hay giúp người dùng khiếm thị chụp ảnh tự sướng.
Cuộc khủng hoảng bản sắc
Tuy nhiên, Google vẫn không có một bản sắc riêng mạnh mẽ cho mẫu smartphone cao cấp của mình, thứ có thể làm cho chúng khác biệt với iPhone và các thiết bị dòng Galaxy của Samsung. Trong nhiều năm, những người hâm mộ và các người dùng trên mạng xã hội là những người ủng hộ lớn nhất cho Pixel. Họ gọi chúng là những chiếc điện thoại có camera tốt, nhưng ngay cả Google cũng không biết những gì mà thiết bị của họ làm tốt nhất. Ví dụ, công ty đã mô tả chiếc Pixel 6 của mình là "điện thoại dành cho bạn", sau đó quảng cáo các tính năng tùy chỉnh có trên tất cả các dòng điện thoại chạy Android 12.
"Một phần thách thức của Google là smartphone là một thị trường đã trưởng thành và người tiêu dùng đang hài lòng với Samsung và Apple", Avi Greengart, nhà phân tích tại Techsponential, cho biết.
Greengart giải thích rằng việc bắt kịp và thay thế Samsung có thể cũng không phải là mục tiêu của Google, vì làm như vậy có thể gây mất ổn định cho hệ điều hành Android nói chung. Cả hai điện thoại đều sử dụng cùng một hệ điều hành, vì vậy việc Samsung tiếp tục thống trị thị trường điện thoại vẫn là một phần thắng của Google. Miễn là điện thoại Pixel bán đủ tốt để có lãi, Google có thể sẽ tiếp tục sản xuất chúng.
Thị trường Mỹ là nơi hứa hẹn nhất cho doanh số bán Pixel. Không có điện thoại Android giá rẻ của Xiaomi và các hãng khác, cùng với việc LG đã thoát khỏi cuộc chơi, Pixel đã tăng trưởng lên 2% tại thị trường Bắc Mỹ trong quý 2 năm 2022, từ 1% trong cùng kỳ năm 2021. Đó là một điều đáng mừng, dù so với Apple, công ty sở hữu 52% thị trường, hay thậm chí Samsung, chỉ chiếm hơn 25% thị trường Mỹ.
Anthony Scarsella, nhà phân tích tại IDC cho biết: "Pixel sẽ tiếp tục không phải là một thương hiệu phổ thông như Galaxy
Lý do Jobs chọn tên công ty là Apple Wozniak thiết kế ra chiếc máy tính (sau gọi là Apple 1) và định chia sẻ miễn phí. Nhưng Jobs không chấp nhận điều này và lôi kéo ông thành lập một doanh nghiệp, họ cần một cái tên. Steve Jobs (Nguồn: revistacariere) Jobs một lần nữa đến thăm trang trại All One Farm, nơi mà trước đây ông đã cắt tỉa những...