Các chuyên gia băn khoăn khi số ca mắc mới COVID-19 giảm tại Nhật Bản
Số ca mắc mới COVID-19 tại Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một năm qua khiến các chuyên gia y tế bối rối và lo ngại về tình trạng tái phát trong mùa Đông sắp tới.
Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang tại Tokyo ngày 1/10. Ảnh: AP
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết số ca mắc mới COVID-19 tại Tokyo đã giảm xuống chỉ còn 87 trường hợp trong ngày 4/10, mức thấp nhất kể từ hôm 2/11/2020. Trong khi đó, vào tháng 8 từng có ngày Tokyo ghi nhận tới 5.000 ca mắc mới một ngày. Diễn biến tương tự cũng xảy ra khắp Nhật Bản.
Sau khởi đầu chậm chạp, Nhật Bản đã có tiến triển nhanh chóng trong chương trình tiêm vaccine COVID-19. Tính đến nay, Nhật Bản đã tiêm đủ cho 61% dân số nước này. Ngoài ra, gần 6 tháng giới hạn giãn cách khẩn cấp đã giúp nước này hạn chế sự lây lan của COVID-19.
Tuy nhiên, các chuyên gia lại băn khoăn về tốc độ giảm trường hợp mắc biến thể Delta và nhập viện tại Nhật Bản.
Video đang HOT
Ông Hiroshi Nishiura tại Đại học Kyoto, vốn là cố vấn về bệnh truyền nhiễm cho chính phủ, nhận định rằng số ca tăng vọt trong mùa Hè sau đó giảm là bắt nguồn từ xu hướng hoạt động của con người.
Ông Nishiura nói: “Trong kỳ nghỉ lễ, chúng ta gặp gỡ nhiều người và hơn thế nữa là cơ hội cùng ăn uống trong môi trường trực tiếp”. Ông cũng cho rằng số ca mắc mới tăng tại Hàn Quốc và Singapore có thể liên quan tới các kỳ nghỉ lễ giữa năm. Ngoài ra, ông cảnh báo các kỳ nghỉ lễ cuối năm có thể dẫn đến “ác mộng”.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Canada Jason Tetro nhấn mạnh rằng vaccine là cách duy nhất để thoát khỏi chu kỳ tệ hại của dịch bệnh. Có giả thiết cho rằng COVID-19 và các biến thể thường “dịch chuyển” theo chu kỳ 2 tháng. Ông Tetro cho rằng chu kỳ này mang “nhân tố con người hơn là tự nhiên”.
Ông Kenji Shibuya tại Đại học King London (Anh) lại phân tích: “Làn sóng COVID-19 chủ yếu bị tác động bởi tính thời vụ, tiếp đó là việc tiêm vaccine và một số đặc tính của virus mà chúng ta chưa khám phá được”. Do vậy, ông nhấn mạnh: “Chúng ta nên hành động nhanh chóng để đảm bảo các giường trong bệnh viện và tăng cường tiêm vaccine COVID-19″.
Nhật gia hạn tình trạng khẩn cấp
Nhật Bản tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 ở thủ đô Tokyo và một số tỉnh, trước thềm khai mạc Olympic chưa đầy ba tháng.
"Số ca nhiễm mới nCoV đang tăng cao ở các thành phố lớn, trong khi các bệnh viện tiếp tục quá tải ở các tỉnh Osaka và Hyogo. Dựa trên tình hình này, chúng tôi quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp trước đó tới ngày 31/5 và thêm Aichi, Fukuoka vào danh sách này", Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố hôm nay.
Danh sách các khu vực tiếp tục áp tình trạng khẩn cấp ở Nhật Bản gồm các tỉnh Osaka, Hyogo, Kyoto, Aichi, Fukuoka và thủ đô Tokyo, nơi sắp khai mạc Olympic vào ngày 23/7.
Tình trạng khẩn cấp ở Nhật Bản sẽ hạn chế các hoạt động thương mại, trong đó quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim và quán karaoke phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, truyền thông địa phương cho rằng một số quy tắc hạn chế ngăn Covid-19 sẽ được nới lỏng như cho phép một số lượng người hâm mộ quay trở lại các sân vận động thể thao.
Người dân Nhật Bản ngồi gần biểu tượng Olympic bên bờ sông Odaiba ở Tokyo hôm 6/5. Ảnh: AFP.
Thống đốc Osaka Hirofumi Yoshimura trước đó đã cảnh báo hệ thống y tế của khu vực sắp đạt ngưỡng quá tải, trong đó một bệnh nhân Covid-19 tử vong khi đang chờ xe cấp cứu.
Các biện pháp hạn chế của Nhật Bản gần đây cứng rắn hơn đợt ban bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng một của nước này, song vẫn còn kém xa các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tình hình Covid-19 tại Nhật Bản được nhận định nhỏ hơn nhiều so với các vùng dịch lớn khi nước này ghi nhận hơn 610.000 ca nhiễm và hơn 10.500 ca tử vong do nCoV. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 ở Nhật Bản đang diễn ra chập chạm trong khi một số khu vực ở nước này chứng kiến các ca nhiễm tăng đột biến gần đây.
Olympic Tokyo dự kiến bắt đầu vào tháng 7 tại thủ đô Nhật Bản sau một năm trì hoãn vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Nước này đang cố gắng kiểm soát tốt Covid-19 và đưa ra những biện pháp nghiêm ngặt như yêu cầu người tham gia Olympic có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV trong vòng 72 giờ trước khi đến Nhật Bản.
Olympic Tokyo dễ thành sự kiện siêu lây nhiễm nCoV Chuyên gia lo ngại Olympic Tokyo vào tháng 7 sẽ trở thành sự kiện siêu lây nhiễm nCoV trong bối cảnh ca Covid-19 gia tăng, tiêm chủng chậm. Những tuần gần đây, khi các tình nguyện viên Olympic Tokyo đặt câu hỏi về cách phòng Covid-19 với ban tổ chức, họ nhận về câu trả lời đơn giản. Mỗi người được phát một...