Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng an ninh
Nghị định số 47/2021/NĐ-CP, ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020 đã nêu rõ các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng an ninh.
Theo đó, các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được áp dụng các chính sách gồm:
Một là, được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất được giao quản lý, sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phù hợp với quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Video đang HOT
Hai là, được Nhà nước đảm bảo các khoản chi phí gồm: quân trang cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, hạ sỹ quan, công nhân công an; chi cho nhiệm vụ diễn tập, huấn luyện chiến đấu, huấn luyện dự bị động viên; các khoản chi cho công tác quốc phòng, an ninh, công tác phục vụ quốc phòng, quan hệ quân dân. Trường hợp ngân sách nhà nước không đảm bảo đủ thì được hạch toán các khoản chi phí này vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được loại trừ các chi phí này khi thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
Ba là, được Nhà nước cấp kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành các dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí;
Bốn là, được Nhà nước hỗ trợ 02 quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 02 tháng lương thực hiện trong trường hợp không đủ nguồn để trích lập;
Năm là, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập; kinh phí y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trì bệnh xá;
Sáu là, được tính khấu hao đối với những tài sản cố định là dây chuyền đầu tư sản xuất vũ khí, khí tài, trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh có vốn đầu tư lớn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, người lao động trong doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được áp dụng các chế độ, chính sách sau:
- Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan được tính phù hợp với quy định về chế độ, chính sách của pháp luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan và căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công theo quy định của pháp luật về người có công; người lao động bị tai nạn lao động thì xét hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Nhà nước đảm bảo kinh phí trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian chuẩn bị nghỉ hưu; thanh toán các khoản chi ra quân, xuất ngũ, phục viên, thôi việc theo chế độ hiện hành; hỗ trợ trả lương cho số lượng người lao động tối thiểu cần phải duy trì để doanh nghiệp vận hành các dây chuyền sản xuất quốc phòng an ninh trong trường hợp tạm ngừng sản xuất mà không có khả năng tự bù đắp chi phí.
Nghị định số 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp về doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nhóm công ty, doanh nghiệp quốc phòng an ninh và công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Nghị định này áp dụng với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Luật Doanh nghiệp.
Đáng chú ý, việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau: Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới; cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập; cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.
Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.
Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định.
Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.
Nghị định cũng quy định việc chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội. Cụ thể, cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Doanh nghiệp xã hội sau khi chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động kể từ ngày doanh nghiệp xã hội được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển đổi từ Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng Đây là quy định tại quyết định 757/QĐ-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX). Các công ty do VNX nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm HNX và HOSE Điều lệ quy định VNX là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...