Các chiến binh ngành thép vẫn vững vàng giữa mùa dịch COVID-19
Bất chấp dịch COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội, một số doanh nghiệp ngành thép vẫn báo lãi lớn trong khi đó một số giảm lãi nhưng vẫn không lâm vào tình trạng lỗ như những nhóm ngành khác.
Đầu tiên phải kể đến ông lớn Hoà Phát (HPG) ghi nhận tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu thuần quý 2 đạt 20.422 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.755 tỷ đồng, đều tăng 35% so cùng kỳ.
Trong cơ cấu lợi nhuận trong kỳ, lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép của Hoà Phát đóng góp 3.135 tỷ đồng, mảng nông nghiệp gần 17 tỷ đồng, sản xuất công nghiệp khác là 111 tỷ đồng, kinh doanh bất động sản ghi nhận đến 197 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, Hoà Phát đạt 40.145 tỷ đồng doanh thu và 5.060 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 29% và 31% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch kinh doanh năm 2020 vừa được ĐHĐCĐ thông qua cuối tháng 6, Công ty đã thực hiện 47% doanh thu và 56% lợi nhuận.
Tại ĐHĐCĐ trước đó, Hòa Phát cho biết trong nửa năm, đã cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước 1,51 triệu tấn thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng khu vực miền Nam tăng gần gấp 2 lần với 357.000 tấn. Xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm 6 tháng đạt gần 203.000 tấn, tăng hơn 67,3% so với cùng kỳ 2019.
Đối với sản phẩm thép thô (phôi thép), tổng lượng phôi thép sản xuất 6 tháng qua đạt 2,6 triệu tấn. Ngoài phục vụ các nhà máy cán thép của Hòa Phát, lượng phôi thép cung cấp cho thị trường 6 tháng đầu năm là 831.000 tấn, trong đó riêng tháng 6 đạt 165.000 tấn.
Với sản phẩm ống thép, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường 347.100 tấn ống thép các loại. Riêng mặt hàng Tôn, sản lượng bán hàng Tôn Hòa Phát tăng 200% so với cùng kỳ năm trước.
Còn với Hoa Sen (HSG), Công ty cho biết doanh thu và lợi nhuận hợp nhất quý 3 niên độ tài chính 2019-2020 lần lượt gần 6.834 tỷ đồng và 318 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu niên độ, công ty ghi nhận doanh thu xấp xỉ 19.200 tỷ đồng và thực hiện 69% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế gần 690 tỷ đồng và vượt 72% kế hoạch.
Video đang HOT
Hoa Sen đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt 28.000 tỷ đồng và 400 tỷ đồng. Tại ĐHĐCĐ thường niên, Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ cho rằng các chỉ tiêu kinh doanh như sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế… niên độ trước không hoàn thành kế hoạch vì thị trường bất ổn và công ty đang trong giai đoạn điều chỉnh chiến lược. Do đó, niên độ này công ty đặt mục tiêu thận trọng nhưng cam kết chắc chắn đạt được.
Thực tế, Hoa Sen mất khoảng 7 tháng để lợi nhuận vượt mức này. Người đứng đầu công ty khẳng định thêm trong giai đoạn còn lại sẽ cải thiện biên lợi nhuận gộp nhờ tăng số lượng cửa hàng và chủ trương không theo đuổi cạnh tranh về giá với các nhà sản xuất khác.
Đáng kể, một công ty thép thoát lỗ trong dịch bệnh COVID-19 là Thép Việt Ý (VIS), cụ thể VIS báo lãi trong quý 2 hơn 16 tỷ đồng sau 8 quý chìm ngập trong thua lỗ.
Lũy kế 6 tháng, VIS ghi nhận 1.658 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 30% so với cùng kỳ và vẫn phải ghi lỗ hơn 32 tỷ đồng. Được biết, trong năm nay VIS dự kiến vẫn lỗ gần 66 tỷ đồng.
VIS cho biết tình hình kinh doanh khởi sắc là do công tác nhận định, đánh giá thị trường tương đối tốt vì vậy các giao dịch mua bán nguyên vật liệu đầu vào trong quý 2 đều bám rất sát theo biến động lên xuống của thị trường.
Công tác quản trị hàng tồn kho cũng thu được hiệu quả tốt hơn so với các kỳ trước, hạn chế phát sinh tình trạng chênh lệch giữa giá sổ sách của hàng tồn kho với giá trị trường có thể thực hiện được. Kết quả là công ty đã được hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho làm tăng lợi nhuận trong kỳ.
Ngoài ra do tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và VND biến động tăng mạnh từ cuối quý 1 và giảm xuống trong quý 2 nên công ty đã phát sinh khoản thu nhập chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp và đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ của các khoản công nợ có nguồn gốc ngoại tệ.
Ngược lại với tình hình khởi sắc tăng trưởng của các công ty thép trên, một số doanh nghiệp cũng báo lãi giảm tuy vậy không đến mức lỗ như Thép Việt Nam (VNSteel, TVN), Gang Thép Thái Nguyên (Tisco, TIS), Ống Thép Việt Đức (VGP).
Riêng với ông lớn Thép Nam Kim ( NKG) ghi nhận doanh thu thuần giảm 22% về còn đạt 2.314 tỷ đồng, lãi gộp đạt hơn 107 tỷ đồng, giảm gần 5% so với quý 2/2019.
Tuy nhiên, Thép Nam Kim không ghi nhận khoản thu nhập khác hơn 180 tỷ đồng từ hoạt động chuyển nhượng như trong quý 2/2019 nên lãi sau thuế giảm sâu 88% về còn hơn 17 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên ngày 18/6, Ban lãnh đạo Công ty cho biết mặc dù quý 1/2020 thua lỗ nhưng tình hình được cải thiện trong quý 2 nhờ thanh lý nhà máy Nam Kim 1 tại Bình Dương, chuyển nhượng vốn góp tại dự án Nam Kim Corea.
Lũy kế 6 tháng, NKG ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.766 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Lãi ròng đạt ở mức 59 tỷ đồng, tăng 73%.
Năm 2020, ngành thép được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế ngày càng cao. Đặc biệt, ngay từ đầu năm, dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến ngành thép trong nước cả ở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Theo các chuyên gia, dịch COVID-19 ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp ngành thép, khó khăn chủ yếu đến từ việc các thị trường thắt chặt kiểm soát dịch bệnh, khiến cho nhập khẩu nguyên phụ liệu, thiết bị phụ tùng cho sản xuất thép trong nước và xuất khẩu đều gặp khó.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành thép Việt Nam (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép) đã sản xuất 8,1 triệu tấn thép, bán 7,8 triệu tấn, trong đó 1,4 triệu tấn xuất khẩu, giảm lần lượt 6,4%, 7,0% và 12,8% so với cùng kỳ.
Đáng lưu ý, mặc dù phụ thuộc vào xuất khẩu, tiêu thụ tôn mạ chỉ giảm 1,2% so với cùng kì, mức giảm thấp hơn đáng kể so với tiêu thụ ống thép và thép xây dựng.
Riêng quý 2, sản lượng bán thép xây dựng nội địa tăng 13,2% so với quí liền trước và tương đương so với cùng kì năm ngoái. Tiêu thụ ống thép nội địa quý 2 tăng trưởng 43,6% so với quý trước và 6,5% so với cùng kỳ.
Ngược lại, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng, tôn mạ và ống thép giảm lần lượt 9,8%, 7,3% và 29,9% so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương chính thức gia hạn thuế tự vệ với phôi thép và thép dài xây dựng
Mức thuế tự vệ giai đoạn 2016-nay giảm dần từ 23,3% xuống tới 17,3% với phôi thép và 14,2% - 10,9% với thép dài.
Theo nguồn tin của Trí Thức Trẻ, Bộ Công Thương ngày 20/3/2020 đã ban hành quyết định 918/QĐ-BCT về việc gia hạn áp dụng biện pháp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Văn bản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/3/2020 đến 21/3/2023.
Quyết định gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.00; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.
Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp kim và không hợp kim, các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam
Đối với mã HS 9811.00.00, biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến 3 mã HS gốc là 7224.90.00, 7227.90.00, 7228.30.10 và không áp dụng với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến mã HS gốc còn lại.
Một số sản phẩm phôi thép và thép dài có chứa tỷ lệ phần trăm nhất định các nguyên tố C, Si, Ni, Cr, Cu, thép dây hợp kim dùng sản xuất que hèn, thép thanh tròn trơn đường kinh lớn hơn 14mm, phôi thép không có mặt cắt ngang hình chữ nhật có kích thước theo quy định được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Đối với mặt hàng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.
Mức thuế tự vệ và thời gian áp dụng với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam
Cùng ngày, Bộ Công thương cũng ra quyết định số 920/QĐ-BCT về việc gia hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế tự vệ với các sản phẩm thép dây, thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia vùng lãnh thổ. Mức thuế chống lẩn tránh áp dụng tương tự như thuế tự vệ với thép dài nói trên.
Thuế tự vệ với các sản phẩm thép dây, thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam
Các quốc gia, vùng lãnh thổ được loại trừ áp thuế tự vệ là các nước nằm trong khu vực Bắc Phi, tiểu vùng Sahara- châu Phi, Trung Đông, châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ La Tinh - Caribe, một số quốc gia ở châu u và Trung Á, Nam Á.
Trước đó, ngày 18/7/2016, Bộ Công thương đã công bố áp dụng thuế tự vệ lần đầu tiên với phôi thép và thép dài nhập khẩu tại Quyết định số 2968/QĐ-BCT. Mức thuế tự vệ giai đoạn 2016-nay giảm dần từ 23,3% xuống tới 17,3% với phôi thép và 14,2% - 10,9% với thép dài.
Việc áp thuế tự vệ thép đang là xu hướng của các Chính phủ trên toàn thế giới để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước được cho là hưởng lợi từ quyết định này của Bộ Công Thương trong bối cảnh toàn thế giới đang gần như đóng cửa trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra.
Châu Cao
Petrolimex có lãi 677 tỷ sau khi lỗ ròng gần 1.900 tỷ đồng trong quý 1 Doanh thu và lãi gộp giảm sâu trong khi các chi phí bán hàng, quản lý vẫn tăng dẫn đến lợi nhuận quý 2 của Petrolimex giảm mạnh so với cùng kỳ. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 với doanh thu đạt hơn 26.700 tỷ đồng, giảm 46% so với...