Các chỉ số chứng khoán chính trên HOSE đều tăng trưởng mạnh
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4/2020 các chỉ số chứng khoán chính trên HOSE đều có mức tăng trưởng đáng kể.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tiếp 4 tháng trên HOSE. Ảnh minh họa: Văn Giáp/TTXVN
Cụ thể, trong tháng 4, chỉ số VNIndex đóng cửa ở mức 769,11 điểm, tăng 16,09% so với thời điểm cuối tháng 3/2020; VNAllshare đạt 690,74 điểm, tăng 16,78% và VN30 đạt 715,33 điểm, tăng 17,12%.
Đáng chú ý, một số chỉ số ngành có sự tăng trưởng nổi bật trong tháng 4. Đơn cử như chỉ số ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (VNCOND) tăng đến 30,96% so với tháng trước đó, ngành nguyên vật liệu (VNMAT) tăng 26,95%, ngành hàng tiện ích (VNUTI) tăng 26,31%…
Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trong tháng 4/2020 đạt hơn 5.420 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị giao dịch đạt 84.142 tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 4.207 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt 271 triệu cổ phiếu/phiên tương ứng tỷ lệ giảm lần lượt là 5,39% và 0,36% so với tháng trước.
Cũng theo HOSE, trong tháng 4, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 24.230 tỷ đồng, chiếm 13,96% tổng giá trị cả chiều mua và bán của toàn thị trường.
Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với giá trị khoảng 6.021 tỷ đồng. Top 5 cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị lớn nhất bao gồm: HPG (99,36 tỷ đồng), FPT (87,33 tỷ đồng), VHM (48,36 tỷ đồng), HCM (40,52 tỷ đồng), và PHR (32,60 tỷ đồng).
Theo phân tích của các công ty chứng khoán, sở dĩ thị trường chứng khoán phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4 là nhờ Việt Nam kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thị trường giảm mạnh trong tháng trước đó đã tạo ra sức hút nhất định đối với các nhà đầu tư. Chính dòng tiền mới này đã giúp thị trường hồi phục mạnh trong những tuần đầu tháng 4 trước khi đi ngang do cú sốc của giá dầu thế giới…
Tính đến hết ngày 29/4, trên HOSE có 381 cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 2 chứng chỉ quỹ ETF, 53 chứng quyền có bảo đảm và 42 trái phiếu niêm yết; tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt 89,03 tỷ cổ phiếu.
Tổng giá trị vốn hóa niêm yết đạt 2,68 triệu tỷ đồng, tăng 16,02% so với tháng trước và đạt khoảng 37,12% GDP năm 2019 (GDP theo giá hiện hành sau khi tính toán lại).
Quỹ PYN kỳ vọng đáy chứng khoán đã nằm ở tháng 3
Sau khi bán ròng hơn 27 triệu cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Petri Deryng, người sáng lập PYN Fund Management, nhà quản lý Quỹ PYN Elite cho biết, Quỹ đã tái cơ cấu danh mục đầu tư trong thời gian qua với chiến lược nhắm tới các cổ phiếu có mức sinh lợi tối thiểu 100% trong vài năm tới.
Những tháng đầu năm 2020, PYN Elite đã tái cơ cấu danh mục đầu tư với suy nghĩ: "Cổ phiếu nào sẽ mang tới khả năng thu về lợi nhuận tốt nhất trong giai đoạn mục tiêu 1 - 2 năm tới?".
Theo đó, ở chiều bán ra, khoản đầu tư mang lại lợi nhuận bền vững nhất là cổ phiếu MWG đã được bán vào tháng 11/2019, sau đó là tháng 3/2020. Sau những giao dịch này, tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu của MWG chỉ còn 6%, so với mức 18% trước đó.
Bên cạnh MWG, PYN Elite còn bán thêm một số khoản đầu tư nhỏ khác và tập trung củng cố vị thế ở một số doanh nghiệp.
Chẳng hạn, quỹ này nắm giữ lượng lớn hơn cổ phiếu VietinBank (CTG). PYN Elite nhận định, giá cổ phiếu CTG đang ở mức thấp hơn so với hiệu quả hoạt động kinh doanh vì một số lý do tạm thời. Hiện cổ phiếu này chiếm 8% trong danh mục đầu tư của Quỹ.
Cổ phiếu nhóm hàng không đã giảm mạnh hơn so với chỉ số VN-Index trong thời gian qua, do đó, PYN Elite lựa chọn 2 doanh nghiệp đã có phần quen thuộc khi giá cổ phiếu chạm đáy là ACV - Tổng công ty Cảng hàng không Việt và SCS - Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn.
Cả 2 cổ phiếu này đều được mua với khối lượng lớn khi lực bán ra mạnh trong tháng 3. Hiện nhóm hàng không chiếm 8% tỷ trọng danh mục đầu tư, trong đó ACV chiếm 5%, SCS chiếm 3%.
POW, công ty năng lượng lớn nhất Việt Nam cũng nằm trong danh mục đầu tư của PYN Elite với tỷ trọng 4%.
Đây là doanh nghiệp có sản lượng điện đầu ra chiếm 10% tổng nhu cầu tiêu thụ điện tại Việt Nam. PYN Elite mua vào cổ phiếu này trong tháng 3 với giá 7.000 đồng/cổ phiếu. POW đã tăng giá 29,35% trong 1 tháng qua.
"Không có khoản đầu tư mới nào có mục tiêu thu về lợi nhuận nhanh chóng khoảng 20%. Thay vào đó, chúng tôi nhắm tới các cổ phiếu với mục tiêu có thể thu lợi tối thiểu 100% trong vài năm tới. Chiến lược này cũng được chúng tôi sử dụng khi tái cơ cấu lại các khoản đầu tư hiện tại dựa vào đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp. Nếu kế hoạch tái phân bổ đầu tư này thành công, hiệu quả đầu tư của Quỹ trong 12 - 24 tháng tới thậm chí sẽ cao hơn nhờ dịch Covid-19 diễn ra, tạo nên đà bán tháo vừa qua", ông Petri Deryng cho biết.
Thực tế, hiệu quả đầu tư của PYN Elite trong thời gian qua không lấy làm tích cực, khi Quỹ đã có 6 tháng thua lỗ liên tiếp, với giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV per share) giảm 29% so với hồi đầu năm (tính tới cuối tháng 3).
Hiệu suất đầu tư theo tháng của PYN Elite.
Theo ông Petri Deryng, một số công ty đã báo cáo lợi nhuận suy yếu trong quý I, nhưng khủng hoảng hiện tại không quá nghiêm trọng, khi tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 vẫn ở con số tích cực.
PYN Elite dự báo lợi nhuận doanh nghiệp sẽ leo dốc trong năm 2021, nhất là khi kết quả năm 2020 có phần ảm đạm. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ ở mức 3% trong năm nay và 7% năm 2021.
PYN Elite đánh giá, sẽ không có các đợt bán tháo một cách hoảng loạn như những gì từng xảy ra, tuy nhiên triển vọng thị trường trong những năm tới sẽ có sự phân hóa rõ rệt.
Đó là lý do tại sao từ nay cho tới cuối năm, cũng như trong ngắn hạn, thị trường sẽ chứng kiến các cổ phiếu có màn biểu diễn khác biệt, thay vì suy giảm giá hàng loạt như trong tháng 3.
"Đối với thị trường Việt Nam, tôi tin rằng, mức đáy năm nay đã nằm ở tháng 3 và chỉ số VN-Index sẽ kết thúc năm cao hơn 770 điểm", vị giám đốc quỹ này cho biết.
PYN Elite trong thời gian gần đây khiến nhiều thành viên thị trường bối rối bởi các thông điệp và hành động có phần trái ngược.
Chẳng hạn, sau khi tuyên bố "tất tay" (all in) vào thị trường Việt Nam khi đại dịch bùng phát vào tháng 2/2020, quỹ này đã liên tiếp thoát hàng, trở thành quỹ có sức bán ra mạnh nhất trên thị trường.
Đồng thời, tỷ trọng nắm giữ tiền mặt gia tăng so với thời điểm trước khi nhấn mạnh việc giá cổ phiếu đã ở mức rẻ khó có thể làm ngở.
Hay sau khi dành những lời "có cánh" về triển vọng tăng trưởng của MWG, PYN Elite đã nhanh chóng hạ tỷ lệ nắm giữ từ 18% về 6%, thu lời hàng trăm tỷ đồng. Được biết, giá trị danh mục Quỹ quản lý tính đến hết tháng 3/2020 là 299 triệu Euro.
Dự báo hướng chảy của dòng tiền tháng 5 Với mức tăng hơn 16%, thị trường chứng khoán Việt Nam đã lọt Top các thị trường có mức tăng tốt nhất trong tháng 4 và cũng lập kỷ lục về đà tăng theo tháng kể từ năm 2009. Điều này sẽ tạo áp lực cho thị trường trong tháng 5. Sau kỳ nghỉ lễ, dường như dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng...