Các chỉ số chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm
Các chỉ số chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 23/5, do những căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng tiếp tục chi phối tâm lý của các nhà đầu tư.
Đồng bảng Anh đã rơi xuống mức thấp kỷ lục mới trong bốn tháng do những lo ngại về việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, được gọi là Brexit.
Các chỉ số chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm. Ảnh: TTXVN phát
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong chốt phiên này giảm mạnh nhất, với mức giảm 1,58%, hay 438,81 điểm, xuống 27.267,13 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 1,35%, hay 39,18 điểm, xuống 2.852,52 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,62%, hay 132,23 điểm, xuống 21.151,14 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,26%, xuống 2.059,59 điểm.
Các thị trường trên khắp khu vực trong nhuộm sắc đỏ do hoạt động bán ra của các nhà đầu tư, khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng sau quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cấm tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei tại thị trường Mỹ và cấm các công ty Mỹ giao dịch với tập đoàn này. Động thái này khiến một số công ty trên khắp thế giới hạn chế hoạt động với Huawei, trong đó có Google, Panasonic của Nhật Bản và BT ở Anh.
Diễn biến mới, được xem như sự mở rộng cuộc chiến thương mại ra lĩnh vực công nghệ, đã tác động đến một lĩnh vực mà các công ty lớn đang chứng kiến giá trị giảm mạnh trong những tuần gần đây. Trong phiên 23/5, giá cổ phiếu của “ông trùm” công nghệ của Trung Quốc là Tencent giảm hơn 4% tại thị trường Hong Kong, trong khi cổ phiếu của Sony giảm 3,7% tại Tokyo, cổ phiếu của LG Display giảm hơn 3% tại Seoul và cổ phiếu của của TSMC giảm ở mức tương tự tại Taipei.
Nhà phân tích thị trường của OANDA, Jeffrey Halley, cho rằng tâm lý của nhà đầu tư sẽ dễ bị tác động trước những diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và tình hình này sẽ tiếp diễn cho đến khi có tiến triển rõ ràng hơn. Theo ông, các thị trường chứng khoán có thể khó tìm được động lực đi lên liên tục trong bối cảnh đó. Trong khi đó, nhà phân tích về thị trường của Markets.com, Neil Wilson, cho rằng thương mại vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các thị trường chứng khoán, với tâm lý nhà đầu tư ngày càng càng bi quan hơn.
Tuy nhiên, trước tình trạng giảm sút chung, nhiều nhà quan sát vẫn hy vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung. Trên kênh Bloomberg TV, ông Steven Englander thuộc Standard Chartered cho rằng các thị trường đang chờ đợi những diễn biến mới trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới vào tháng tới tại Nhật Bản.
Trên thị trường tiền tệ, các nhà giao dịch bán ra đồng bảng khi những diễn biến hiện nay vô cùng bất lợi đối với Thủ tướng Anh Theresa May sau khi bà trình bày thỏa thuận Brexit “mới” chiều 22/5 tại Hạ viện, đẩy nước Anh bước vào một tương lai bất định. Nguy cơ Brexit không thỏa thuận đang gia tăng, trong khi thời gian tại vị của Thủ tướng May đang được tính theo ngày.
Đồng bảng giảm so với đồng USD xuống 1,2615 USD từ mức 1,2661 USD trước đó, trong khi đồng euro tăng so với đồng bảng, lên 88,31 xu, so với mức 88,09 xu.
Video đang HOT
Tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 23/5, VN – Index giảm 1,07 điểm xuống 982,71 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 160 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 4.326,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 129 mã tăng giá, 68 mã đứng giá, 153 mã giảm giá.
HNX – Index tăng 0,17 điểm lên 106,3 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 30,59 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 436 tỷ đồng. Toàn sàn có 71 mã tăng giá, 61 mã tăng giá, 61 mã giảm giá.
Nhóm cổ phiếu VN30 có 16 mã tăng giá, trong khi chỉ có 7 mã tăng giá. Các mã giảm giá mạnh là ROS giảm 5,1%, VRE giảm 1,5%, SAB giảm 1%, HPG giảm 0,8%, DHG giảm 1,6%. Ở chiều tăng giá, đáng chú ý DPM tăng 5,7%, trong khi FPT tăng 1%.
Nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen. Ở chiều giảm giá có GAS giảm tới 1,3%, PVD giảm 1%, OIL giảm 1,5%, TDG giảm 4,9%. Ở chiều tăng giá có PLX tăng 1,8%, PVB tăng 2%, PVS tăng 8%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến tiêu cực với sắc đỏ chiếm ưu thế. Các mã ở chiều giảm giá là VPB, VIB, TPB, TCB, STB, LPB, KLB, HDB, CTG, BAB và ACB. Ở chiều tăng giá có các mã: BID, MBB, SHB và VCB.
Theo bnews.vn
Chứng khoán sáng 23/5: Hồi là chốt
Áp lực chốt lời ngắn hạn tiếp tục mạnh lên khiến cả phiên sáng chỉ có vài phút VN-Index le lói xanh. Chốt phiên chỉ số mất thêm gần điểm, còn 980,13 điểm.
Gần như không còn cổ phiếu trụ nào tăng giá để nâng đỡ chỉ số. Từ ngân hàng tới dầu khí hay bất động sản, thậm chí là cả các cổ phiếu lẻ cũng giảm. VCB là điểm tựa duy nhất thì cũng chỉ tăng 0,45%. VN-Index giảm 0,37% và VN30-Index giảm 0,36%.
Mức giảm ở chỉ số không lớn nhưng độ rộng HSX rất kém. Cả sàn chỉ có 89 mã tăng/173 mã giảm, VN30 chỉ có 6 mã tăng/20 mã giảm. Các mã tăng ngoài VCB hầu như không có ảnh hưởng như CII, CTD, DPM...
VN-Index sụt giảm sang phiên thứ 3 liên tục và mức giảm rất nhẹ, chủ đạo do dòng vốn mua co hẹp dần. Thanh khoản phiên sáng tụt gần 15% so với sáng hôm qua, chỉ còn 1.429,3 tỷ đồng, mức thấp nhất 9 phiên.
Đặc biệt giao dịch tại nhóm VN30 giảm nghiêm trọng tới 28%, chỉ đạt 510,9 tỷ đồng. Cổ phiếu thanh khoản nhất là HPG giao dịch chỉ hơn 48 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng tụt thanh khoản cực mạnh và giá cũng chủ đạo giảm. Ngoài VCB, chỉ có MBB và STB tham chiếu, tất cả còn lại là giảm: VPB giảm 1,31%, HDB giảm 1,11%, CTG giảm 0,7%, EIB giảm 0,56%, BID giảm 0,9%, TPB giảm 1,26%.
Nhóm cổ phiếu Vin may mắn không tác động quá nhiều: VIC chỉ giảm nhẹ 0,26%, VHM giảm 0,12%, VRE giảm 0,42%. Dầu khí có GAS giảm 1,36%, PLX giảm 1,36%. Các trụ khác không đáng kể: VNM giảm 0,15%, SAB giảm 0,27%.
Như vậy mức giảm giá là khá nhẹ đối với blue-chips và nguyên nhân chủ đạo là cầu yếu. May mắn là nhà đầu tư bán ra cũng không nhiều mới dẫn tới thanh khoản kém. Hoạt động chốt lời ở nhóm này kéo sang phiên thứ 3 và VN30-Index giảm tổng cộng 0,77% trong khi VN-Index giảm 0,62%. Mức giảm này vẫn chỉ mang tính điều chỉnh thuần túy.
Sàn HNX giao dịch có phần cân bằng hơn: HNX-Index giảm nhẹ 0,29% nhưng có 51 mã tăng/63 mã giảm. HNX30 giảm 0,2% với 9 mã tăng/11 mã giảm. Độ rộng sàn này tốt hơn HSX và các trụ cũng không tác động lớn. PVS giảm 0,82% và ACB giảm 0,68% là đáng kể nhất.
Kể từ khi VN-Index quay đầu tăng cách đây 10 phiên, đây là nhịp điều chỉnh kéo dài nhất. Tuy nhiên nếu nhìn vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, ảnh hưởng chủ đạo đến từ VNM và GAS. VNM đã điều chỉnh giảm 4,07% còn GAS giảm 3,54%. Đây cũng là hai mã có khả năng điều nhịp chỉ số đáng kể.
Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay lại bán ròng tiếp. HSX bị xả 866,6 tỷ đồng và mua 805,7 tỷ đồng. VN30 bán 784 tỷ đồng, mua 761,9 tỷ. HNX mua chưa tới 1 tỷ nhưng bán 28,5 tỷ đồng.
VRE xuất hiện thỏa thuận nội khối tới 19,6 triệu cổ phiếu và trên sàn khớp lệnh cũng bị bán ròng khá nhiều. HPG, HDB, VNM, HBC, PVD là các mã khác bị xả mạnh. Phía mua ròng chỉ hai mã là STB và HSG tương đối tốt.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán Mỹ đi xuống do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Thị trường chứng khoán Mỹ đi xuống ngày 22/5 do lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang Chứng khoán Mỹ đi xuống do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: AFP/TTXVN Thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm trong phiên giao dịch ngày 22/5, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về khả năng một cuộc...