Các chấn thương chi dưới thường gặp khi tập luyện
Chi dưới chỉ bộ phận từ háng đến bàn chân. Đây là bộ phận chịu lực chính của cơ thể. Khi tập luyện, chi dưới cũng phải vận động rất mạnh, do vậy rất dễ gặp chấn thương. Dưới đây là những chấn thương chi dưới thường gặp và cách phòng ngừa, khắc phục.
Các chấn thương dễ gặp
Bong gân: Bong gân là chấn thương xảy ra ở dây chằng – là mô nối 2 hoặc nhiều xương tại một khớp. Khi bị bong gân tức là có một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách.
Bong gân là tình trạng tổn thương thường gặp khi vận động quá mức gây ảnh hưởng đến xương khớp. Tình trạng này hay xảy ra ở vùng cổ chân, khi bàn chân quay vào trong làm dây chằng phía ngoài mắt cá bị căng quá mức dẫn tới bong gân mắt cá chân, gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh.
Khi bị bong gân, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sưng tím, tụ máu tại vị trí dây chằng bị tổn thương, khi ấn vào sẽ thấy đau, rất khó chịu, hạn chế vận động tại vùng bị tổn thương.
Nếu gặp phải chấn thương này, người bệnh nên đi khám, để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Với loại chấn thương này, người bệnh cần vận động hợp lý, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vật lý trị liệu để không làm mất đi tính linh hoạt và dẻo dai của dây chằng.
Căng cơ và bong gân là những chấn thương chi dưới dễ gặp khi tập luyện.
Video đang HOT
Căng cơ: Đây là chấn thương thể thao thường gặp nhất. Căng cơ là tình trạng cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc bị rách. Thường gặp ở các cơ là cơ đùi sau, cơ tứ đầu (cơ đùi trước), cơ háng, cơ bắp chân, cơ bả vai và cơ lưng. Khi bị căng cơ, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: sưng, đau nhức và khó cử động tại vùng cơ bị căng.
Trong trường hợp cơ bị căng ít, người bệnh sẽ thấy đỡ hơn khi cơ được nghỉ ngơi vài ngày. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị đau trong nhiều ngày, khiến cho việc vận động gặp khó khăn.
Khi bị căng cơ, người bệnh có thể dùng đá để chườm và băng ép vùng cơ bị căng lại. Trong trường hợp đau nhiều, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Nếu tình trạng căng cơ không giảm, các triệu chứng tăng lên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế ngay.
Chấn thương ở đầu gối: Trong quá trình luyện tập thể dục thể thao có thể gặp phải các loại chấn thương khớp gối sau đây:
Rách dây chằng chéo trước: Dây chằng chéo trước tham gia việc giữ ổn định khớp gối. Chấn thương rách dây chằng chéo trước có thể gặp phải khi: Đặt chân xuống sàn nhà sai tư thế; Đổi hướng quá nhanh; Dừng lại đột ngột. Tình trạng này sẽ có các biểu hiện như là: sưng đau tại chỗ, hạn chế vận động khớp gối, khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Khi bị chấn thương rách dây chằng chéo trước thường cần phải tiến hành phẫu thuật để tái tạo lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động khớp gối.
Rách dây chằng bên trong gối: Dây chằng bên trong gối nằm ở mặt trong đầu gối, là bộ phận liên kết giữa xương đùi và xương chày. Chấn thương rách dây chằng bên trong gối thường xảy ra khi khớp gối bị đẩy sang một bên quá mức khi di chuyển hoặc khi bị tổn thương đầu gối. Nếu không may gặp phải chấn thương này, bạn sẽ có các biểu hiện như sưng, đau nhức tại khớp gối, khớp gối mất ổn định. Chấn thương này có thể được điều trị bằng cách chườm đá, băng ép và tập vật lý trị liệu. Trường hợp tổn thương gây ảnh hưởng đến các cấu trúc khác như sụn chêm, dây chằng, thì bạn có thể phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Hội chứng bánh chè – đùi: Có thể gặp phải hội chứng bánh chè – đùi do tập thể dục thể thao như chạy bộ, chơi bóng chuyền, bóng rổ. Việc chuyển động lặp đi lặp lại của xương bánh chè vào xương đùi có thể gây ra tổn thương với sụn bên dưới. Hội chứng bánh chè – đùi có triệu chứng thường gặp là đau, nhưng phải sau một thời gian bị chấn thương bệnh nhân mới cảm nhận được các cơn đau.
Giống như chấn thương bong gân, khi bị hội chứng bánh chè – đùi, bệnh nhân cần tiếp tục luyện tập, tuy nhiên nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu.
Khi nào cần phải đi khám?
Các chấn thương thể thao nếu không được chưa trị đúng cách sẽ dai dẳng, kéo dài và gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Vì vậy khi có các triệu chứng đau nhức khó chịu như trên, đau kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đi khám để các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương và có hướng điều trị kịp thời.
Đặc biệt khi có một trong các biểu hiện dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay: Vết thương sưng to. Vết thương sưng tấy nhiều và đổi màu da. Xương hoặc khớp bị biến dạng hoặc không thể vận động như bình thường được. Trong trường hợp chấn thương ở chân mà bạn không thể chịu được trọng lượng bên chân đau hoặc bạn cảm thấy nặng hơn, đi lại khó khăn, bạn hãy đi khám ngay lập tức.
Điều gì đã giúp người phụ nữ nặng 155 kg giảm còn 80 kg?
Cô Julie Miami ở Mỹ từng nặng đến 155 kg. Cô thích thức ăn nhanh đến mức mỗi bữa có thể ăn đến 2.000 calo, lớn hơn cả nhu cầu năng lượng cho cả ngày. Nhưng sau đó, cô đã giảm được gần 75 kg.
Cô Julie Garte đã giảm được gần 75 kg và đang học để trở thành huấn luyện viên cá nhân - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Vì cân nặng quá khổ, cô Julie, 35 tuổi, từng bị gọi với biệt danh là cá voi. Cô sống ở thành phố Miami, bang Florida (Mỹ). Lúc nặng nhất, trọng lượng cơ thể cô lên dến 155 kg, theo Daily Mail.
Mọi chuyện bắt đầu khi cô phải uống thuốc để điều trị chứng rối loạn lưỡng cực. Tác dụng phụ của thuốc khiến Julie ăn rất nhiều và tăng cân không phanh. Lúc cô nhận ra mình phải kiểm soát lại chế độ ăn uống thì đã quá muộn.
Thói quen ăn uống của Julie đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Cô bị '"nghiện" thức ăn nhanh, mì ống, pizza và ăn rất nhiều. Sau mỗi bữa ăn, cô có thể uống đến 2 lít nước ngọt có gas. Cô dùng ăn uống là cách để giúp giải tỏa những áp lực tâm lý do trầm cảm gây ra, theo Daily Mail.
Chế độ ăn khiến cô bị tiền tiểu đường. Cân nặng quá khổ gây vận động khó khăn và buộc phải thực hiện vật lý trị liệu 3 lần/tuần.
"Một ngày nọ, tôi nhìn vào gương và bất ngờ khi thấy hình ảnh của mình trong đó. Đây là lời cảnh tỉnh thực sự và tôi quyết định phải dừng cách ăn uống này lại", Julie nói.
Cô đã quyết tâm giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập luyện vào năm 2015. Julie tránh xa những món nhiều calo, thay vào đó là rau và thịt gà. Cô bắt đầu tập gym với sự hướng dẫn của huấn luyện viên cá nhân. Để thúc đẩy giảm cân nhanh hơn, Julie đã thực hiện phẫu thuật thu hẹp dạ dày.
Giảm cân quá nhanh khiến da bụng cô bị chảy xệ. Vào năm 2017, cô chi 17.500 USD, khoảng hơn 400 triệu đồng, để phẫu thuật căng da bụng, nâng ngực và một số thủ thuật khác.
Sau 5 năm, đến năm 2020, những nỗ lực này đã giúp Julie giảm được gần 75 kg, từ 155 kg xuống còn 80 kg. Nhờ tập luyện, cô có được cơ thể cân đối. Julie cho biết đang tập luyện và học để trở thành huấn luyện viên cá nhân, theo Daily Mail.
Cách khắc phục đau đầu gối do rách sụn chêm Rách sụn chêm có thể ảnh hưởng lớn đến sức mạnh và khả năng vận động của khớp gối. Đối với những người thường xuyên tập luyện thể thao, chấn thương có thể nặng hơn nếu họ không biết mình bị rách sụn và vẫn tiếp tục tập. Khi nghi ngờ bị rách sụn chêm, người mắc phải ngừng ngay mọi hoạt động...