Các cầu thủ Manchester United với chiếc Cúp C1 đầu tiên.
52 năm trước, trên SVĐ Wembley, Luân Đôn, Manchester United gặp Benfica trong trận Chung kết thứ 13 của Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu – nay là UEFA Champions League.
Nếu hiện tại trắc trở và tương lai bế tắc, hãy nhìn vào quá khứ vinh quang để có thêm động lực.
Phút 53, “Bobby” Charlton đưa MU vượt lên dẫn trước bằng một cú đánh đầu. Phút 79, Graca cân bằng tỷ số cho Benfica bằng một tình huống sút chéo góc, đưa trận đấu bước vào hiệp phụ.
Trong hiệp phụ, với 3 bàn thắng liên tiếp ở các phút 92, 94 và 99 của George Best, Brian Kidd và “Bobby” Charlton, MU đã đánh bại nhà vô địch Bồ Đào Nha và lần đầu tiên giành cúp. Đây cũng là chiếc Cúp C1 (tên thường gọi ở Việt Nam) mà một câu lạc bộ của nước Anh giành được.
Chức vô địch của MU năm đó khiến cả châu Âu sửng sốt và khâm phục. Bởi chỉ 10 năm trước đó, vào ngày 6-2-1958, “thảm họa hàng không Munich” đã cướp đi của MU 8 cầu thủ trụ cột – những cầu thủ xuất sắc bậc nhất của châu Âu vào thời điểm đó cùng 3 người trong ban lãnh đạo CLB. HLV Matt Busby sau thảm kịch đó cũng thường xuyên bị bệnh tật hành hạ, thậm chí người ta đã 2 lần chuẩn bị sẵn lễ tang cho ông. Thảm họa đó cũng đã phá hủy đội bóng vĩ đại mà Matt Busby dày công xây dựng, được mệnh danh là “Busby Babes” – đội bóng của những chàng trai tuổi đôi mươi đang thống trị bóng đá Anh trong 2 mùa giải 1955-1956 và 1956-1957.
Từ năm 1960, ngay sau khi hồi phục chấn thương, HLV Matt Busby đã bắt tay vào tái thiết đội bóng dựa trên nòng cốt là những trụ cột còn sống sót như Harry Gregg, “Bobby” Charlton, Dennis Viollet, Bill Foulkes…
Những cầu thủ may mắn sống sót trên chuyến bay định mệnh mang số hiệu 609, Elizabethas GALZN-A5-57 đã chơi bóng thay phần cho cả những đồng đội đã mất và những người sống sót nhưng không thể tiếp tục chơi bóng như Johnny Berry, Jackie Blachflower…
Dennis Viollet trong mùa giải 1959/1960 đã phá vỡ kỷ lục của CLB khi ghi đến 32 bàn thắng. Bill Foulkes và Bobby Charlton phá vỡ kỷ lục ghi bàn cho cả câu lạc bộ và quốc gia.
Bên cạnh những nhân tố mới tài năng như Nobby Stiles được đôn lên từ đội trẻ, CLB cũng chiêu mộ thành công những danh thủ khi đó như Denis Law, George Best.
Video đang HOT
Số nhân viên ít ỏi của CLB khi ấy đã biến đau thương thành hành động. Họ sẵn sàng làm thêm không lương để giúp CLB vượt qua thời điểm khó khăn. Họ tiếp nhận đơn đăng ký mua vé xem trận đấu, tiếp nhận những bức thư đến, phân loại chúng, phân loại vé bán ra và thậm chí thu tiền… – những công việc lao động chân tay hằng ngày, nhưng là cách mà mọi người cùng nhau đối mặt, giải quyết mà không đòi hỏi lợi ích cho bản thân. Đó cũng cách để Manchester United có thể đương đầu và vượt qua biến cố tang thương nhất lịch sử CLB cũng như bóng đá thế giới.
Từ mùa giải năm 1964/1965, với “tam tấu” Best, Law và Charlton trong đội hình, MU đã trở lại là một thế lực ở nước Anh, bắt đầu chinh phục các danh hiệu, mà đỉnh cao chính là chức vô địch Cúp C1 mùa giải 1967-1968.
Từ mùa bóng 1909-1910, SVĐ Old Trafford điền tên vào bản đồ bóng đá thế giới. Trong 1 thế kỷ qua, “Nhà hát của những giấc mơ” đã chứng kiến Manchester United vượt qua không ít thử thách và cả thảm kịch để chinh phục đỉnh cao vinh quang, trở thành một thế lực của bóng đá thế giới, một đội bóng được yêu mến bậc nhất.
Kể từ khi Sir Alex Ferguson tuyên bố “nghỉ hưu” vào tháng 5-2013, Manchester United loay hoay với công cuộc tái thiết. Thế nhưng, tỷ lệ nghịch với núi tiền đổ vào thị trường chuyển nhượng là phong độ, bản sắc, phong cách và vị thế.
Các cầu thủ MU hiện tại, không lẽ không hiểu chiếc Cúp C1 năm 1968 quý giá nhường nào?.
Vinh quang trong quá khứ là áp lực thành tích hiện tại, song cũng là bệ đỡ vững chắc và động lực lớn lao, nếu có đủ khát khao và quyết tâm cùng nhau hành động, từ những việc giản đơn nhất.
Chuyện những trợ lý nổi tiếng không thể trở thành HLV giỏi
Trong thế giới bóng đá, có rất nhiều HLV khi còn là trợ lý của những chiến lược gia đại tài thì rất xuất sắc song đến lúc được trao cơ hội trực tiếp cầm quân lại gây thất vọng. Bởi quả thực, trong nghề huấn luyện, không phải lúc nào thầy hay cũng tạo ra trò giỏi.
Từ chuyện của Kidd....
Brian Kidd có lẽ là một trong những trợ lý giàu thâm niên gắn bó nhất với HLV Alex Ferguson. Cựu tiền đạo người Anh đã đảm nhận công việc huấn luyện ở đội trẻ Man United từ năm 1988 trước khi được Sir Alex cất nhắc lên làm trợ lý vào năm 1991 để thay cho Archie Knox. Suốt 7 năm trời, Kidd sát cánh với người sếp mà ông xem như thầy mình. Cùng với nhau, bộ đôi Ferguson - Kidd đã đem về cho Man United tới 4 chức vô địch Premier League.
Nói về tầm ảnh hưởng của Kidd tại Man United, chỉ cần nhìn vào việc chính ông là người tiến cử huyền thoại Ryan Giggs lên đội 1 là có thể thấy, vị trợ lý này mát tay như thế nào. Và cũng chính bởi cái mác "phó tướng" của Sir Alex và khả năng phát hiện những ngôi sao mà năm 1998, Kidd được Blackburn mời về làm HLV trưởng thay cho nhà cầm quân danh tiếng Roy Hogdson. Tại đội bóng này, Kidd được BLĐ "bơm" cho 20 triệu bảng để đưa về hàng loạt tân binh tiếng tăm và ông cũng đã có khởi đầu tuyệt vời khi được bầu chọn là HLV xuất sắc nhất Premier League tháng 8.
Brian Kidd (trái) thời còn là trợ lý cho Sir Alex Ferguson
Nhưng chuyện thực chiến không bao giờ là dễ dàng. Sau giai đoạn "tuần trăng mật" ngọt ngào ấy, "cuộc hôn nhân" giữa Kidd với Blackburn liên tục hứng chịu thử thách và sóng gió. Đến Giáng sinh 1998, Blackburn đã rơi xuống vị trí thứ 16 trên BXH với chỉ 1 điểm nhiều hơn nhóm xuống hạng. Đấy là một kết quả không thể chấp nhận nổi với đội bóng cách đấy 4 năm còn là nhà vô địch Premier League. Và rồi, những sự kiên nhẫn của BLĐ Blackburn đặt vào Kidd được đền đáp bằng... suất xuống hạng cuối mùa ấy. Tháng 11/1999, khi Blackburn vật vã mãi mà chưa tìm thấy đường thăng hạng, Kidd bị sa thải.
Kể từ đó, Brian Kidd không bao giờ trở lại cầm quân nữa. Ông trung thành với công việc của một "phó tướng", từ Leeds United, ĐT Anh, Sheffield United, Portsmouth và cuối cùng là Man City. Từ năm 2013 đến giờ, HLV 70 tuổi này vẫn là trợ lý ở đội bóng áo xanh thành Manchester, bất chấp thuyền trưởng là Roberto Mancini hay Pep Guardiola.
Rui Faria (phải) đã có 17 năm làm "phó tướng" cho Jose Mourinho
... đến những kẻ học tài thi phận
Chuyện của Brian Kidd cũng giống như chuyện của rất nhiều trợ lý nổi tiếng khác, những người rất xuất sắc khi làm "phó tướng" nhưng lại gây thất vọng tràn trề khi nhận ấn kiếm chỉ huy. Có thể kể ra đây Rui Faria, người đã theo làm "phó tướng" cho Jose Mourinho suốt 17 năm trời, qua hàng loạt đội bóng. Năm ngoái, vị trợ lý người Bồ Đào Nha này tin rằng, đã đến lúc ông xuất sư để trực tiếp nắm sa bàn. Lựa chọn đội bóng Qatar là Al Duhail, Rui Faria dường như đã tính toán rất kỹ lưỡng và thận trọng. Nhưng vào tháng 1 năm nay, chính xác là 1 năm 2 ngày sau khi tới Al Duhail, cựu phó tướng của Mourinho đã bị đội bóng Trung Đông sa thải.
Một phó tướng khác cũng rất giống Faria là Pep Lijnders. 4 năm học hỏi dưới trướng HLV xuất sắc Juergen Klopp tưởng như đã trang bị cho vị trợ lý này những kỹ năng cầm quân đáng nể. Thế nên, khi Lijnders rời Liverpool để đảm nhận cương vị HLV trưởng NEC Nijmegen, nhiều người kỳ vọng đội bóng hạng Nhì Hà Lan này sẽ cất cánh. Nhưng sau 1 mùa giải cùng Lijnders, NEC Nijmegen thậm chí còn chơi tệ hơn mùa trước và hệ quả là tháng 7/2019, cựu phó tướng của Klopp cũng ra đi không kèn không trống.
Pep Lijnders (trái) từng là "cánh tay phải" của Juergen Klopp
Vẫn còn rất nhiều cái tên khác trải qua hành trình tương tự. Chẳng hạn như Pako Ayestaran, cựu phó tướng của Rafa Benitez, người đã 3 lần bị sa thải kể từ sau khi đứng ra "làm riêng" vào năm 2016. Hay Paul Clement, cựu trợ lý cho Carlo Ancelotti từ Real Madrid cho tới Bayern Munich. Ông này cũng bị Derby, Swansea và Reading sa thải khi trực tiếp nắm sa bàn.
Vậy điều gì khiến các phó tướng ấy không thành công khi đảm nhận cương vị thuyền trưởng? Dĩ nhiên, như mọi vấn đề phức tạp, chuyện này cũng có rất nhiều góc nhìn. Nhưng hãy nghe một người trong cuộc lý giải, để có cái nhìn cận cảnh. "Đấy là vấn đề phẩm chất cá nhân", Chris Hughton, người từng có 15 năm làm trợ lý ở Tottenham trước khi dẫn dắt Newcastle, Birmingham, Norwich và Brighton nói.
"Không phải ai cũng có thể làm HLV trưởng được. Làm trợ lý, bạn có thể làm tốt với sự mẫn cán. Nhưng khi trực tiếp cầm quân, bạn phải trở thành một con người khác. Bạn phải sẵn sàng ra quyết định, dù khó khăn và nghiệt ngã tới đâu. Bạn phải biết cân bằng các mối quan hệ trong CLB. Và bạn thậm chí phải biết trở mặt 180 độ với ai đó khi cần".
Cách nói của Houghton có thể hơi khó nghe. Nhưng có lẽ, đấy là cách lý giải dễ hiểu nhất cho câu hỏi, tại sao nhiều phó tướng xuất sắc không thể trở thành nhà cầm quân tài ba, như "sư phụ" của mình.
"Phải tự tin mới làm được việc lớn"
Vào năm 1999, sau khi Brian Kidd rời khỏi Man United để "làm riêng", Sir Alex Ferguson đã có những nhận xét rất giá trị về người phó tướng. Trong tự chuyện có tên "Managing My Life", chiến lược gia huyền thoại này mô tả Kidd "thường tỏ ra thiếu chắc chắn khi quyết định và quá bận tâm về truyện sức khỏe". Những người như thế, theo Sir Alex, sẽ không thể làm nên đại nghiệp được.
2 - Khi làm trợ lý tại Man City, Brian Kidd đã có 2 trận tạm quyền dẫn dắt đội bóng sau khi HLV trưởng Roberto Mancini bị sa thải. Kết quả là Kidd thắng 1 và thua 1 (bị Norwich đánh bại 3-2 ngay trên sân nhà).
Minh Tâm
CHOÁNG! Arsenal lột xác, 'Beckenbauer 2.0' bất ngờ đá đểu Emery Ngôi sao của The Gunner có phát biểu đầy ẩn ý sau khi đánh bại M.U trên sân nhà. Sau tất cả, Arsenal cũng có chiến thắng đầu tiên dưới thời HLV Mikel Arteta bằng việc đánh bại Manchester United 2-0. Những cái tên lập công giúp CLB Bắc London giành trọn vẹn 3 điểm đó chính là "bom tấn" Nicolas Pepe, cùng...