Các cách phòng tránh hen phế quản hiệu quả cần áp dụng
Phòng tránh hen phế quản luôn là một trong những nguyên tắc quan trọng khi thời tiết thay đổi. Chúng không chỉ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Hen phế quản là bệnh lý thường gặp khi thời tiết trở lạnh, thay đổi khí hậu. Đặc biệt bệnh xuất hiện từ rất sớm, chủ yếu ở các đối tượng thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. Để phòng tránh hen phế quản cần tránh xa các tác nhân gây bệnh cũng như sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu ban đầu.
1. Tránh xa các nguyên nhân gây cơn hen
Có nhiều nguyên nhân khởi phát cơn hen. Do đó, để phòng tránh hen phế quản và hạn chế những cơn hen gây tổn thương phế nang, đường ống dẫn khí hãy tránh xa các tác nhân sau đây:
Tránh xa các nguyên nhân khởi phát cơn hen:
- Không nên để vật nuôi có nhiều lông như chó, mèo, chim cảnh trong nhà. Nếu nhà có vật nuôi, cần sử dụng máy hút lông, để giảm gây dị ứng.
- Sử dụng xá biện pháp diệt gián, làm sạch bụi bẩn trong nhà.
- Không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc.
- Nhưng sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid, ức chế beta, aspirin… nếu nghi ngờ chúng là nguyên nhân gây nên các cơn hen phế quản.
- Hạn chế không sử dụng các loại thuốc xịt mũi, côn trùng, các chất tạo mùi hương nồng, hắc được làm từ hóa chất.
- Tránh những khu vực có nhang khói.
Video đang HOT
- Dọn sạch nhà cửa, không nên sử dụng thảm, vệ sinh, giặt khăn trải giường thường xuyên và phơi ngoài nắng. Duy trì không khí trong lành, thoáng mát cho nơi ở.
2. Sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài
Các cách phòng tránh hen phế quản được nhiều người áp dụng nhất chính là sử dụng thuốc trong thời gian dài. Nếu phát hiện các dấu hiệu dưới đây, bạn cần tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán cụ thể:
- Các cơn ho, hen không được kiểm soát tốt.
- Các cơn hen xuất hiện thường xuyên, nhiều hơn 1 lần trong tuần (ít nhất là 4 lần trong vòng 1 tháng). Tỉnh giấc vì cơn hen khó chịu quá 2 lần / tháng và phải dùng thuốc mới có thể cắt cơn hen mỗi ngày.
- Người từng có tiền sử nhập viện do cơn hen nặng.
Loại thuốc phòng tránh hen phế quản hiệu quả và được sử dụng phổ biến hiện nay chính là corticoid dạng hít. Thuốc có tác dụng nhanh, an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên sử dụng corticoid trong thời gian dài (Thông thường trong nhiều tháng) để mang lại kết quả điều trị, cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp tối ưu.
Trong quá trình sử dụng, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa hoặc nấm hầu họng. Bởi vậy cần chú ý vệ sinh răng miệng, súc họng sau khi sử dụng.
Theo một điều tra của viện nghiên cứu khoa học, đa phần bệnh nhân không sử dụng ống thuốc hút đúng cách. Điều này vô tình khiến cơn hen bội kích phát và làm giảm hiệu quả của thuốc. Bởi vậy, khi sử dụng bạn cần chú ý làm đúng theo các kỹ thuật được hướng dẫn.
3. Cách phòng tránh hen phế quản ban đầu
Các biện pháp phòng ngừa khởi phát hen phế quản luôn được chú trọng. Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hen chính là sự tương tác giữa yếu tố gen và môi trường. Do đó, rất nhiều trẻ em mắc bệnh ngay từ khi mới chào đời hay thậm chí là từ lúc trong bụng mẹ.
Bởi vậy, cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ hen phế quản ban đầu cho trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ đó là chú ý đến chế độ dinh dưỡng, dị nguyên, chất ô nhiễm, vi khuẩn và các yếu tố tâm lý – xã hội.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – Do đó việc áp dụng các cách phòng tránh hen phế quản là rất quan trọng. Đây là cách hiệu quả để mọi người bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.
Lê Thọ Hưng
Các mức độ của bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản có thể được chia thành nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Với mỗi mức độ hen, cách nhận biết cũng như điều trị đều có sự khác biệt.
Bệnh hen phế quản có rất nhiều mức độ. Một số trường hợp có thể rất nhẹ và không cần điều trị hoặc điều trị y khoa tối thiểu.
Tuy nhiên, bệnh cũng có thể rất nặng và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Các chuyên gia chia hen suyễn thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng và những mức độ này được xác định bởi tần suất và mức độ nặng của triệu chứng bệnh hen phế quản.
1. Các mức độ của bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản được chia thành 4 mức độ, bao gồm:
- Mức độ 1: Hen phế quản độ 1 nhẹ không thường xuyên. Cơn hen đôi lúc xảy ra cơn hen ban ngày 1 lần trong tuần, hoặc có thể xảy ra ban đêm 2 lần trong tháng. Chức năng hô hấp của cơ thể hoạt động bình thường giữa các cơn hen.
- Mức độ 2: Hen nhẹ, dai dẳng. Cơn hen ban ngày xảy ra nhiều hơn 1 lần trong tuần nhưng ít hơn 1 lần trong ngày. Xuất hiện hiện tượng khó thở về đêm hơn 2 lần trong tháng nhưng ít hơn 1 lần trong tuần. Chức năng hô hấp của cơ thể bình thường giữa các cơn hen.
- Mức độ 3: Hen trung bình, dai dẳng. Người bệnh có thể tương đối kiểm soát được cơn hen. Những triệu chứng của bệnh hen phế quản xuất hiện hàng ngày. Cơn hen ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ. Bệnh nhân cảm thấy khó thở về đêm ít nhất 1 lần trong tuần. Và chỉ số EV1 - Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên là 60%
- Mức độ 4: Hen nặng, dai dẳng. Bệnh nhân cảm thấy khó thở liên tục, xuất hiện các triệu chứng hàng ngày. Cơn hen nặng dần và xảy ra nhiều lần theo thời gian.
2. Chỉ định điều trị theo mức độ bệnh
Thuốc chống viêm:
Corticoid chống viêm được kết hợp với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài và chứa trong một bình hít định liều duy nhất được chỉ định để điều trị bệnh hen phế quản. Loại thuốc kết hợp này cho tác dụng hiệp đồng (nghĩa là làm tăng tác dụng của từng thành phần thuốc trong bình) nhờ tác động trên các mặt khác nhau của cơ chế sinh bệnh hen là viêm và co thắt đường thở.
Loại thuốc kết hợp này có hiệu quả điều trị cao hơn so với khi dùng đơn lẻ từng thành phần thuốc. Hiện nay, trên thị trường có dạng phối hợp Salmeterol Fluticasone propionate (Seretide). Tác dụng phụ của dạng phối hợp này giống như tác dụng phụ của Corticoid hít và giãn phế quản tác dụng kéo dài.
Nhóm cắt cơn:
Nhóm gồm các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, có hiệu quả duy trì trong 4 đến 6 giờ. Tác dụng của các thuốc này thay đổi rất nhiều tùy theo cơ địa của mỗi người. Các thuốc này có thể sử dụng dạng uống và dạng hít. Các thuốc dạng hít được chứa trong các bình xịt định liều và cho hiệu quả tức thời. Để có hiệu quả cao, bệnh nhân phải biết sử dụng dụng cụ hít đúng cách.
Các thuốc được sử dụng hiện nay là Salbutamol (Albuterol), Terbutaline, Fermoterol, Reproterol...
Tùy theo mức độ của bệnh hen phế quản mà cách điều trị cũng có nhiều khác biệt.
- Mức độ 1: Các triệu chứng hen nhẹ và không thường xuyên thì không cần sử dụng thuốc.
- Mức độ 2: Hen nhẹ và dai dẳng. Cần sử dụng Corticoid dạng hít phối hợp với thuốc cắt cơn khi có cơn hen xảy ra.
- Mức độ 3: Lúc này triệu chứng bệnh xuất hiện nhiều hơn và dai dẳng. Bệnh nhân nên sử dụng corticoid hít (200 - 1000 mcg) phối hợp với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.
- Mức độ 4: Hen phế quản độ 4, khi bệnh hen phế quản nặng và dai dẳng. Chỉ định điều trị được đưa ra là Corticoid dạng hít (> 1000 mcg) phối hợp với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Nếu không kiểm soát được cơn hen, kết hợp thuốc phối hợp này với Corticoid uống và giãn phế quản tác dụng kéo dài loại uống.
Anh Dũng
Phác đồ điều trị hen phế quản ở trẻ em như thế nào? Điều trị hen phế quản ở trẻ em với một số mục tiêu chính: Cắt cơn hen phế quản, điều trị duy trì để cơn hen không tái phát đồng thời tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 1. Mục tiêu điều trị hen phế quản ở trẻ em Mục tiêu điều trị hen phế quản ở trẻ em là phòng ngừa các...