Các bước trị môi khô và nứt nẻ hiệu quả
Vào thời điểm giao mùa, môi thường bắt đầu bị khô và nứt nẻ. Đây là hiện tượng rất bình thường đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh và hanh khô.
Những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng môi bị khô và nứt nẻ thường do môi bị tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với gió, mặt trời, thời tiết lạnh hoặc không khí khô; ngoài ra, việc phải há miệng để thở do nghẹt mũi, liếm môi thường xuyên, do thiếu nước, do một số chất trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da hoặc do môi trường xung quanh cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng môi bị khô và nứt nẻ.
Dưới đây là những bước hiệu quả nhất có thể trị đôi môi khô và nứt nẻ của bạn.
Bước 1:
Hạn chế để môi bị tiếp xúc quá nhiều với không khí bên ngoài. Thường xuyên sử dụng son dưỡng môi, đặc biệt khi thời tiết khô và lạnh. Hãy luôn nhớ đem theo son dưỡng môi bên mình và dùng son nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ giúp giữ ẩm cho đôi môi bạn và cũng là cách phòng ngừa môi khô và nứt nẻ hiệu quả. Nếu môi bạn đã bị khô và nứt nẻ thì hãy chuyển sang sử dụng son dưỡng ẩm.
Bước 2:
Tránh để môi bị phơi ra ngoài nắng, gió và thời tiết lạnh. Nên dùng khăn quàng để che môi lại khi ra đường vào mùa đông. Mùa hè thì bạn hãy sử dụng son dưỡng môi có chứa thành phần chống nắng.
Bước 3:
Luôn cố gắng thở bằng mũi và hạn chế tối đa thở bằng miệng. Khị bạn phải thở bằng miệng, bạn đã trực tiếp “phơi” môi mình ra gió và không khí, dẫn đến việc đôi môi bạn sẽ càng bị khô
Bước 4:
Luôn nhớ uống nhiều nước hàng ngày để dưỡng ẩm cho làn da và đôi môi. Nếu có thể, bạn hãy dùng máy tạo ẩm trong phòng ngủ hoặc nơi bạn dành nhiều thời gian nhất trong nhà.
Bước 5:
Tránh liếm và cắn môi. Nhiều người nghĩ rằng liếm môi sẽ làm cho môi ẩm hơn, nhưng thực chất, nước bọt sẽ nhanh chóng bay hơi, kéo theo cả độ ẩm vốn có của môi, và sẽ làm cho môi bạn càng khô hơn.
Bước 6:
Video đang HOT
Nếu đã áp dụng những cách trên trong vòng 2-3 ngày mà môi bạn vẫn không đỡ khô và nứt nẻ, bạn nên gặp bác sỹ da liễu để tìm hiểu nguyên nhân gốc gây ra tình trạng môi khô và nứt nẻ dài hạn.
Theo Alobacsi
Chào nhé, môi khô nẻ
Bạn ghét phải thức dậy buổi sáng với bờ môi khô, nứt nẻ? Tệ hơn khi bạn luôn nhăn nhó mỗi lúc nhấm nháp ly cà phê, ăn món ăn nóng hay say đắm bên người yêu thương..
Môi không có tuyến mồ hôi và rất ít tuyến dầu. Bên cạnh đó, lớp bảo vệ bên ngoài làn môi rất mỏng nên dễ bị khô nẻ, gây đau đớn. Hiện tượng môi bị khô, nứt nẻ thường là biểu hiện đầu tiên của tình trạng thiếu nước, có thể xuất phát từ những nguyên nhân như không khí khô, hanh, thở bằng miệng, thói quen liếm môi, nhiệt độ, ánh nắng mặt trời,...
Ngoài những nguyên nhân trên, thì thủ phạm gây khô nứt môi còn là do stress, suy nhược cơ thể, sử dụng son môi không phù hợp, dị ứng thực phẩm, một số loại thuốc trị bệnh cũng có tác dụng phụ gây khô môi, hoặc cũng có thể liên quan đến bệnh eczema (cần được thăm khám để bác sĩ chuẩn đoán chính xác nhất).
Như vậy để điều trị bệnh khô môi hiệu quả, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách khắc phục phù hợp.Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng khô môi
1. Nhiệt độ: Mặc dù thời tiết và gió lạnh thường bị kết tội nhưng nhiều khi đó không phải là thủ phạm chính bởi tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ thời tiết nào: không khí lạnh và hanh khô hay tiết trời ấm áp.
Vấn đề chính là ở các thiết bị sưởi ấm trong nhà, trên ô tô, chúng thường lấy đi độ ẩm của không khí và nghiễm nhiên dẫn tới tình trạng khô môi.Ngoài ra, đôi môi vẫn có thể bị rám nắng vào những ngày trời nổi gió, nhiều mây.
2. Mỹ phẩm: Đặc biệt thận trọng với các loại mỹ phẩm có chứa các chất kích thích khiến da môi bong tróc.
Chất capsacin (chiết xuất từ ớt ngọt), bạc hà và tinh dầu bạc hà là các thành phần nên tránh.
Phenol, một thành phần dùng trong các loại dưỡng môi truyền thống cũng có thể đẩy nhanh quá trình làm khô da môi nhưng không bao giờ được đề cập trong các quảng cáo hấp dẫn. Mặc dù chất phenol chứa rất ít trong các mỹ phẩm dành cho môi nhưng nó cũng là một thành phần không thể thiếu trong sản phẩm lột da.
3. Thực phẩm: Các loại thực phẩm nhiều gia vị và axit trong các loại quả họ cam quýt có thể gây "bỏng" môi, dẫn tới hiện tượng môi khô và tấy.
Những người dị ứng với lạc nên chú ý các sản phẩm dưỡng môi có chứa thành phần như shea butter (chất béo có trong cây hạt mỡ).
4. Dược phẩm: Nếu các nguyên nhân kể trên đã được loại trừ thì hãy tìm kiếm "thủ phạm" trong tủ thuốc.
Một số loại thuốc trị mụn có thể đóng vai trò quan trọng dẫn tới tình trạng kho môi dù bạn không hề bôi chúng lên môi. Các sản phẩm trị mụn trực tiếp dạng bôi và các sản phẩm chống lão hoá chẳng hạn như benzoyl peroxde, axit alpha-hydroxy hay retinoids có thể gây kích thích khi chúng được bôi ở gần môi.
Những người có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng với các sản phẩm dùng cho môi.
Những thủ phạm khác bao gồm tình trạng khử nước, thói quen thường xuyên liếm môi, bặm môi và do ngạt mũi (phải thở đường miệng)... đều có thể làm làn môi của bạn trở nên khô và đau nhức.
Bạn không cần phải lo lắng với làn môi khô khó chịu của mình nữa. Hãy cùng tìm hiểu một vài bí quyết xoa dịu làn môi khô nứt nẻ nhé:
Mát-xa môi với dầu oliu hoặc sữa tươi
Oliu là một loại quả hạch, một loại quả vỏ có nhiều thịt với hạch và có hình dạng tròn hoặc bầu dục. Dầu Oliu được chiêt xuât từ chất nước tự nhiên của trái Oliu, một sản phẩm nguyên chất thu được bằng phương tiện máy móc hoặc phương thức tự nhiên. Dầu của trái Oliu được tìm thấy trong vỏ quả, phần nhiều là trong phân thịt của trái.
Dầu oliu có rất nhìu công dụng như :tốt cho tim mạch, chống lão hóa,ngăn ngừa ung thư vú, hạ huyết áp, làm dịu cơn đau đầu,tốt cho bé ăn dặm, làm đẹp móng,chăm sóc cho đôi tay chân, chăm sóc da, xóa vết nhăn làm mượt tóc .....
Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy bôi một chút dầu oliu hoặc sữa tươi lên môi và tiến hành những động tác mát-xa nhẹ nhàng khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Bạn cũng có thể lưu lại lớp dưỡng ấy trên môi qua đêm. Làm như vậy, đôi môi của bạn sẽ mềm, mịn và gợi cảm hơn.
Đắp trà xanh
Trà xanh là một trong những loại thảo dược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt cho cơ thể
Một trong số những lợi ích của trà xanh là phòng ngừa và điều trị bệnh đa xơ cứng. Trà xanh được cho là có tác dụng ngăn chặn ung thư và cũng được sử dụng trong điều trị kết hợp với hóa trị liệu.
Ngoài ra, trà xanh còn giúp kiểm soát dịch bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson, giảm tình trạng hình thành cục máu đông là nguyên nhân gây ra bệnh tim.
Nước trà xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là sản phẩm làm đẹp vô cùng hữu hiệu, giúp bạn chăm sóc từ da đến tóc. Hàng ngày, bạn bôi nước trà xanh lên môi hoặc đắp bã trà sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết và dưỡng chất giúp làm mềm môi.
Sử dụng mật ong nguyên chất
Mật ong nguyên chất (còn gọi là mật ong sống) chính là mật ong rừng được lấy trực tiếp từ tổ ong, chưa được đun nóng, diệt khuẩn hay chế biến dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không được cho thêm hay lấy đi bất kỳ chất gì.
Mật ong nguyên chất không chỉ được ưa chuộng trong việc chế biến món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh:bồi bổ cơ thể, giúp da dẻ hồng hào, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc,dễ ngủ, chống cảm lạnh
Mật ong được cho là một trong những "thần dược" giúp nhanh lấy lại bờ môi mịn màng. Hãy thoa mật ong lên môi và để khô trong vòng 15 phút, sau đó dùng khăn ấm lau sạch mật ong trên môi và khóe miệng. Bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể nếu thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong vòng 1 tuần.
Tẩy trang môi cẩn thận
Nhiều bạn trong lúc tẩy trang thường chỉ nhớ đến vùng da mặt, mắt mà quên đi môi. Hãy nhớ, làn da môi mỏng manh cũng cần được chăm sóc cẩn thận. Bước đầu tiên là phải làm sạch môi trước khi áp dụng bất cứ biện pháp chăm sóc nào khác. Da môi nhạy cảm nên cần chọn loại dung dịch tẩy trang phù hợp, tốt nhất là sử dụng loại tẩy trang chuyên dụng cho môi.
Bổ sung vitamin B2
Vitamin B2, còn được gọi là riboflavin, hoặc phụ gia E101 là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người. Vitamin B2 rất quan trọng để phá vỡ các thành phần thực phẩm, hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, và duy trì các mô.
Khi vào cơ thể, vitamin B2 được biến đổi thành các dạng co-enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô và sự hoạt hóa vitamin B6 (vì khi thiếu hụt vitamin B6 có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt môi...), liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu...
Khi thiếu vitamin B2 sẽ gây nên hiện tượng sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng. Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Vì vậy, hãy bổ sung vitamin B qua thực phẩm như các loại hạt đậu, trứng, sản phẩm từ sữa, gan, thận...
Không quên son dưỡng ẩm
Son dưỡng ẩm là một loại sáp bôi tại chỗ môi của miệng để làm giảm nứt nẻ môi hoặc khô, viêm miệng , lở loét mạnh . Son dưỡng môi thường chứa sáp ong hoặc sáp carnauba , long não , cồn cetyl , lanolin , paraffin , petrolatum ,. Có chứa hương thơm, tinh dầu bạc hà , phenol , axit salicylic và kem chống nắng
Trong những ngày hanh khô, một thỏi son dưỡng ẩm nên là "người bạn bất ly thân" của chị em phụ nữ. Hãy thường xuyên bôi một lớp bảo vệ, che chắn môi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bạn nên chọn loại son có thành phần dưỡng ẩm và các tinh dầu tự nhiên cao. Ngoài ra, với son màu, bạn cũng cần chú ý chọn loại son có chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 15.
Bỏ thói quen liếm môi
Phản ứng tự nhiên của mọi người là liếm môi nhằm làm mềm môi nếu thấy môi đang bị khô và nứt nẻ. Nhưng cách cung cấp độ ẩm kiểu này chỉ làm đôi môi của bạn càng khô hơn.
Theo PNO
Chế kem dưỡng môi từ quả mọng Khi những cơn gió se lạnh xuất hiện cũng chính là thời điểm bạn cần sự quan tâm đặc biệt đến đôi môi. Bởi, tiết chuyển mùa khiến đôi môi dễ bị khô, nứt nẻ. Để lấy lại vẻ ngọt ngào cho đôi môi, bạn cần phải dưỡng môi hàng ngày. Sau đây là công thức "chế" kem dưỡng môi từ nguyên liệu...