Các bước thực hiện chuyển mạng giữ số nhanh chóng và thuận tiện
Hướng dẫn rõ các bước thực hiện chuyển mạng giữ số cho thuê bao di động từ ngày 16/11.
Hướng dẫn rõ các bước thực hiện chuyển mạng giữ số cho thuê bao di động từ ngày 16/11.
Từ ngày 16/11, chỉ với 60.000 đồng, trong vòng 24 giờ, các thuê bao di động trả sau của VinaPhone, Viettel và MobiFone có thể chuyển mạng giữ nguyên số.
Trước mắt, dịch vụ này chỉ mới triển khai với các thuê bao trả sau để đánh giá tác động, dự kiến 1/1/2019 có thêm Vietnamobile, và sẽ thực hiện cho tất cả thuê bao trả trước và trả sau.
Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Khách hàng ( nhà mạng A) cần đến điểm giao dịch của doanh nghiệp mong muốn chuyển đến (nhà mạng B), đăng ký dịch vụ chuyển mạng bằng cách điền tờ đăng ký sử dụng dịch vụ chuyển mạng, nộp kèm các giấy tờ đã chuẩn bị, nộp cước chuyển mạng, nhận 1 SIM trắng của doanh nghiệp chuyển đến (để dùng sau khi chuyển mạng thành công).
Bước 2: Nhà mạng B kiểm tra thủ tục và khởi tạo yêu cầu chuyển mạng gửi đến Trung tâm chuyển mạng quốc gia.
Video đang HOT
Bước 3: Trong vòng 24h kể từ thời điểm đăng ký dịch vụ chuyển mạng, khách hàng nhắn tin SMS từ số điện thoại của mình (là số điện thoại thuê bao đã đăng ký chuyển mạng) với cú pháp: YCCM và gửi đến đầu số 1441 để đăng ký.
Bước 4: Trung tâm chuyển mạng quốc gia tiếp nhận yêu cầu của nhà mạng B và tin nhắn của thuê bao và chuyển thông tin lại cho nhà mạng A.
Bước 5: Nhà mạng A kiểm tra điều kiện chuyển mạng, trả lời đồng ý/từ chối yêu cầu của thuê bao thông qua Trung tâm chuyển mạng.
Bước 6: Trung tâm chuyển mạng phản hồi kết quả cho thuê bao và nhà mạng B. Nếu yêu cầu chuyển mạng được chấp nhận, Trung tâm chuyển mạng thông báo kế hoạch chuyển mạng cho nhà mạng A và nhà mạng B.
Đối với yêu cầu chuyển mạng không được chấp nhận, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn nêu rõ lý do từ chối. Khách hàng sẽ nhận được tin nhắn thông báo chuyển mạng thành công từ số 1441.
Theo Báo Mới
Đăng ký SIM mới vẫn phải chụp ảnh chân dung
Những nội dung chính tại cuộc họp giao ban quản lý Nhà nước tháng 10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra vào chiều ngày 5/11 đã được Bộ công bố vào chiều 6/11, trong đó có vấn đề về xử lý SIM rác.Để xử lý vấn đề SIM rác, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định người dùng đăng ký SIM mới phải đăng ký đầy đủ thông tin, bao gồm cả chụp ảnh...
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Hùng, các nhà mạng dùng giải pháp kỹ thuật phát hiện SIM kích hoạt trước và xử lý triệt để tình trạng SIM rác.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, để xử lý vấn đề SIM rác, Bộ đã đưa ra các giải pháp gồm: (1), SIM mới sẽ phải đăng ký đầy đủ thông tin, bao gồm cả chụp ảnh; (2), các nhà mạng không đưa ra thị trường SIM giá rẻ, để tránh việc dùng SIM thay thẻ cào điện thoại; và (3), nghiên cứu công nghệ nhận dạng và xác thực ảnh chụp với ảnh chứng minh thư.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ba giải pháp này sẽ giải quyết đáng kể vấn nạn SIM rác, trong khi đợi giải pháp căn cơ là xây dựng cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Với nội dung trên, như vậy, người dùng khi đăng ký SIM mới vẫn sẽ phải chụp ảnh chân dung.
Trước đó, tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội, chiều 30/10 và sáng 1/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cho rằng, gốc vấn đề nằm ở chỗ phải có một cơ sở dữ liệu công dân chính xác, phải xác định được mối quan hệ giữa người đến đăng ký gắn vào SIM và gắn vào chứng minh thư nhân dân.
Chứng minh thư nhân dân hiện nay nhiều nước đã cài vào ID duy nhất, ảnh, vân tay, khi người đến đăng ký chìa chứng minh nhân dân ra cắm vào máy là hiện vân tay và ảnh. Công ty cung cấp SIM chỉ cần chụp ảnh và so với cơ sở dữ liệu đấy. Nếu ảnh trùng với ảnh trong chứng minh thư thì đây đúng là người sở hữu chứng minh thư đó, như thế SIM sẽ gắn vào chứng minh thư và gắn vào đúng người đó.
Giải pháp căn cơ là người dùng SIM phải chính danh, đăng ký đầy đủ thông tin, cái gốc là cơ sở dữ liệu căn cước công dân có số chứng minh, ảnh, vân tay để khi đăng ký chính xác đúng người, đúng SIM.
Ông cũng cho rằng, SIM rác là khái niệm chưa được định nghĩa trong văn bản pháp luật mà thường dùng để chỉ SIM không có thông tin chính xác về người dùng và không tìm ra người dùng. SIM rác tồn tại dưới 2 dạng, kích hoạt sẵn tồn tại trên kênh phân phối, có thể mua dễ dàng và SIM đã đến tay người dùng.
Tuy nhiên, trong lúc chưa có cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Bộ Thông tin Truyền thông đã thực hiện một số giải pháp để thu hồi SIM rác. Ông cho biết, từ cuối năm 2016, các nhà mạng đã tiến hành thu hồi SIM rác kích hoạt sẵn. Từ tháng 7/2017 đến nay đã thu hồi được 24 triệu SIM, trong đó 50% thuộc về nhà mạng lớn nhất là Viettel; tổ chức đăng ký lại thông tin thuê bao, từ 7/2017 các nhà mạng tổ chức đăng ký lại trong đó có chụp ảnh, những thuê bao chưa đủ thông tin mà không đăng ký lại thì kiên quyết cắt dịch vụ.
Cũng tại buổi giao ban trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo, các nhà mạng dùng giải pháp kỹ thuật phát hiện SIM kích hoạt trước và xử lý triệt để tình trạng SIM rác, thực hiện nghiêm Nghị định 49 về khóa SIM thuê bao không đủ thông tin.
Trong một thông tin liên quan đến vấn đề chụp ảnh chân dung thuê bao, cuối tháng 9 vừa qua, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP mà Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành lấy ý kiến người dân, có đề cập đến việc xem xét bãi bỏ quy định chụp ảnh chính chủ thuê bao điện thoại di động.
Trong tờ trình dự thảo, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngay sau khi các quy định về việc chụp ảnh, bổ sung ảnh chụp được các doanh nghiệp triển khai, người dân và các cơ quan báo chí đã có phản ứng cho rằng: chụp ảnh là xâm phạm đến quyền riêng tư của người dân, có thể gây lộ lọt thông tin riêng và không cần thiết do đã có chứng minh nhân dân; đối với các thuê bao đã có thông tin chính xác (như thuê bao trả sau) mà vẫn yêu cầu bổ sung chụp ảnh là không cần thiết,....
Bộ cho biết, sau khi nhận được các phản hồi này, Bộ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời chủ động phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình để trao đổi, làm rõ những quy định có liên quan nhằm tạo sự đồng thuận trong người dân, xã hội, đồng thời nghiên cứu, xem xét các vấn đề có liên quan.
Bộ cũng cho rằng, việc chụp ảnh, bổ sung ảnh chụp thật sự không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý và nếu tiếp tục yêu cầu các thuê bao (đặc biệt là các thuê bao đã có thông tin đầy đủ, chính xác như các thuê bao trả sau) đi bổ sung ảnh chụp (các doanh nghiệp ước tính là còn khoảng 38 triệu thuê bao dạng này) sẽ lại tiếp tục gặp phản ứng, do vậy thực sự cần xem xét, bãi bỏ quy định này.
Theo Báo Mới
Thủ tục chuyển mạng giữ số thế nào, mất bao nhiêu tiền? Để có thể chuyển mạng giữ số, khách hàng sẽ phải đóng một khoản cước chuyển mạng... Để thực hiện chuyển mạng giữ số, khách hàng chỉ phải làm thủ tục một lần tại điểm giao dịch của nhà mạng chuyển đến Theo báo Tiền Phong, ngày 16/11, ba nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ chính thức triển khai dịch vụ chuyển...