Các bộ trưởng BRICS gặp nhau để thúc đẩy nhóm đối trọng với phương Tây
Các ngoại trưởng BRICS có khả năng thảo luận về việc kết nạp thành viên mới trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đang thúc đẩy tăng cường sức mạnh của BRICS.
Biển hiệu Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của các nước BRICS tại trụ sở chính ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 30/5/2023. Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters, các bộ trưởng ngoại giao của nhóm BRICS (Trung Quốc, Nam Phi, Nga, Ấn Độ, Brazil) sẽ nhóm họp tại Nam Phi từ ngày 1/6, khi 5 quốc gia này tìm cách củng cố vị thế đối trọng với sự thống trị địa chính trị của phương Tây sau cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Các cuộc đàm phán là khúc dạo đầu cho hội nghị thượng đỉnh vào tháng 8 tới tại Johannesburg. Các nhà chức trách Nam Phi xác nhận rằng Bộ trưởng ngoại giao các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi sẽ tham dự cuộc họp tại Cape Town trong khi đại diện của Trung Quốc là một quan chức cấp Thứ trưởng.
Không có chương trình nghị sự nào được công khai, nhưng các nhà phân tích cho biết những cuộc thảo luận sẽ nhằm mục đích làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa các thành viên hiện tại và xem xét việc mở rộng nhóm.
Video đang HOT
Chuyên gia phân tích Cobus van Staden tại Viện Các vấn đề Quốc tế Nam Phi cho biết: “BRICS đang tự định vị mình như một giải pháp thay thế cho phương Tây và là một cách để tạo không gian cho các cường quốc mới nổi”.
Từng được coi là một hiệp hội lỏng lẻo, chủ yếu mang tính biểu tượng của các nền kinh tế mới nổi khác nhau, BRICS trong những năm gần đây đã định hình cụ thể hơn, ban đầu do Bắc Kinh thúc đẩy và kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022, có thêm sự thúc đẩy từ Nga.
Các cuộc thảo luận về Ngân hàng Phát triển mới của BRICS, vốn đã ngừng tài trợ cho các dự án ở Nga để tuân thủ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, dự kiến diễn ra hôm nay (ngày 1/6), một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nam Phi cho biết.
Trong bối cảnh phân cực địa chính trị ngày càng gia tăng do cuộc xung đột Nga-Ukraine, các nhà lãnh đạo BRICS cho biết họ sẵn sàng kết nạp thêm các thành viên mới, trong đó có các nước sản xuất dầu mỏ.
Các quan chức cho biết Venezuela, Argentina, Iran, Algeria, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) nằm trong danh sách những nước đã chính thức đăng ký tham gia hoặc bày tỏ sự quan tâm.
William Gumede, một nhà phân tích chính trị Nam Phi, người đã viết nhiều về BRICS, nhận định: “Nếu họ có thể thu hút các nước sản xuất dầu mỏ thì đó sẽ là chìa khóa quan trọng, dựa vào hệ thống đồng đô la dầu mỏ”.
Vì sao Nga ngày càng chú trọng thúc đẩy hợp tác với châu Phi?
Sự mở rộng hợp tác của Nga với châu Phi cũng được thúc đẩy bởi mong muốn thể hiện ảnh hưởng của mình và chống lại ảnh hưởng của các cường quốc toàn cầu khác, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 31/5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đang có chuyến công du thứ ba tới các nước châu Phi trong năm nay. Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga chưa bao giờ đến thăm khu vực này thường xuyên như vậy trước đây.
Tuy nhiên, tình hình hiện tại đòi hỏi điều đó vì hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi dự kiến sẽ được tổ chức tại St. Petersburg vào tháng 7 này, trong khi tại thành phố Johannesburg sẽ diễn ra cuộc họp của các nhà lãnh đạo BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) vào tháng 8.
Chính sách của Nga đối với châu Phi đã được định hình bởi sự kết hợp của các lợi ích chiến lược, kinh tế và địa chính trị. Nga có quan hệ chiến lược chặt chẽ với một số quốc gia châu Phi có lịch sử từ thời Liên Xô (cũ). Điều này bao gồm hợp tác quân sự và thiết lập các căn cứ quân sự thời Liên Xô ở các quốc gia như Angola và Mozambique. Ngày nay, Nga tiếp tục duy trì quan hệ quân sự với một số quốc gia châu Phi, thông qua bán vũ khí, huấn luyện quân sự và tập trận chung.
Việc Nga trở lại châu Phi đã được thảo luận trong hai thập kỷ. Tuy nhiên, động lực thúc đẩy việc Nga "mở cửa" với lục địa châu Phi thông qua Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ nhất vào tháng 10/2019 là một sự kiện đột phá giúp tìm ra điểm khởi đầu cho hoạt động kinh doanh của Moskva và chiến lược kinh tế của Nga trên lục địa, nơi ngày nay chiếm một vị trí hàng đầu về phát triển kinh tế. Nga ngày càng quan tâm đến việc phát triển quan hệ kinh tế với các nước châu Phi, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
Điều này được thể hiện qua việc Nga tham gia phát triển các dự án dầu khí ở châu Phi, cũng như các hoạt động của nước này trong lĩnh vực khai thác mỏ. Trong những năm gần đây, Nga cũng mong muốn tăng cường quan hệ thương mại với các nước châu Phi và việc thành lập Diễn đàn kinh tế Nga-châu Phi là một sáng kiến quan trọng trong bối cảnh này.
Theo Tiến sĩ Vladimir Shubin, học giả tại Viện Nghiên cứu châu Phi thuộc Viện Hàm lâm Khoa học Nga, Moskva và châu Phi "cần nhau" để đảm bảo an ninh và chủ quyền của mình. Sự mở rộng hợp tác của Nga với châu Phi cũng được thúc đẩy bởi mong muốn thể hiện ảnh hưởng của mình và chống lại ảnh hưởng của các cường quốc toàn cầu khác, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Nga đã đặc biệt tích cực trong việc hỗ trợ các nước châu Phi trong nỗ lực tăng cường quyền tự chủ của họ trước các cường quốc phương Tây, chẳng hạn như thông qua hỗ trợ cho Sudan trong cuộc xung đột ở Darfur.
Hiện Nga ngày càng tích cực quan hệ ngoại giao với các nước châu Phi, với việc mở các đại sứ quán và lãnh sự quán mới trên khắp lục địa. Nga cũng đã tham gia vào các tổ chức khu vực châu Phi như Liên minh châu Phi, nơi họ mong muốn thúc đẩy hợp tác về các vấn đề như hòa bình và an ninh.
Một trật tự thế giới mới: BRICS đưa ra mô hình thay thế cho phương Tây? Các quốc gia thuộc nhóm BRICS (Brazil , Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) đang tự đặt mình như một giải pháp thay thế cho các diễn đàn chính trị và tài chính quốc tế hiện có. Trung Quốc có sự phát triển vượt trội về kinh tế trong nhóm BRICS. Ảnh: AFP Theo báo Deutsche Welle (Đức), cho đến nay những...