Các bộ phận trên cơ thể bạn nên hạn chế động chạm
Thói quen chạm tay vào mặt, dụi mắt, nghịch móng tay gây ra nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Bàn tay của chúng ta có nhiều vi khuẩn sẽ lan truyền sang các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Trong một số trường hợp, sẽ có thêm vi khuẩn bám vào tay và lây lan sang cho người khác. Bởi vậy, bạn cần hạn chế chạm tay vào các bộ phận sau:
Mặt
Khi đi ngang qua quán cà phê, bạn sẽ nhìn thấy nhiều người đang chống tay lên cằm. Trừ khi bạn rửa mặt hoặc bôi kem dưỡng, hãy để tay tránh xa mặt càng nhiều càng tốt.
Nhà vi trùng học Matthew Lee cho hay: “Bàn tay của bạn chứa loại dầu có thể làm tắc lỗ chân lông, các nốt mụn tệ hơn. Ngoài ra, vi khuẩn ở tay khiến các tác hại này nhân lên”.
Ảnh minh họa: Vision Eyes Institute
Mắt
Đôi mắt là bộ phận rất nhạy cảm. Việc chạm tay vào mắt không chỉ truyền mầm bệnh mà còn tạo ra nguy cơ đưa các phần tử bẩn siêu nhỏ gây ra viêm nhiễm và thậm chí làm giác mạc bị xước.
Nếu bạn buộc phải chạm tay vào mắt, hãy nhớ vệ sinh tay cẩn thận. Dụi mắt cũng gây ra quầng thâm và nếp nhăn. Nếu mắt khô, bạn hãy thử nhỏ các giọt thuốc nhỏ mắt đặc trị.
Tai
Bên trong tai cũng dễ bị tổn thương nên bạn cần hạn chế việc ngoáy lỗ tai. Theo nhà vi trùng học Lee, bạn không nên bao giờ cho ngón tay vào sâu bên trong tai vì phần da ống tai rất mỏng và nhạy cảm.
Nếu có cảm giác đau nhức, ngứa ngáy, giảm thính lực, bạn nên tới phòng khám tai mũi họng.
Mũi
Video đang HOT
Trong mũi có chứa những loại vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên, khi bạn cho ngón tay vào sẽ khiến các loại vi khuẩn khác xâm nhập, gây ra viêm nhiễm.
Thêm vào đó, tay bạn sẽ đem những vi khuẩn trong mũi đi lan truyền khắp nơi, có thể gây ra những vấn đề rắc rối trong mùa cúm.
Miệng
Ảnh minh họa: Shockpedia
Trong miệng của một người có khoảng 34-72 chủng vi khuẩn khác nhau. Đa số đều vô hại, một số có lợi cho sức khỏe răng miệng nhưng nếu thêm các vi khuẩn từ tay của bạn, sự cân bằng trong khoang miệng sẽ bị phá vỡ.
Khi bạn ốm, tay sẽ làm lây lan vi khuẩn từ miệng của bạn sang người khác mà bạn tiếp xúc, bắt tay, đưa đồ dùng.
Rốn
Bạn có biết rốn là nơi bẩn nhất trên cơ thể không? Đó là nơi tập trung một lượng lớn các loại vi khuẩn. Lỗ rốn quá nhỏ nên các chất bẩn bên trong khó bị rửa trôi dù bạn tắm thường xuyên.
Hình dạng của rốn khiến bụi bẩn dễ tích tụ bên trong, gây ra mùi khó chịu. Bởi vậy, các bác sĩ cảnh báo bạn hạn chế cho tay vào rốn khiến vị trí này có thể bị viêm nghiêm trọng.
Móng tay
Móng tay và móng chân là nơi có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn. Thậm chí xà phòng, nước rửa tay cũng khó có thể làm sạch hoàn toàn, loại bỏ hết các yếu tố độc hại trên. Đó là lý do các y bác sĩ phải đeo găng tay để bảo vệ chính mình và tránh lây vi khuẩn cho bệnh nhân.
Nếu bạn thường xuyên đụng vào móng tay, chân sẽ khiến vi khuẩn lan ra tay và lây truyền sang các bề mặt khác. Bởi vậy, bạn hãy cố gắng từ bỏ thói quen nghịch móng tay vì chúng không có lợi cho bạn và những người xung quanh.
Dùng thuốc kháng sinh kiểu này, con sẽ gặp nguy hiểm khôn lường nhưng rất nhiều bố mẹ lại đang mắc phải
Khi cho con dùng thuốc kháng sinh, bố mẹ nên thận trọng và tuyệt đối tránh những sai lầm dưới đây.
Tháng 9, tháng 10 hàng năm ở miền Bắc là thời điểm chuyển mùa và thời tiết luôn diễn biến thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại virus gây bệnh phát triển mạnh mẽ, khiến nhiều trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa, ho, viêm họng...
Để trẻ nhanh khỏi bệnh, không ít cha mẹ thường cho con dùng thuốc kháng sinh từ sớm. Tuy vậy, không ít ông bố bà mẹ cho con uống thuốc kháng sinh không đúng cách, điều này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Dùng không đủ liều
Trái với lạm dụng thuốc, việc cho con uống thuốc không đủ liều theo kê đơn cũng có tác hại không kém. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi sử dụng đúng và đủ liều. Nếu trẻ bị bệnh nhưng không được uống thuốc đầy đủ hoặc bệnh mới hơi thuyên giảm nhưng cha mẹ đã cho ngừng uống thuốc, thì sức khỏe các bé cũng bị tổn hại rất nhiều.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng là phải tuân thủ lời khuyên của bác sĩ: Dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào và dùng trong bao lâu.
Bác sĩ Nguyễn Thu Hằng (hiện đang làm việc tại Pháp về Tâm lý học phát triển và tâm lý học thực hành) cho hay, nhiều bố mẹ lo sợ việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, nhưng dùng thuốc đúng cách, đúng lúc cũng là một cách hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể trẻ vào thời điểm đó.
Dùng thuốc cũ còn lại
Ngại đưa con đi khám là một trong những lý do khiến cha mẹ cho con dùng lại thuốc cũ (Ảnh minh họa).
Với tâm lý ngại đưa con đi khám và thấy con có biểu hiện bệnh giống lần trước, một số bố mẹ thường cho con uống thuốc cũ được kê trước đó. Tuy nhiên đây là một hành động hết sức sai lầm, vì có thể biểu hiện bệnh giống nhau nhưng không chắc trẻ mắc bệnh cũ, mỗi lần trẻ ốm đều do những nguyên nhân khác nhau.
Chính vì thế, cha mẹ nên đưa con đi bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ths.Bs Đỗ Thiện Hải (Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương) cho biết: "Nếu lần sau trẻ ốm thì không nên dùng lại đơn thuốc cũ, vì có thể trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn khác, bệnh khác, mặc dù có thể có một số triệu chứng giống lần trước".
Dùng đơn thuốc của bạn khác
Mỗi người đều có những nhiễm khuẩn khác nhau và tình trạng bệnh cũng khác nên liều lượng thuốc kháng sinh cũng được kê đơn riêng. Tuyệt đối không cho con uống thuốc theo đơn của bạn khác dù triệu chứng bệnh có giống nhau. Nếu dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ về lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Dù tình trạng bệnh của 2 trẻ giống nhau nhưng tuyệt đối không dùng chung đơn thuốc (Ảnh minh họa).
Tự ý đổi kháng sinh
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, có đến 80-90% người bệnh tìm đến bác sĩ sau khi đã sử dụng kháng sinh ở nhà không hiệu quả.
Khi cho con uống kháng sinh 2-3 ngày không đỡ, thay vì đưa con vào viện để khám và có phác đồ điều trị phù hợp, các cha mẹ lại xuống hiệu thuốc mua ngay thuốc kháng sinh liều mạnh cho con uống vì suy nghĩ rằng chúng sẽ có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thói quen này của cha mẹ lại đang hủy hoại sức khỏe của con mình, thậm chí có thể khiến bé gặp nguy hiểm đến tính mạng.
" Vì thế có em nhập viện chỉ viêm đường hô hấp nhưng do kháng kháng sinh nên điều trị mãi không khỏi, đã chuyển sang viêm phổi cấp. Với những ca này các bác sĩ đều rất khó khăn, phải thay đổi phác đồ điều trị, dùng kháng sinh thế hệ cao hơn, liều cao hơn mặc dù nghe qua bệnh thì khá đơn giản", PGS Dũng chia sẻ.
Cho con uống kháng sinh 2-3 ngày không đỡ, thay vì đưa con vào viện để khám, các cha mẹ lại xuống hiệu thuốc mua ngay thuốc kháng sinh liều mạnh hơn (Ảnh minh họa).
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Khi thấy con mới có dấu hiệu sổ mũi, ho... bố mẹ đã mua ngay thuốc kháng sinh về cho con uống để "dập ngay từ đầu". Dù nhiều khi những loại thuốc cha mẹ mua về không ghi rõ tên, liều lượng, nhưng vì nghe nói thuốc rất "nhạy", uống vào nhanh khỏi nên nhiều cha mẹ vẫn cho con uống mà không lường đến những hậu quả về sau.
Bác sĩ Nhi khoa Phillippe Jean Collin (hiện đang công tác tại một phòng khám Đa khoa Quốc tế tại Hà Nội) cũng từng chia sẻ rằng: "Có rất nhiều cha mẹ luôn mong đợi bác sĩ phải kê đơn thuốc kháng sinh cho con mình, và họ không hài lòng khi con không được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
Mỗi khi thăm khám bác sĩ, họ chỉ cảm thấy yên tâm khi nhận được một túi đầy các loại thuốc, bất kể đứa trẻ có thật sự cần dùng thuốc hay không. Họ yêu cầu được dùng kháng sinh, khiến các bác sĩ đôi khi phải phá vỡ nguyên tắc, kê đơn chỉ để làm bệnh nhân cảm thấy hài lòng".
Cũng theo bác sĩ Collin, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm gia tăng các loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc
Thêm vào đó, lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể người. Các "vi khuẩn có lợi" trong ruột tương tác với các tế bào hệ miễn dịch và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng các chức năng của hệ miễn dịch. Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ giết chết "vi khuẩn có lợi" và gây rối loạn sự cân bằng này. Điều này khiến cho một loạt các bệnh khác như dị ứng, hen suyễn, viêm da dị ứng... bùng nổ.
Tiêm phòng cúm nhất định phải biết điều này Trước khi làm tiêm phòng cúm, bạn nên tìm hiểu một vài vấn đề dưới đây để hiểu hơn về biện pháp ngừa bệnh này. Mùa cúm mỗi năm đến, sẽ có từ 5 đến 20% dân số Hoa Kỳ nằm liệt giường, và ở Việt Nam cũng vậy, hễ ào mùa cúm cao điểm, việc tiêm phòng vắc xin cúm lại được...