Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là thường xảy ra sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia… Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào?
Biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm
Người bị ngộ độc thường có những biểu hiện sau: Đau bụng và tiêu chảy nhiều lần là một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Tùy mức độ nghiêm trọng khác nhau, người bệnh có thể đi ngoài ra máu, đặc biệt trong các trường hợp ngộ độc do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli. Kèm theo tiêu chảy nhiều lần còn có những dấu hiệu như đầy hơi, chướng bụng hay bụng sôi ùng ục.
Thông thường, người bị ngộ độc sẽ tiêu chảy trong khoảng 2-3 ngày, tuy nhiên đối với người già và trẻ nhỏ, bởi sức đề kháng yếu hơn, nên tình trạng này cũng kéo dài hơn. Dù là triệu chứng phổ biến thường gặp nhưng cũng cần hết sức lưu ý, tránh trường hợp để bệnh nhân đi ngoài nhiều, liên tục mà không có biện pháp xử trí gây mất nước, có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đau bụng tiêu chảy, nhiều người cũng có các biểu hiện như nôn và buồn nôn sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc. Ngay khi cơ thể bệnh nhân hấp thụ chất độc, lập tức sẽ có phản ứng lại và nôn hết những đồ độc hại vừa ăn ra. Sau đó, một số người còn tiếp tục rơi vào tình trạng nôn khan, nghĩa là không ăn gì nhưng vẫn buồn nôn. Cần phải có những phương án xử lý kịp thời tránh để bệnh nhân nôn nhiều dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong cơ thể.
Sốt và đau mỏi toàn thân, chóng mặt cũng là một dấu hiệu dễ thấy ở bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Sau khi nôn mửa, tiêu chảy như trên, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và có các triệu chứng như ốm sốt, cảm cúm. Nếu người bị ngộ độc sốt quá cao, thân nhiệt lên đến 40 độ C, cần đưa tới khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Cách xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà
Nếu có các biểu hiện bệnh lý như trên, có nghĩa bạn đã bị ngộ độc thực phẩm, cần nhanh chóng có những cách xử trí kịp thời để tránh các trường hợp đáng tiếc.
Đối với người bệnh có các triệu chứng nôn mửa sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc, cần ngay lập tức khiến người bị ngộ độc nôn hết thức ăn trong bụng ra. Có thể pha nước muối (2 thìa canh muối hòa tan trong 1 ly nước ấm) hoặc uống nhiều nước lọc, rồi dùng ngón tay trỏ ép vào gốc lưỡi, kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt.
Cần lưu ý khi thực hiện biện pháp này với trẻ nhỏ, tránh gây xây xước họng trẻ. Phải để trẻ gối đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi, dễ dẫn đến tử vong.
Video đang HOT
Đối với người bệnh tiêu chảy, có thể sử dụng dung dịch oresol hòa tan để tránh tình trạng đi ngoài nhiều gây mất nước trong cơ thể. Trường hợp không có sẵn oresol, có thể thay thế bằng dung dinh nước muối loãng (pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước lọc). Những người có biểu hiện ngộ độc nhẹ như đau bụng, đi ngoài có thể uống men tiêu hóa để cải thiện tình hình, giảm các cơn đau.
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng khác lạ, như co giật, rối loạn ý thức hay suy hô hấp thì không sử dụng biện pháp gây nôn nếu không sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Cần nhanh chóng chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
T.Quang
Theo phapluatxahoi.vn
Để ngăn chặn bệnh từ thực phẩm bẩn, đây chính là những điều bạn nên làm!
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 9,4 triệu người mắc bệnh vì tiêu thụ thực phẩm bẩn.
Theo báo cáo tới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có hơn 100.000 người mắc bệnh do tiêu thụ thực phẩm bẩn vào năm 2009-2015. Loại thực phẩm gây bệnh nhiều nhất là thịt gia cầm. Chúng là nguyên nhân khiến hơn 3.000 người phải nhập viện mỗi năm, tương đương 12% tổng số ca mắc bệnh.
Hơn 100000 người mắc bệnh do tiêu thụ thực phẩm bẩn vào năm 2009-2015.
Thịt lợn và rau củ là xếp ở vị trí thứ hai và thứ ba ngay sau thịt gia cầm về khả năng gây bệnh. Hai loại thực phẩm này ảnh hưởng tới hơn 2500 người mỗi năm, tương đương 10% tổng số ca mắc bệnh. Theo các chuyên gia phân tích, cá và sữa có khả năng gây bệnh nhiều hơn các nhóm thực phẩm khác. Tuy nhiên, các bệnh liên quan tới loại thực phẩm này lại ít ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và thường không gây nguy hiểm.
Gần đây, ngộ độc thực phẩm đã cướp đi sinh mạng của hai phụ nữ khi họ dùng bữa trưa ở khách sạn tại Hy Lạp. Theo báo cáo, vi khuẩn E.coli trong thịt gia cầm sống là nguyên nhân chính gây tử vong.
Theo báo cáo và thống kê tử vong hàng tuần về dịch tễ đến từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, chỉ một con số nhỏ trong tổng 9,4 triệu trường hợp mắc bệnh do ngộ độc thực phẩm được báo cáo mỗi năm.
Ngộ độc thực phẩm đã cướp đi sinh mạng của hai phụ nữ khi họ dùng bữa trưa ở khách sạn tại Hy Lạp.
Giữa năm 2009-2015, Mỹ đã phát hiện 5760 ổ dịch bệnh gia cầm. Dịch bệnh đã khiến 100.939 người mắc bệnh, 5,699 người phải nhập viện và gây 145 ca tử vong. Khu vực xuất hiện ổ dịch bao quát tới 50 tiểu bang Mỹ, trong đó bao gồm hai thành phố lớn là Washington D.C và Puerto Rico.
Virus, vi khuẩn và các loại độc tố khác là những nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh. Norovirus có khả năng tấn công cơ thể khi bạn cầm nắm và tiêu thụ thực phẩm nhiễm bẩn. Để ngăn ngừa tình trạng này, mọi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp với thức ăn bằng tay và rửa tay với xà phòng trước khi tiêu thụ thực phẩm.
Ngoài ra, Salmonella cũng là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh đứng sau virus. Đây là loại vi khuẩn thường có mặt trong thịt gia cầm sống, trứng, thịt đỏ và các sản phẩm bị nhiễm bẩn. Dịch bệnh do Listeria, Salmonella và E.coli gây nên đã khiến 82% tổng số người mắc bệnh phải nhập viện mỗi năm.
Salmonella cũng là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh đứng sau virus.
Theo các báo cáo, ngộ độc thực phẩm thường xảy ra ở những địa điểm như nhà hàng, khách sạn. Các cơ quan tổ chức như trường học ít khi xuất hiện ổ dịch. Tuy nhiên, một khi ngộ độc thực phẩm tấn công, rất nhiều người sẽ bị ảnh hưởng.
Các vụ bùng phát dịch bệnh bắt nguồn từ thực phẩm đã được báo cáo lần đầu tiên vào những năm 1960 tại Mỹ. Tuy nhiên, mãi đến năm 2009, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ mới tiến hành công bố trên mạng. Báo cáo đã đề cập đến vài đợt bùng phát dịch bệnh bắt nguồn từ các loại thực phẩm như dưa chuột, trứng, dưa đỏ, táo caramel, bí và gia cầm.
Tất cả đều có khả năng mắc bệnh
Theo báo cáo tới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, dịch bệnh bùng phát bắt nguồn từ thực phẩm vẫn là bài toán nan giải, dù nước này đạt trình độ vệ sinh an toàn thực phẩm cao và có nhiều tiến bộ về y học. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất phát từ cácloại thực phẩm khác nhau ngoài thịt gia cầm sống.
Byron Chaves-Elizondo, phó giáo sư kiêm chuyên gia tư vấn an toàn thực phẩm tại Đại học Nebraska-Lincoln cho biết, mọi người không thể hoàn toàn đổ lỗi cho thịt gia cầm. Cá, sữa hoặc rau củ cũng có khả năng gây bệnh.
Ngộ độc thực phẩm có thể xuất phát từ cácloại thực phẩm khác nhau ngoài thịt gia cầm sống.
Trên thực tế, mọi người có xu hướng ăn ở nhà hàng khi tổ chức các bữa tiệc hay mời khách. Thói quen này sẽ vô tình khiến bạn tiến gần hơn tới các bệnh do thực phẩm gây nên. Dù vậy, nấu ăn tại nhà cũng không thể bảo đảm hoàn toàn. Vi khuẩn có thể bám ở mọi thực phẩm nên nếu không biết cách chế biến sạch sẽ, chúng chắc chắn sẽ tấn công cơ thể bạn.
Biện pháp an toàn nấu ăn tại nhà
Hai giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ an toàn thực phẩm là luôn nấu chín thịt gia cầm, thịt bò và giữ thức ăn thừa ở nhiệt độ thấp. Đun nóng thức ăn là lựa chọn tuyệt vời để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại trong thực phẩm. Nấu chín thịt gia cầm ở 145 độ và thịt đỏ ở 160 độ sẽ giết chết hầu hết các tác nhân gây bệnh.
Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm làm từ trứng sống như mayonnaise, nước chấm salad và kem tươi. Nếu ướp thịt sống hoặc thịt gia cầm, hãy sử dụng tủ lạnh và không uống các loại nước trái cây để lâu đã mở nắp.
Đun nóng thức ăn là lựa chọn tuyệt vời để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại trong thực phẩm.
Mọi người cũng cần nâng cao cảnh giác với một số loại vi khuẩn có khả năng lây lan mạnh mẽ. Bạn không nên rửa trứng gà trước khi nấu vì nước còn sót lại trên bề mặt bồn rửa sẽ tạo môi trường lây lan vi khuẩn Salmonella và Campylobacter. Đồng thời, hãy thường xuyên vứt rác và làm sạch dụng cụ nấu ăn trong nhà bếp.
Bạn không nên sử dụng nước luộc gà vì chúng có thể chứa vi khuẩn Salmonella nếu con gà bị bệnh. Hơn nữa, hãy cách ly thịt gia cầm sống với các thực phẩm khác trong nhà bếp và sử dụng bao tay, thớt riêng trong quá trình chế biến. Cuối cùng, khi kết thúc quá trình chế biến, hãy rửa tay kỹ với xà phòng.
(Nguồn: Health)
Theo Helino
Thường xuyên buồn nôn sau khi ăn, rất có thể bạn đang mắc phải những vấn đề nghiêm trọng dưới đây Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn sau khi ăn để kịp thời chữa trị bạn nhé! Nhiều người thường xuyên có cảm giác buồn nôn ngay sau bữa ăn khiến cơ thể khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc. Không những thế, nếu hiện tượng này cứ liên tục xảy ra trong thời gian dài...