Các bị cáo trong vụ Dự án B5 Cầu Diễn hầu tòa
Sau hơn nửa năm trả hồ sơ để điều tra bổ sung, TAND TP. Hà Nội đã bắt đầu đưa ra xét xử vụ án lạm quyền huy động vốn tại Dự án B5 Cầu Diễn. Liên quan đến vụ án, bị can Châu Thị Thu Nga (cựu Tổng giám đốc Housing Group) xuất hiện tại tòa với tư cách người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan.
Các bị cáo tại Tòa
Ngày 24/5, TAND TP. Hà Nội bắt đầu xét xử vụ án Lạm quyền trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội (HAIC). Hai bị cáo bị truy tố về tội danh trên gồm Nguyễn Văn Tuẫn (SN 1958, Chủ tịch HĐQT HIAC, ở quận Bắc Từ liêm, Hà Nội) và Bùi Mạnh Hà (SN 1963, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Theo kết quả điều tra, Công ty HAIC là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, vốn điều lệ là 15 tỷ đồng, hoạt động nhiều ngành nghề như xây dựng, kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu…
Nguyễn Văn Tuẫn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, đến tháng 7/2012 làm trưởng ban công tác thu hồi công nợ.
Khu đất B5 Cầu Diễn (quận Bắc Từ Liêm) có diện tích 28.827m2 do Nhà nước giao và cho HAIC thuê. Khu đất này nằm trong dự án xây dựng công trình khu tái định cư thuộc lô CT1 và CT5 dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư và lô đất HH2 xây dựng nhà ở tái định cư, dịch vụ thương mại và công nghiệp sạch của dự án Khu đô thị thành phố giao lưu do CTCP Đầu tư và Xây dựng quốc tế Vigeba làm chủ đầu tư.
Năm 2008, HAIC và CTCP Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) ký biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư. Tháng 7/2008, HAIC có tờ trình số 73 đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng 20.000 m2 đất tại khu B5 thị trấn Cầu Diễn để lập và thực hiện dự án Khu chung cư và biệt thự nhà vườn và tờ trình hợp tác đầu tư với Housing group.
Video đang HOT
Một tháng sau, ông Nguyễn Văn Tuẫn và bà Châu Thị Thu Nga (Tổng giám đốc Housing Group) ký hợp đồng hợp tác đầu tư Dự án B5 Cầu Diễn, diện tích 22.325,5m2. Dự kiến quy mô gồm 3 chung cư 21 tầng và 36 nhà vườn, tổng mức đầu tư 279,3 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận, HAIC góp vốn 40% bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản trên đất và tiền mặt; Housing Group góp 60%.
Ngày 8/5/2010, Nguyễn Văn Tuẫn chủ trì cuộc họp bàn về việc triển khai, thực hiện dự án B5 Cầu Diễn. Ngày 11/5/2010 và 28/5/2010, ông Tuẫn ký thông báo số 98 và 116 về việc huy động vốn của các cá nhân trong và ngoài công ty làm vốn đối ứng. Nếu người nào góp vốn sẽ được ưu tiên mua căn hộ thuộc Dự án B5 Cầu Diễn khi có nhu cầu.
Từ ngày 9/8/2008 đến ngày 22/3/2011, ông Tuẫn chỉ đạo Trưởng phòng Tài chính kế toán Bùi Mạnh Hà và các nhân viên dưới quyền huy động hơn 263,3 tỷ đồng, nhưng không báo cáo UBND TP. Hà Nội (chủ sở hữu HAIC).
Theo Điều 39 Luật Nhà ở 2005, Điều 3 Thông tư số 117/2010 của Bộ Tài chính và Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của HAIC, Nguyễn Văn Tuẫn huy động vốn vượt quá giá trị tài sản công ty.
Toàn bộ số tiền thu được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, như chi phí quản lý doanh nghiệp; đền bù hoa màu, giải phóng mặt bằng nhà máy gạch tuynel Hải Dương, chi mua tài sản cổ định, phá dỡ trả tiền thuê đất, trả lãi vay ngân hàng, mua bảo hiểm, tạm ứng, nộp thuế; chi san lấp ao, chi đầu tư nhà máy chế biến gỗ Quảng Trị, trả khách hàng rút vốn, chi mua thép của Công ty Xây dựng Trường Giang.
Cơ quan công tố xác định, hành vi của Nguyễn Văn Tuẫn vượt quá quyền hạn được giao theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 117/2010 Bộ Tài chính, gây hậu quả là dự án B5 Cầu Diễn chưa được triển khai, số tiền huy động vốn đầu tư ra ngoài công ty khó có khả năng thu hồi. HAIC không có khả năng trả 88 tỷ đồng cho 84 khách hàng rút vốn và bị thiệt hại 1,5 tỷ đồng.
Hành vi của Tuẫn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho công ty và quyền, lợi ích của những khách hàng góp vốn. Bị cáo Bùi Mạnh Hà bị truy tố ở vai trò đồng phạm giúp sức.
Trước đó, trong tháng 10/2015, vụ án cũng đã được đưa ra xét xử, tuy nhiên, trong phiên tòa sơ thẩm, do có một số lời khai của bị cáo và bị hại chưa thống nhất về số tiền liên quan đến vụ án này, nên HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung về một số khoản tiền mà quá trình xét xử chưa làm rõ được.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hôm nay xét xử vụ Đỗ Đăng Dư bị đánh trong trại giam
Theo lịch xét xử, hôm nay (24/5), TAND TP. Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Vũ Văn Bình (17 tuổi, trú tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về tội "Cố ý gây thương tích".
Nghi can Vũ Văn Bình.
Bình là nghi can đánh Đỗ Đăng Dư (17 tuổi, trú thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tại Trại tạm giam của Công an TP Hà Nội dẫn đến tử vong.
Theo hồ sơ vụ án, cuối tháng 5/2015, Bình bị bắt tạm giam tại Trại giam số 3 Công an Hà Nội để điều tra tội Giết người. Thời điểm đó, trong buồng tạm giam của Bình có các bị can: Nguyễn Nam Trường (SN 1998), Đỗ Đăng Dư (SN 1998) và Lê Đức Anh (SN 1998). Cả 4 bị can đều là người chưa thành niên.
Ngày 4/10/2015, sau khi ăn sáng, theo phân công, Dư phải rửa bát, tuy nhiên do Dư rửa bát bẩn, nên Bình đã dùng tay đánh bị can đồng thời dùng gót chân nện liên tiếp 3 cái vào đầu.
Khoảng 5 phút sau khi bị đánh, Dư đứng dậy nhưng bị trượt ngã xuống sàn. Thấy vậy, Bình, Trường và Đức Anh chạy đỡ Dư dậy. Lúc này, Dư có biểu hiện đau bụng, đồng thời nôn ra thức ăn và nước. Dư đồng thời cũng khụy gối xuống nhà, Bình và Đức Anh tới đỡ Dư dậy.
Cùng lúc đó, cán bộ quản giáo đi kiểm tra phát hiện thấy tình trạng của Dư nên đã mở cửa buồng giam để các cán bộ khác đưa Dư xuống bệnh xá của trại cấp cứu. Sau đó, Dư được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông, rồi bệnh viện Bạch Mai. Đến ngày 10/10/2015, Dư tử vong.
Ngày 11/11/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra - CATP Hà Nội đã tiến hành thực nghiệm điều tra. Kết quả thực nghiệm điều tra thấy lời khai của bị can Vũ Văn Bình và các bị can cùng buồng phù hợp với cơ chế hình thành thương tích cho Đỗ Đăng Dư dẫn đến tử vong.
Bà Đỗ Thị Mai- mẹ đẻ của Đỗ Đăng Dư, đề nghị xử lý Vũ Văn Bình theo qui định của pháp luật, còn vấn đề bồi thường dân sự gia đình sẽ có đề nghị sau.
Liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và cán bộ quản giáo Trại tạm giam số 3, Công an Hà Nội đã quyết định tách hành vi và tài liệu có liên quan chuyển Cơ quan điều tra - Viện KSNDTC điều tra xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Công lý
Theo_Người Đưa Tin
Tin tức mới nhất vụ hai bé gái mất tích 10 ngày ở Hà Nội Chục ngày đã trôi qua kể từ khi hai cháu bé tên Trang ở Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) bị mất tích một cách khó hiểu, công an vẫn đang vào cuộc tìm kiếm. Liên quan đến vụ việc hai cháu bé tên Trang bị mất tích, vào trưa ngày 23/5, trao đổi tin tức với báo Người Đưa Tin, ông Đàm...