Các bị cáo thống nhất với nhau về mục đích, ý chí để thực hiện hành vi phạm tội
Ngày 16/8, luật sư tiếp tục bào chữa cho các bị cáo thuộc nhóm Phòng tàu sông (khối S), các bị cáo thuộc nhóm có hành vi sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật và nhóm bị cáo liên quan đến hoạt động đấu thầu, mua sắm thiết bị kiểm định trong phiên tòa xét xử “đại án” liên quan đến ngành đăng kiểm.
Các bị cáo là đăng kiểm viên, lãnh đạo Cục Đăng kiểm và Phòng Tàu sông, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong quá trình đánh giá thực tế tại hiện trường, soát xét hồ sơ, đã làm trái quy định và đề xuất cấp thông báo cho các cơ sở không đủ năng lực, tạo điều kiện cho các cơ sở đóng tàu trên hoạt động trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước liên quan hoạt động đăng kiểm thủy nội địa và uy tín của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Quá trình bào chữa, các luật sư cũng như các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội mà cáo trạng truy tố.
Theo đại diện VKS, đối với các phương tiện giao thông vận tải thủy, quy trình thực hiện đăng kiểm vận tải thủy phải tuân thủ các quy định theo pháp luật. Tuy nhiên, các bị cáo đã cấp giấy cho các phương tiện không đủ điều kiện, chẳng hạn như bị cáo Bùi Quốc Hưng, Trưởng Phòng Tàu sông, trong quá trình soát xét hồ sơ cấp Thông báo năng lực cho Cơ sở đóng tàu, Hưng đã đánh giá 62 cơ sở và soát xét 98 hồ sơ, kết quả điều tra xác định 30 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện cấp Thông báo năng lực. Bị cáo Đậu Ngọc Bình, Phó phòng Tàu sông, đã đánh giá 1 hồ sơ, soát xét 57 hồ sơ, kết quả điều tra xác định 15 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện cấp Thông báo năng lực…
Tương tự, nhiều bị cáo khác là các đăng kiểm viên, Phòng Tàu sông, đã đánh giá nhiều hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện cấp Thông báo năng lực, các bị cáo đã làm trái quy định, đề xuất cấp thông báo cho Cơ sở không đủ năng lực… Theo VKS, khi soát xét hồ sơ, kiểm tra thực tế đã không thực hiện đúng theo quy định, dẫn đến việc cấp thông báo năng lực cho các cơ sở đóng tàu không đủ năng lực, tạo điều kiện cho các cơ sở đóng tàu trên hoạt động trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước liên quan hoạt động đăng kiểm thủy nội địa và uy tín của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Theo VKS, các bị cáo tại tòa đều thừa nhận hành vi phạm tội, không hưởng lợi, do khối lượng công việc nhiều, nhận thức công việc yếu kém. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra cũng không xác định được các bị cáo hưởng lợi từ hành vi này. Luật sư của các bị cáo cũng đề nghị HĐXX xem xét mức án thấp hơn mức mà VKS đề nghị.
Tuy nhiên, đại diện VKS khẳng định các bị cáo đã thống nhất với nhau về mục đích ý chí,… do vậy các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Sau quá trình bào chữa, đại diện VKS đã có đánh giá lại đối với các bị cáo và có đề nghị giảm mức án cho một số bị cáo, trong đó bị cáo Đặng Việt Hà, cựu Cục trưởng Cục Đăng Kiểm Việt Nam (bị đề nghị 20 năm tù) được đại diện VKS xem xét và đề nghị lại mức án giảm xuống còn 18 -19 năm tù. Nhiều bị cáo khác cũng được đề nghị giảm án từ 1 – 2 năm tù, một số bị cáo được điều chỉnh từ án tù giam cho hưởng án treo.
Video đang HOT
Ngày mai các bị cáo sẽ nói lời sau cùng.
Xét xử đại án đăng kiểm: Thuộc cấp loanh quanh 'gỡ tội' cho các cựu cục trưởng
Thừa nhận đưa hối lộ cho hai cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm, nhưng thuộc cấp vẫn ra sức bảo vệ cho hai ông này.
Người thì khai không nhớ đưa bao nhiêu tiền, người thì khẳng định 'việc này là theo thông lệ làm ăn xưa nay'.
Ngày 29/7, phiên xét xử đối với 254 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam bước sang tuần thứ 2.
Trong tuần xét xử đầu tiên, HĐXX đã xét hỏi đối với nhóm bị cáo nguyên là lãnh đạo, đăng kiểm viên của Cục Đăng kiểm, các bị cáo ở Trung tâm Đăng kiểm khối V và khối D.
Tại phiên tòa, hai cựu Cục trưởng Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Tuy nhiên, cả hai cho rằng, chỉ nhận trách nhiệm với số tiền được hưởng lợi chứ không chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền tham ô của Cục Đăng kiểm.
Bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà bị Viện kiểm sát cáo buộc đã làm ngơ cho sai phạm của cấp dưới, chỉ đạo cấp dưới hàng tháng phải "chung chi" một phần số tiền đã nhận hối lộ của các chủ phương tiện. Theo đó, bị cáo Hình nhận hối lộ hơn 7,1 tỷ đồng, Hà nhận hơn 8,5 tỷ đồng.
Bị cáo Đặng Việt Hà. Ảnh: ĐN
Trả lời HĐXX về hành vi nhờ bị cáo Lại Thái Phong (cựu Phó chánh Văn phòng Cục Đăng kiểm Việt Nam) đưa 100 nghìn USD cho bị cáo Nguyễn Văn Chung (Giám đốc Công ty ATS) nhờ "nghe ngóng" xem cơ quan công an xử lý sai phạm gì tại các trung tâm đăng kiểm. Bị cáo Hà khai, do lúc đó bị cáo hoảng loạn, không tỉnh táo nên mới nhờ Phong tìm người dò la thông tin giúp mình.
Thừa nhận hành vi phạm tội nhưng bị cáo Nguyễn Văn Chung lại khai không biết Phong đưa tiền cho mình vì lý do gì.
Trước lời khai này của Chung, chủ tọa Huỳnh Văn Trực chất vấn: "Tại sao bị cáo nhận tiền mà không biết để làm gì, bị cáo có thấy vô lý không?".
"Bị cáo có gọi hỏi, nhưng Phong không nói đưa tiền cho bị cáo làm gì. Mãi đến tháng 11/2022, anh Hà mới gọi cho bị cáo nói Cục Đăng kiểm đang bị công an điều tra và nhờ bị cáo nghe ngóng giúp xem đang điều tra về vấn đề gì. Lúc đó, bị cáo có hỏi anh Hà là 'anh có đưa tiền cho Phong gửi cho em không' thì anh Hà nói không", bị cáo Chung trần tình.
Bị cáo Trần Kỳ Hình. Ảnh: Nguyễn Huế
Là bị cáo sở hữu nhiều trung tâm Đăng kiểm tư nhân nhất vụ án, bị cáo Trần Lập Nghĩa được coi là "mắt xích" để phá vụ án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Theo cáo buộc, từ vụ phát hiện một xe có dấu hiệu cơi nới thành - thùng xe, CQĐT đã tìm ra sai phạm của Trung tâm Đăng kiểm 62-03D (ở xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An), do bị cáo Trần Lập Nghĩa làm Giám đốc.
Theo cáo buộc, đầu năm 2021, do tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thu nhập của trung tâm nên Nghĩa chỉ đạo cho nhân viên nhận hối lộ của các chủ xe để bỏ qua lỗi sai phạm trong quá trình kiểm định.
Tính đến tháng 10/2022, Trung tâm 62-03D đã cấp Giấy chứng nhận cho 35.253 phương tiện sai quy định, thu lợi hơn 9,843 tỷ đồng.
Mở rộng điều tra, CQĐT xác định, Trung tâm Đăng kiểm 71-02D (ở Bến Tre) và Trung tâm Đăng kiểm 83-02D (ở Sóc Trăng) do Nghĩa làm chủ, đều có sai phạm như ở Trung tâm 62-03D.
Theo lời khai của Nghĩa tại CQĐT, để thành lập các trung tâm đăng kiểm này, Nghĩa đã phải tới Cục Đăng kiểm để đưa hối lộ cho Trần Kỳ Hình. Từ sai phạm ở các trung tâm do Nghĩa làm chủ, CQĐT đã "lật tẩy" toàn bộ sai phạm của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Bị cáo Trần Lập Nghĩa. Ảnh: Nguyễn Huế
Tại phiên tòa, khi HĐXX hỏi về số lần và số tiền đưa hối lộ cho bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà, bị cáo Nghĩa khai không nhớ.
Bị cáo Trần Văn Chủ (Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-03V trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) bị cáo buộc đã cho phép đăng kiểm viên nhận tiền hối lộ của các chủ phương tiện trong quá trình kiểm định. Sau đó, Chủ dùng một phần số tiền này "chung chi" cho lãnh đạo cục.
Tuy nhiên, tại phiên tòa, bị cáo khai rằng, việc nhận hối lộ xảy ra tại Trung tâm là do các đăng kiểm viên tự thực hiện, bị cáo không chỉ đạo. Dù vậy, Chủ lại thừa nhận đưa cho các bị cáo Hình, Hà tổng số tiền 200 triệu đồng vào những dịp lễ, tết và nguồn gốc số tiền này là do các đăng kiểm viên "nộp" lại.
"Bị cáo đưa tiền cho lãnh đạo không vì mục đích gì, việc này là do quan hệ cấp trên - cấp dưới, theo 'thông lệ' làm ăn xưa nay", bị cáo Chủ khai.
Các bị cáo chịu tình tiết tăng nặng vì phạm tội có tổ chức, nhiều lần Ngày 15/8, phiên tòa xét xử đại án đăng kiểm, sau phần bào chữa của luật sư và bào chữa bổ sung của các bị cáo, đại diện VSND TP Hồ Chí Minh đã đối đáp lại các luận cứ của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo thuộc các trung tâm đăng kiểm khối D, do tư nhân làm...