Các bị cáo làm ngơ, báo cáo không trung thực kết quả thanh tra, giám sát Ngân hàng SCB
Chiều 8/3, HĐXX tiếp tục xét hỏi, làm rõ hành vi sai phạm của các bị cáo là thành viên trong đoàn thanh tra Ngân hàng SCB.
Các bị cáo bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trả lời HĐXX, 10 thành viên Đoàn thanh tra do Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước – NHNN) làm trưởng đoàn gồm Nguyễn Thị Phụng, Bùi Tuấn Khoa, Vương Đỗ Anh Tuấn, Trần Văn Tuấn, Lê Thanh Hà, Nguyễn Văn Thùy, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh Linh, Trương Việt Hưng, Nguyễn Duy Phương đều thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng đã truy tố.
Cựu trưởng đoàn thanh tra, bị cáo Đỗ Thị Nhàn.
Nguyễn Thị Phụng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ I, Cơ quan thanh tra giám sát NHNN) là Phó đoàn thanh tra, Tổ trưởng tổ 1 trong lần thanh tra đợt Ngân hàng SCB đợt 1. Tổ này có nhiệm vụ thanh tra hội sở chính về việc tuân thủ một số tỷ lệ an toàn, tăng trưởng tín dụng và kiểm tra hoạt động phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; xử lý nợ xấu; thanh tra một số dự án Royal Garden; 6A, Mũi Đèn Đỏ… Nguyễn Thị Phụng thừa nhận, đã bao che sai phạm, không ý kiến khi cấp trên quyết định ban hành báo cáo kết luận thanh tra đã đựợc “làm sạch”.
Video đang HOT
Về 5 bị cáo là cựu cán bộ NHNN – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, bị truy tố về “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, cả 5 cựu cán bộ này đều thừa nhận hành vi phạm tội. Trong đó, bị cáo Nguyễn Văn Dũng (Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh thừa nhận đã báo cáo không trung thực kết quả giám sát Ngân hàng SCB với NHNN và Cơ quan thanh tra giám sát, không kiến nghị thanh tra để xử lý đối với các dấu hiệu sai phạm và không thực hiện thanh tra theo yêu cầu tại 17 văn bản của NHNN… Với chức trách của mình, các bị cáo còn lại đã không hoàn thành nhiệm vụ, lại còn không trung thực về thực trạng tài chính, không trung thực kết quả giám sát, sửa báo cáo và nhiều hành vi khác theo hướng có lợi cho ngân hàng SCB…
Các bị cáo đều thừa nhận đã nhiều lần nhận tiền từ lãnh đạo ngân hàng SCB.
Phiên tòa tiếp tục vào thứ 2 ngày 11/3
Các công ty thẩm định giá tiếp tay gây thiệt hại 110.064 tỷ đồng của Ngân hàng SCB
Tại phiên tòa sáng nay tiếp tục xét hỏi các bị cáo thuộc nhóm công ty thẩm định giá bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Đáng lưu ý, trong đó có Trần Văn Nhị, Phó Giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC, môi giới thẩm định giá tài sản cho các bị cáo khác tại Ngân hàng SCB.
Bị cáo Trương Mỹ Lan lắng nghe các công ty thẩm định khai về sai phạm của mình.
Công ty cổ phần thẩm định giá Thiên Phú (Công ty Thiên Phú) do Trần Thị Kim Ngân làm Tổng Giám đốc. Trong đó, bị cáo Trần Văn Nhị, Trần Tuấn Hải (thẩm định viên Công ty cổ phần thẩm định giá Thiên Phú) đã thống nhất với Trần Thị Mỹ Dung (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Bùi Ngọc Sơn (nhân viên Phòng Tái thẩm định Ngân hàng SCB), liên hệ, thỏa thuận để Kim Ngân phát hành 2 chứng thư thẩm định giá ghi lùi ngày, nâng khống giá trị tài sản để Ngân hàng SCB đưa vào hợp thức hồ sơ thế chấp, hồ sơ vay vốn, giải ngân cho 65 khoản vay, rút tiền cho Lan sử dụng. Tổng dư nợ các khoản vay trên tính đến ngày 17/10/2022 là 127.384 tỷ đồng. Do vậy, Nhị cùng đồng phạm đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 110.064 tỷ đồng.
Các luật sư tham dự phiên tòa.
Theo cáo trạng, do có mối quan hệ quen biết từ trước nên Nhị được Dung nhờ tìm kiếm các công ty thẩm định giá để thẩm định giá tài sản đảm bảo cho Ngân hàng SCB. Công ty Thiên Phú (tọa lạc số 32 Đường D5, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Đại diện pháp luật là Trần Thị Kim Ngân, Tổng Giám đốc; Trần Tuấn Hải là thẩm định viên.
Năm 2020, Dung yêu cầu Nhị liên hệ, thỏa thuận với Ngân để phát hành 2 chứng thư thẩm định giá ghi lùi ngày, nâng khống giá trị tài sản. Ngân trực tiếp nhận hồ sơ tài sản thẩm định giá theo yêu cầu của Ngân hàng SCB từ Nhị. Khi gửi hồ sơ cho Ngân, Nhị gửi kèm file có sẵn yêu cầu về giá trị tài sản thẩm định giá cần đạt được và ngày phát hành chứng thư lùi ngày so với thời điểm nhận hồ sơ thẩm định giá. Đối với tài sản thẩm định giá là Dự án khu công viên Mũi đèn đỏ và khu nhà ở đô thị tại phường Phú Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh, Dung yêu cầu Nhị gửi báo cáo định giá của Công ty TNHH Thẩm định giá SVVN Việt Nam cho Ngân và đề nghị thực hiện thẩm định giá, ban hành chứng thư với giá dựa trên báo cáo này; đối với tài sản thẩm định giá là quyền sử dụng đất tại Dự án 100 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP Hồ Chí Minh, Dung yêu cầu thẩm định giá theo thông số không đúng quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt.
Đối với Hải, nhận sự chỉ đạo của Ngân tiến hành thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng SCB để làm cơ sở tham khảo xác định giá trị tài sản thế chấp, vay vốn ngân hàng. Ngân gửi kèm file có sẵn yêu cầu về giá trị tài sản thẩm định giá cần đạt được; một số hồ sơ tài sản thẩm định giá, Ngân có gửi kèm chứng thư cũ để Hải đã thực hiện theo chỉ đạo của Ngân, nâng khống giá trị tài sản gấp nhiều lần thực tế theo yêu cầu của Nhị. Cụ thể, dự án 100 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP Hồ Chí Minh, thẩm định giá sai quy hoạch đã được phê duyệt (vượt 15 tầng); Dự án Khu Công viên Mũi đèn đỏ và Khu nhà ở tại phường Phú Thuận, quận 7, thẩm định giá sai quy hoạch, tài sản thẩm định giá không đảm bảo pháp lý, chưa thuộc quyền tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Penninsula; thẩm định giá tài sản theo báo cáo thẩm định cũ của Công ty Thẩm định giá SVVN; tiến hành thẩm định giá thực hiện theo yêu cầu của Nhị dựa vào thông số trong báo cáo định giá của Công ty Thẩm định giá SVVN Việt Nam, không tiến hành khảo sát thực tế tài sản so sánh để đưa ra mức giá chỉ dẫn.
Từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020, Hải và Ngân đã ký phát hành 2 chứng thư thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản và ghi lùi ngày phát hành chứng thư, gồm: Chứng thư số 200113-1/TPV-CTTĐ, tài sản Thẩm định giá là Dự án khu công viên Mũi đèn đỏ và khu nhà ở đô thị tại phường Phú Thuận, quận 7, có trị giá trị giá 151.505.000.000.000 đồng; Chứng thư số 200077-6/TPV-CTTĐ ngày 22/8/2020, tài sản thẩm định giá là quyền sử dụng đất tại Dự án 100 Hùng Vương, phường 9, Quận 5, có trị giá 4.427.789.000.000 đồng.
Sau đó, nhóm bị cáo tại Ngân hàng SCB sử dụng 2 chứng thư trên để hợp thức hồ sơ thế chấp tài sản đảm bảo, giải ngân cho khoản vay của 65 khách hàng với tổng số tiền giải ngân là 105.656,35 tỷ đồng, tổng dư nợ các khoản vay này tính đến ngày 17/10/2022 là 127.384.417.850.190 đồng (gồm, dư nợ gốc 105.652,516 tỷ đồng và dư nợ lãi 21.731.901.850.190 đồng). Kết quả thẩm định giá của Công ty Hoàng Quân đối với 2 tài sản trên là 17.320.277.079.010 đồng
Làm rõ liên minh giúp bà Trương Mỹ Lan chở tiền từ ngân hàng về nhà Ngày 7/3, TAND TP.HCM tập trung xét hỏi các bị cáo để làm rõ về cách bà Trương Mỹ Lan chi phối, điều khiển bộ sậu lãnh đạo SCB để chiếm đoạt tiền thông qua các hợp đồng vay khống, sai quy định. Lãnh đạo SCB thừa nhận quan hệ chủ - tớ với bà Trương Mỹ Lan Trong phần xét hỏi, HĐXX...