Các bệnh văn phòng thường gặp khi làm việc liên tục với máy tính và cách khắc phục
Thời đại 4.0 lên ngôi, việc tiếp xúc với máy tính trở nên phổ biến hơn. Do đó các bệnh văn phòng thường gặp khi sử dụng máy tính không đúng tư thế sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu dân văn phòng thường xuyên sử dụng máy tính có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như:
1. Làm việc nhiều với máy tính có thể ảnh hưởng đến thị giác
Nếu bạn sử dụng máy tính trong thời gian dài, mắt sẽ gặp phải tình trạng mắt khô, mờ mắt, nhức mỏi. Tình trạng này xuất hiện ở hầu hết những người thường xuyên sử dụng máy tính.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có đủ thông tin chứng minh cho việc sử dụng máy tính trong thời gian dài gây ra bệnh cận thị hay những vấn đề khác liên quan đến thị lực.
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến thị giác chủ yếu gồm: cự ly, vị trí và góc độ đặt màn hình máy tính. Độ sáng máy tính và ánh sáng bên ngoài, thời gian sử dụng máy tính, độ tương phản, độ phân giải và độ sáng. Ngoài ra, yếu tố thị lực mắt của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng máy tính.
2. Sử dụng máy tính nhiều có nguy cơ mắc bệnh tâm thần
Đối tượng dân văn phòng, công nghệ thường xuyên tiếp xúc và sử dụng máy tính quá nhiều có nguy cơ bị rối loạn tâm thần hay những tác động mạnh về tâm lý.
Xã hội ngày càng hiện đại, những áp lực công việc khiến cho bất cứ nghề nào cũng có người mắc phải các bệnh tâm thần ở các dạng khác nhau. Biểu hiện của nó là sự căng thẳng về suy nghĩ, tâm lý, cảm xúc bị thay đổi, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi khó chịu, ăn uống không còn cảm thấy ngon miệng. Đây đều là những triệu chứng của việc rối loạn tâm thần.
Rối loạn tâm thần khi sử dụng máy tính quá nhiều – Ảnh Internet
Không chỉ thế, việc dùng bàn phím lâu dài có thể gây ra những chấn thương ở các ngón tay. Ngoài ra tình trạng khô mắt, mỏi cột sống và những phản ứng cơ thể như kém tập trung, căng thẳng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Có thể gây ra suy nhược, thậm chí động kinh.
Khi bệnh ở mức độ nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Video đang HOT
3. Vấn đề tia bức xạ
Theo một số nghiên cứu cho thấy, ở các trường hợp thao tác thông thường, mức độ bức xạ của người sử dụng máy tính thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên vấn đề về tia bức xạ không đủ để gây ra những nguy hại rõ rệt cho cơ thể.
Đồng thời, cũng chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được rằng nữ giới khi sử dụng máy tính nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay sảy thai, thai nhi bị dị dạng.
4. Hệ thống cơ xương
Đối với những người sử dụng máy tính thì vấn đề có ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương hay không là mối quan tâm rất lớn. Việc duy trì tư thế ngồi lâu ngày sẽ gây ra những vấn đề về cơ xương, bao gồm việc căng cơ xương bả vai, đốt sống cổ và đốt sống lưng duỗi quá mức. Ngoài ra còn tình trạng co cơ ngực, căng cơ gấp cẳng tay. Bộ phận chịu tác động nhiều nhất trong quá trình sử dụng máy tính đó chính là cổ và vai.
Hệ thống cơ xương gặp vấn đề khi ngồi một tư thế quá lâu – Ảnh Internet
5. Các cách khắc phục hiệu quả
Khi ngồi sử dụng máy tính bạn cần để đùi bằng phẳng, không để kẹt dưới gầm bàn gây khó chịu trong quá trình ngồi.
Màn hình máy tính đặt thẳng trước mặt, khoảng cách bằng độ dài cánh tay duỗi. Nếu ở cự ly này mà mắt bạn không nhìn rõ được các thông tin trên màn hình máy tính thì nên điều chỉnh lại số mắt kính của bạn.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến nguồn sáng, điều chỉnh màn hình để nhìn thấy ít ánh sáng nhất sẽ giúp giảm nhiễu.
Để giảm thiểu những ảnh hưởng của việc sử dụng máy tính trong thời gian dài đến cơ thể. Hãy tận dụng mọi cơ hội đứng lên đi lại, vận động để thư giãn cơ thể. Đây sẽ là cách rất hữu hiệu giúp nhịp tim của bạn không bị giảm và cơ thể không còn cảm giác trì trệ.
Nắng Mai
7 kiểu ngủ thường thấy là "thủ phạm" gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nhiều người không hay biết
Rõ ràng là nhiều người được ngủ đủ giấc, nhưng đến ngày hôm sau vẫn cảm thấy mệt mỏi hoặc đau lưng... Tất cả những điều này đều liên quan đến kiểu ngủ chưa đúng.
Giấc ngủ rất quan trọng, nhưng 7 kiểu ngủ dưới đây có thể làm tổn hại sức khỏe của bạn:
1. Ngủ ở nơi quá thông thoáng
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người thích ngủ ở nơi thoáng khí, đặc biệt là vào mùa hè, mặc dù điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mát mẻ khi ngủ nhưng lại dễ gây bệnh. Bởi vì sau khi chìm vào giấc ngủ, độ thư giãn của cơ thể và tâm trí sẽ giảm xuống và khả năng thích nghi với thế giới bên ngoài cũng sẽ giảm đi.
Lúc này, vi khuẩn và virus sẽ xâm nhập vào cơ thể, và sau đó sẽ gây ra các vấn đề về bệnh. Khi bạn thức dậy vào ngày hôm sau có thể bị cảm lạnh hoặc đau lưng.
2. Bật đèn khi ngủ
Bác sĩ Jared Bunch, một chuyên gia của Trung tâm chăm sóc sức khỏe tim Intermountain đã tổng hợp một số nghiên cứu và chỉ ra rằng: "Đèn ngủ quá sáng có thể gây ra bệnh béo phì, cholesterol tăng cao, thiếu ngủ, là những yếu tố gây hại cho sức khỏe tim mạch".
Não của chúng ta có cơ quan nội tiết gọi là tuyến tùng quả. Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, nó sẽ sản xuất một lượng lớn melatonin, mạnh nhất là vào khoảng từ 11 giờ đêm cho đến sáng sớm hôm sau. Khi trời sáng nó sẽ ngừng tiết ra hoóc-môn này.
Hoóc-môn này không chỉ ức chế sự kích thích thần kinh giao cảm của cơ thể mà còn dẫn đến làm giảm huyết áp, chậm nhịp tim... Vì vậy, một giấc ngủ tốt trong bóng tối sẽ khiến cho tim mạch được nghỉ ngơi, hồi phục thể lực và đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.
Đèn ngủ quá sáng có thể gây ra bệnh béo phì, cholesterol tăng cao, thiếu ngủ, là những yếu tố gây hại cho sức khỏe tim mạch.
3. Nằm ngửa khi ngủ
Tư thế nằm ngửa khi ngủ rất dễ khiến các cơ và xương của cơ thể ở trạng thái căng thẳng, không thể loại bỏ sự mệt mỏi trong cơ thể. Thậm chí, một số người thường đặt tay lên ngực khi ngủ ở tư thế nằm ngửa, điều này rất dễ khiến cơ thể gặp ác mộng và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
4. Ngủ ngồi
Một số người ngủ một cách vô thức khi ngồi xem TV hoặc chơi với điện thoại di động. Ngủ ngồi dễ dẫn đến nhịp tim chậm, tim mở rộng sẽ làm giảm lượng máu chảy đến các cơ quan khác nhau, dạ dày không được cung cấp đủ máu, gánh nặng đường tiêu hóa cũng sẽ tăng lên, từ đó dẫn đến chứng khó tiêu. Đặc biệt, não không được cung cấp đủ máu, cuối cùng do thiếu oxy nên sẽ dẫn đến ù tai và chóng mặt.
Một số người ngủ một cách vô thức khi ngồi xem TV hoặc chơi với điện thoại di động.
5. Há miệng khi ngủ
Theo nghiên cứu trong y học Trung Quốc, ngậm miệng khi ngủ mới có thể duy trì được nguyên khí. Bạn há miệng khi ngủ rất dễ khiến các loại vi khuẩn và virus xâm nhập vào miệng, từ đó gây ra các vấn đề về nhiễm trùng. Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến dạ dày, phổi và các cơ quan hô hấp.
Há miệng khi ngủ, rất dễ bị kích thích bởi không khí lạnh và bụi, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngậm miệng trong khi ngủ, thở bằng mũi, và mũi có thể làm ấm không khí lạnh, lông mũi có thể chặn bụi và vi khuẩn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
6. Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Khi ngủ trùm chăn kín đầu, lượng khí ôxy hít vào cơ thể sẽ giảm, khí carbonic tăng, làm giảm sự trao đổi khí trong cơ thể với môi trường bên ngoài. Người hay ngủ trùm chăn kín đầu có thể gây ảnh hưởng liên quan tổn thương não. Ngoài ra, chăn mền không được giặt thường xuyên có thể ẩn chứa vi khuẩn, bụi, khi trùm kín đầu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Khi ngủ trùm chăn kín đầu, lượng khí ôxy hít vào cơ thể sẽ giảm, khí carbonic tăng, làm giảm sự trao đổi khí trong cơ thể với môi trường bên ngoài.
7. Dùng tay gối đầu khi ngủ
Thói quen dùng tay gối đầu khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu cục bộ, gây đau và tê ở cánh tay, đồng thời cũng khiến áp lực trong ổ bụng tăng cao, từ đó gây gây trào ngược thực quản, theo thời gian dẫn đến viêm thực quản.
Để có một giấc ngủ tốt, bạn cần lựa chọn cách ngủ đúng, tạo môi trường yên tĩnh và tối trong khi ngủ. Tắt tất cả các sản phẩm điện tử 1 tiếng trước khi đi ngủ để thư giãn tâm trí và cơ thể.
Hà Vũ
Bác sĩ chẩn đoán nhầm bị dị ứng theo mùa nhưng kì thực người phụ nữ này bị ung thư phổi lan đến não, dấu hiệu ban đầu chỉ là những cơn ho Bài viết này là một trong loạt bài của tạp chí Health, kể về những câu chuyện của những người phụ nữ thực sự có triệu chứng của bệnh nào đó nhưng lại bị chẩn đoán sai. Là một y tá, Gina Hollenbeck, 43 tuổi, luôn có ý thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Vì vậy, khi cô đã không bỏ qua...