Các bệnh ngoài da thường gặp ở người cao tuổi
Do tuổi tác, sức đề kháng của người cao tuổi bị suy giảm một cách đáng kể, da trở nên nhăn nheo, giảm tính đàn hồi, khô hơn, dẫn đến da của người cao tuổi rất dễ mắc bệnh.
Cùng với đó là sự thay đổi màu sắc cua da, mạch máu nhỏ bị vỡ gây xuất huyết trên da, mạch máu tắc nghẽn làm thiếu máu nuôi dưỡng, ngứa, các loại u bướu… Vì thế người cao tuổi rất dễ gặp các bệnh như khô da, ngứa, dày sừng da, sừng hóa da, zona…
Ngứa da
Ngứa da ở tuổi già không gây tổn hại đến sức khỏe nhưng mang lại rất nhiều phiền toái và khó chịu. Ngứa da, gãi nhiều làm da bị trầy xước và có chỗ dày lên như các vết sừng. Nguyên nhân ngứa da chủ yếu là do tuổi đã cao, sức khỏe suy yếu, các chức năng cơ thể bị thoái hóa, các hormon sinh dục bị mất cân bằng dẫn đến khô da. Bệnh nặng lên bởi thời tiết lạnh, hanh khô, tắm quá nhiều hoặc tắm nước quá nóng, dùng xà bông hay chất tẩy rửa mạnh…
Để hạn chế ngứa, người cao tuổi chỉ nên tắm nước đủ ấm (không tắm nước nóng quá) và hạn chế dùng xà phòng. Có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm giúp giữ ẩm cho da. Mặc quần áo mỏng và rộng, tránh bó sát vào người dễ gây cọ xát và kích ứng da. Đồ ăn cần thanh đạm, không nên ăn quá mặn, quá nhiều dầu mỡ, hạn chế các loại thức ăn cay và có chứa các chất mang tính kích thích. Ít uống các loại đồ uống như rượu, chè đặc hay cà phê. Ăn nhiều rau củ và hoa quả.
Lưu ý, triệu chứng ngứa ở người cao tuổi cũng có khi không đơn thuần do ngứa tuổi già mà có thể là biểu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau. Vì vậy, trong trường hợp này, để điều trị triệt để triệu chứng ngứa, người cao tuổi cần đi khám tại chuyên khoa da liễu.
Ngứa da có thể là biểu hiện của nhiều bệnh.
Dày sừng da (đồi mồi)
Dày sừng da là bệnh hay gặp ở người sau 50 tuổi, do sự lão hóa của da. Dày sừng da thường xuất hiện ở mặt, cổ, cánh tay và xuất hiện nhiều hơn ở người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ban đầu, các đốm này màu nâu nhạt, sau đó ngày càng trở nên đậm màu hơn với kích thước to nhỏ không đều.
Để làm chậm sự lão hóa của da, có thể tăng cường sự tuần hoàn bằng massage da mặt, xoa bóp cánh tay hàng ngày hoặc dùng kem dưỡng da. Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng mặt trời, khiến các đốm này ngả dần sang màu nâu sậm.
Video đang HOT
Bệnh Zona (hay còn gọi là bệnh giời leo). Là một bệnh do virus Zoster gây ra nhưng nếu thể nặng thì gây đau nhiều, kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng. Bệnh thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể do gây tổn thương các rễ thần kinh.
Người bệnh sốt, đau, rát, ngứa ở vùng da bị Zona, sau một vài ngày, tại vùng da bệnh xuất hiện một mảng dát màu hồng đỏ, có các mụn nước mọc lên từng chùm sát vào nhau hoặc thành mảng. Khi nghi ngờ bị bệnh Zona, người cao tuổi cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt nhằm làm giảm thời gian trị bệnh (thuốc sẽ làm hạn chế sự phát triển của virus, qua đó hạn chế sự tấn công của chúng vào thần kinh) và đặc biệt làm giảm các cơn đau cho người bệnh.
Tùy theo vị trí và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp. Cần vệ sinh da vùng bị bệnh sạch sẽ để tránh bội nhiễm.
Dày sừng da xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi.
Lời khuyên của thầy thuốc
ể làm giảm mắc bệnh ngoài da ở người cao tuổi, trước hết cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày khó có một chế độ dinh dưỡng nào dành riêng cho da của người cao tuổi, trong khi đó, nâng cao sức đề kháng của cơ thể người cao tuổi thì có ảnh hưởng rất tốt đến mọi cơ quan, trong đó có tổ chức da.
Ăn uống đủ chất và đủ số lượng trong từng bữa ăn là hết sức quan trọng. Trong các bữa ăn, nên hạn chế ăn thịt mà tăng cường ăn cá, rau và quả. Cá, rau và quả có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi cơ quan trong cơ thể vì chúng cung cấp các loại vi chất chống lão hóa và đồng thời trong rau có nhiều chất xơ là loại góp phần chống táo bón ở người cao tuổi. Tốt nhất mỗi ngày nên ăn 0,5kg hoa quả tươi hoặc rau xanh.
Nơi người cao tuổi nằm ngủ hàng ngày cũng cần thoáng, mát, tránh ẩm, ướt đề phòng các loại vi nấm phát triển, nhất là vi nấm gây bệnh ngoài da. Nên thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng các bài thể dục hoặc đi bộ.
Tác dụng bất ngờ của tốc độ đi bộ và tuổi thọ con người
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tốc độ đi bộ ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người. Tuy nhiên, để đạt được điều đó cần tuân thủ các nguyên tắc khác khi đi bộ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tốc độ đi bộ trung bình nên là 0,9 m/s, nếu tốc độ đi bộ thấp hơn 0,6m/s, tuổi thọ sẽ ngắn hơn tương ứng. Vì vậy, đi bộ nhanh không chỉ tăng tuổi thọ cho con người mà còn có thể ngăn ngừa một số bệnh.
Công trình của Đại học Sydney (Australia) kết luận đi bộ thay vì ngồi trong một tiếng đồng hồ sẽ giảm 14% nguy cơ tử vong sớm, tương đương khoảng 9 năm.
Lợi ích của việc đi bộ nhanh
Ổn định huyết áp
Khi đi bộ nhanh, lượng mỡ tiêu thụ trong cơ thể tăng lên, đóng vai trò kiểm soát cân nặng và không giống như chạy bộ.
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng khi con người giảm được 5kg cân nặng, huyết áp của họ cũng sẽ giảm khoảng 2-10 điểm, do đó, đi bộ nhanh có thể có tác dụng phòng ngừa huyết áp nhất định.
Ảnh minh họa.
Thúc đẩy lưu thông máu và tăng tính đàn hồi của mạch máu
Khi đi bộ nhanh, quá trình tuần hoàn máu cũng sẽ tăng tốc. Một số nghiên cứu chứng minh đi bộ nhanh có thể thúc đẩy 50% lượng máu trong cơ thể.
Ép mạch máu là bài "thể dục dưỡng sinh" đơn giản nhất, giúp duy trì độ đàn hồi của mạch máu.
Các bệnh về tim mạch và mạch máu não hiện nay là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do các bệnh lý khác nhau gây ra, vì vậy đối với người cao tuổi, việc tập thể dục rất cần thiết.
Giữ cân nặng ở mức hợp lý
Một giờ đi bộ đốt được 460 calo, vô cùng hữu ích cho những ai muốn giảm cân. Thêm vào đó, đi bộ thu nhỏ vòng eo quá khổ và tăng độ nhạy cảm của insulin. Các nghiên cứu chỉ ra đi bộ 30 phút mỗi ngày giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ảnh minh họa.
Đi bộ nhanh thế nào cho hiệu quả?
Đi bộ nhanh có tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp kéo dài tuổi thọ nhưng khi đi bộ để mang lại hiệu quả với từng người cũng cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định.
Kiểm soát lượng đi bộ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tốt nhất nên đi bộ hơn 7.500 bước mỗi ngày. Khi số bước đi bộ tăng thêm 1.000 bước, tỷ lệ tử vong sẽ giảm đi khoảng 15%.
Tư thế đi bộ
Tư thế đi bộ rất quan trọng, nếu không đúng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến xương khớp. Khi đi cần nhìn thẳng về phía trước, nâng cao đầu và ngực, duỗi thẳng thân tự nhiên và gập khuỷu tay 90 độ.
Sai lầm chết người khiến trẻ nhỏ, người già nhập viện ồ ạt khi rét đậm Trời rét đậm khiến nhiều trẻ nhỏ và người cao tuổi phải vào viện vì bệnh đường hô hấp, tim mạch, huyết áp, đặc biệt là viêm phổi và đột quỵ. Những đối tượng này nhạy cảm với thời tiết nên nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng thêm, thậm chí đe dọa tính mạng. Điều dưỡng chăm sóc trẻ bị...