Các băng nhóm tội phạm ‘bỏ túi’ 13 tỷ USD nhờ buôn bán ma túy tại EU
Năm 2017, người dân châu Âu chi ít nhất 11,6 tỷ euro (12,7 tỷ USD) để mua cần sa, theo đó loại ma túy này chiếm phần lớn nhất trên thị trường buôn bán chất cấm tại Liên minh châu Âu (EU).
Đây là nội dung báo cáo hàng năm do Trung tâm giám sát ma túy và nghiện ma túy châu Âu (EMCDDA) công bố ngày 26/11.
Cảnh sát trưng bày số ma túy vừa thu giữ trên tàu container ở cảng Felixstowe, miền nam nước Anh, ngày 31/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo trên, thị trường ma túy nói chung của EU có trị giá ít nhất 30 tỷ euro trong năm 2017, tăng so với con số 24 tỷ vào năm 2013. Thị trường chất cấm này của thế giới ước tính có trị giá khoảng 426 – 652 tỷ USD.
Trong đó, nguồn thu bất hợp pháp từ buôn bán cần sa và nhựa cần sa chiếm 39% thị phần ma túy của EU năm 2017, tăng so với mức 38% của năm 2013. Báo cáo cho thấy Albania là một nguồn xuất khẩu chủ chốt cây cần sa. Cũng theo báo cáo trên, cocain là loại ma túy được tiêu thụ nhiều thứ hai tại EU giúp các băng nhóm tội phạm “bỏ túi” tổng cộng ít nhất 9 tỷ euro, trong khi thị trường heroin có trị giá hơn 7 tỷ euro vào năm 2017.
Video đang HOT
Báo cáo kết luận thị trường ma túy EU đang ngày càng thể hiện rõ rằng người dùng tại đây đang tiếp cận với nhiều loại chất kích thích có độ tinh khiết cao và có tác dụng mạnh. Điều này cũng phản ánh lượng ma túy được sản xuất và buôn bán trên toàn cầu cũng như ở 28 nước thành viên EU đang ở mức cao. Như vậy, các nhóm tội phạm có tổ chức đã kiếm được không nhỏ nhờ buôn bán ma túy, dẫn đến tình trạng bạo lực và tham nhũng gia tăng.
Bên cạnh đó, EMCDDA cũng cảnh báo các hình thức rửa tiền ngày càng tinh vi, trong đó có việc sử dụng tiền điện tử. Bitcoin vẫn là đồng tiền số phổ biến nhất đối với các tội phạm. Tuy nhiên, một số nước EU lại phát hiện các đối tượng trong nước sử dụng ngày càng nhiều những loại tiền số giúp chúng nặc danh, trong đó có tiền điện tử monero và zcash. Nguy cơ rửa tiền cũng xuất phát từ những đồng tiền giấy có mệnh giá cao, đáng chú ý là 200 và 500 euro, do đặc tính nhỏ gọn và có giá trị, thuận tiện cho tội phạm chuyển ngân bất hợp pháp.
Do lo ngại về vấn nạn rửa tiền cũng như những hoạt động phi pháp khác, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã ngừng phát hành tờ 500 euro.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN)
Phản ứng thầm lặng "bất ngờ" của EU về tín hiệu Pháp - NATO
Các nhà lãnh đạo NATO dự kiến sẽ có cuộc họp tại London vào đầu tháng 12, trong bối cảnh các đồng minh đang bị chia rẽ về các vấn đề ngoại giao và kinh tế như thương mại, Syria và Iran.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây đã công khai phàn nàn về sức mạnh của khối chỉ vài tuần trước hội nghị thượng đỉnh - động thái đã gửi đi nhiều tín hiệu tới khắp EU và đi xa hơn Đại Tây Dương.
Tờ Politico đưa tin rằng, nhiều cá nhân, nhiều quan chức và nhà ngoại giao châu Âu nói rằng lời phàn nàn của ông Macron có phần đúng.
Một phân tích khá chính xác, một nhà ngoại giao Tây Âu nói với điều kiện giấu tên.
Một nhà ngoại giao Tây Âu giấu tên khác đã được trích dẫn như sau: "Chuyện xảy ra ở Syria là rõ ràng: hai nước NATO đã không bận tâm tới việc có bất kỳ sự phối hợp nào. Và ông ấy đúng, chúng tôi không thể bỏ qua thực tế này, nhưng phần nói về Điều 5 (của ông Macron) đã sai ... đơn giản là một thông điệp sai".
Ông Macron quan ngại về sức mạnh hiện tại của NATO. Ảnh: National Interest.
Tổng thống Pháp năm ngoái đã công khai nghĩ tới ý tưởng về một quân đội chung châu Âu và đã đưa ra Sáng kiến can thiệp châu Âu do Pháp dẫn đầu nằm bên ngoài phạm vi của NATO, bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác quân sự trong EU để giảm sự phụ thuộc vào NATO.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Economist được công bố vào tuần trước, Tổng thống Macron nói rằng liên minh phương Tây đang "chết não" và kêu gọi quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Ông Macron cũng công khai đưa ra những nghi ngờ về khuôn khổ an ninh tập thể NATO, được nêu trong Điều 5 của Hiến chương thành lập và đổ lỗi cho Hoa Kỳ vì đã hướng đến Thái Bình Dương nhiều hơn là Đại Tây Dương.
Bình luận của ông, ít nhất là công khai, đã vấp phải sự chỉ trích từ một số quốc gia thành viên EU, cũng như người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Jean Asselborn, Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg, là một trong số ít các chính trị gia châu Âu đã công khai ủng hộ ông Macron. "Emmanuel Macron đúng khoảng 95% những gì ông nói, Asselborn nói với tờ Der Spiegel. "Tuy nhiên, sự tồn tại của NATO với tư cách là một liên minh quân sự không phải là điều cần phải bàn luận".
Ông cũng được Politico dẫn lời nói rằng việc Mỹ rút khỏi Đông Bắc Syria trước cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurds không tương ứng với các giá trị mà nhiều người tin rằng nên được ưu tiên trong NATO.
An Bình
Theo toquoc.vn
Thủ tướng Anh kêu gọi EU không tiếp tục trì hoãn Brexit Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) bác bỏ bất kỳ sự gia hạn tiến trình Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit, nào khác sau khi Brussels lần thứ 3 đồng ý gia hạn Brexit. Thủ tướng Anh Boris Johnson (phải) tại số 10 phố Downing, London ngày 28/10/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo AFP, ngày...