Các bạn còn nhớ ổ đĩa quang không, đây là lý do nó dần biến mất trên máy tính
Công nghệ ngày càng phát triển và chỉ trong vài năm ngắn ngủi là một số sản phẩm công nghệ đã lỗi thời rồi anh em ạ.
Trong đó, đầu đọc đĩa quang cũng không tránh được số phận này đã không còn xuất hiện trên các dòng Laptop và PC nữa. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích nguyên nhân vì sao ổ đĩa quang đang dần dần biến mất trên máy tính.
Đĩa quang chiếm quá nhiều không gian
Ngày nay, tất cả mọi người đều muốn sử dụng những loại đồ công nghệ mỏng nhẹ. Tuy nhiên, ổ đĩa quang thì không thể thu nhỏ kích thước được các bạn ạ. Các loại đĩa CD thông thường có đường kính lên đến 11,6 cm nên các ổ đĩa cũng có kích thước lớn to, dày, theo để chúng ta “nhét” đĩa vào. Vì vậy, nếu các hãng muốn làm mỏng laptop thì bò đầu đĩa quang là chuyện phải làm rồi các bạn ạ.
Nếu các bạn chưa biết thì Apple chính là hãng công nghệ tiên phong loại bỏ ổ đĩa quang. Ngay từ năm 2008, Steve Jobs đã quyết định dùng cổng USB trên tất cả các dòng Macbook mỏng nhẹ của họ. Và cũng giống như nhiều lần khác, Apple đã tạo ra rất nhiều nhiều tranh cãi nhưng thời gian đã chứng minh là họ đã đúng.
Dung lượng lưu trữ không cao
Lần đầu tiên đĩa quang xuất hiện trên thị trường thì nó đã mang lại một cuộc “cách mạng lớn” vì nó có dung lượng lớn nhiều hơn rất nhiều so với các loại đĩa mềm ngày xưa. Đĩa CD thông thường sẽ có dung lượng khoảng 650 MB, đĩa DVD thì có thể chứa vài GB dữ liệu. Còn đĩa Blu-ray thì có dung lượng lên đến 200 GB, đây là một con số “khủng”, cao hơn rất nhiều so với nhu cầu lưu trữ ngày xưa. Tuy nhiên, những con số ngày vẫn còn quá nhỏ so với các loại ổ cứng hiện đại các bạn ạ.
Các loại ổ cứng HDD có giá “mềm”, dung lượng lên đến vài TB và có tốc độ đọc ghi nhanh hơn ổ đĩa quang rất nhiều nên tội tình gì mà phải dùng đĩa quang nữa đúng không nào. Bên cạnh đó, giá các loại SSD ngày càng dễ tiếp cận hơn, kích thước nhỏ gọn và bền hơn rất nhiều rồi sẽ dần loại bỏ các loại ổ đĩa khác.
Internet thay thế các loại đĩa quang
Ngày xưa, những thứ dùng để giải trí như chơi game, nghe nhạc, xem phim đều dùng đĩa nên máy tính cần phải có ổ đĩa các bạn ạ. Còn hiện nay, bạn chỉ cần ngồi ở nhà, có kết nối Internet là có thể làm được mọi thứ. Nếu bạn muốn nghe nhạc thì vào các trang web nghe nhạc trực tuyến hoặc Youtube là có. Nếu xem phim thì Netflix hay FPTplay luôn sẵn sàng. Còn chơi game thì không cần phải bàn nữa anh em ạ, đa số mọi người đều mua game các cửa hàng trực tuyến như Steam, Epic Game Store,… và các nhà phát hành cũng ra mắt game trên các nền tảng này chứ không dùng đĩa quang nữa. Vì vậy, nếu nhà sản xuất thêm ổ đĩa quang vào PC thì sẽ khá thừa thãi và lãng phí.
Video đang HOT
Định dạng của đĩa quang không tiện lợi
Trước khi ổ đĩa bắt đầu “bay màu” thì có hai định dạng đĩa quang phổ biến HD-DVD và Blu-ray. Thông thường thì mỗi ổ đĩa chỉ đọc được một loại định dạng thôi. Và dù Blu-ray được công nhận là định dạng “chuẩn” nhưng lại không thể phổ biến với người dùng phổ thông. Nguyên nhân là vì các đĩa Blu-ray thường sẽ có thêm các công cụ DRM để ngăn nạn chép đĩa lậu. Những ổ đĩa cũ sẽ không đọc đĩa Blu-ray mới, còn những ổ đĩa nào đọc được thì phải cập nhật phần mềm khá phiền phức. Đến cuối cùng thì không còn ai muốn sử dụng ổ đĩa quang nữa và chúng dần rơi vào quên lãng các bạn ạ.
Theo gearvn
Máy tính không nhận ổ USB, cách nhận diện lỗi và khắc phục
Nếu trường hợp máy tính Windows 10 của bạn không nhận USB, đây là bài viết bạn nên xem qua.
Ngày nay, hẳn ai trong chúng ta cũng sở hữu ít nhất từ 2-3 USB có dung lượng cao nhầm lưu trữ và sử dụng cho công việc. Phần vì tính thông dụng của nó, phần vì giờ đây USB có giá khá rẻ nên việc sở hữu nó không còn là quá khó khăn. Tuy nhiên, vì lí do nào đó mà máy tính Windows 10 của bạn giở chứng và không nhận USB thì phải làm sao?
1. Cài đặt lại driver USB cho máy tính Windows 10
Kết nối USB với máy tính, nhấn phải chuột vào nút Start và chọn Device Manager.
Cửa sổ Device Manager hiện ra, hãy tìm đến nhóm phần cứng Universal Serial Bus Controllers và nhấp vào biểu tượng menu mở rộng.
Danh sách các driver USB hiện ra, bạn hãy tìm đến và nhấn phải chuột vào dòng "USB Composite Device", chọn Uninstall device.
Cửa sổ xác nhận thao tác xuất hiện, hãy nhấn Uninstall để đồng ý tác vụ tháo gỡ driver đã chọn.
Sau khi quá trình tháo gỡ hoàn tất, bạn hãy tiếp tục lập lại thao tác với các driver "USB Root Hub".
Khi đã thực hiện xong, hãy tháo USB ra khỏi máy tính, chờ khoảng 01 phút và kết nối lại USB. Khi đó Windows sẽ tiến hành nhận diện và cài đặt lại USB.
2. Đặt Letter and Paths cố định cho USB
Để đề phòng vấn đề Windows 10 không nhận USB trong tương lai, bạn có thể thực hiện thêm giải pháp đặt Letter and Paths cố định cho USB như sau.
Sau khi đã thực hiện việc xóa "USB Root Hub" và "USB Composite Device" trong Device Manager ở trên, bạn hãy kết nối USB lại với máy tính và mở Disk Management từ Start Menu.
Trong Disk Management, USB sẽ được đặt là "DISK 1". Hãy nhấn phải chuột vào phân vùng USB và chọn Change Drive Letter and Paths...
Nhấn chọn tên phân vùng USB và chọn Add để tiến hành đặt Letter cho phân vùng.
Khi đã đặt xong, hãy khởi động Registry Editor từ thanh tìm kiếm.
Điều hướng đến "HKEY_LOCAL_MACHINESYSTEMCurrentControlSetControlClass" và tiến hành xóa 02 key là "4D36E980-E325-11CE-BFC1-08002BE10318" và "4D36E967-E325-11CE-BFC1-08002BE10318".
Cuối cùng, hãy khởi động lại máy tính để thay đổi có hiệu lực.
3. Kiểm tra lại thiết bị và cổng USB
Trường hợp nếu 2 cách trên vẫn chưa giải quyết được vấn đề USB của bạn không được máy tính Windows 10 nhận diện thì hãy thử hết các cổng USB khác của máy tính, nếu cổng nào USB cũng không nhận trong khi bạn cắm chuột, bàn phím vẫn bình thường thì khả năng cao là USB có vấn đề.
Đừng quên thử cắm USB ở một vài máy tính khác. Nếu các máy tính kia vẫn nhận USB bình thường thì nhiều khả năng máy tính của bạn đang bị hư cổng USB hoặc lỗi phần mềm. Nếu máy tính khác không nhận USB thì khả năng USB của bạn bị hỏng.
Tiếp theo, hãy sử dụng cọ mềm lau bụi trong khe USB và cố định lại sợi cáp USB nối từ cổng USB vào bo mạch trên máy tính (thao tác này chủ yếu thực hiện trên máy tính để bàn) và kết nối lại USB để xem có phải là do cổng kết nối hay không.
Trong một số trường hợp, bạn cũng nên thử quét virus toàn bộ máy tính cở chế độ Full Scan bằng một phần mềm diệt virus mạnh.
Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.
Theo GenK
Tại sao ổ cứng không bao giờ nhận "đủ" dung lượng? Bạn đã từng thắc mắc vì sao mấy cái HDD, SSD, USB khi check lên thì hầu như chẳng bao giờ chịu nhận đủ dung lượng chưa? Hãy tưởng tượng thế này: một ngày đẹp trời bạn đi mua ổ cứng. Bạn đã chọn một cái SSD 250GB nhưng khi về nhà xem lại trên Windows thì nó chỉ hiện có 232.83GB mà...