Các bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ hiệu quả, không gây hại
Các loại thảo dược thiên nhiên có tính chất nóng, chát thường chứa kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng chống viêm, săn se niêm mạc, giảm các triệu chứng sưng viêm, đau rát, ngứa… do bệnh trĩ gây ra.
Theo BSCKII Trương Thị Xuân Hòa, Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, trong Đông y, các bài thuốc giúp bổ trung ích khí, giúp tăng dương khí, tăng trương lực cơ… sẽ làm cho búi trĩ co lên, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Bác sĩ Hòa cho biết, tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã ứng dụng điều chế một số chế phẩm thuốc y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng đau rát, ngứa, sa búi trĩ. Các bài thuốc này được điều chế thành các dạng sau:
Bột ngâm trĩ: dạng thuốc bột, đóng túi 5 gói x 10g, bao gồm các thành phần lá móng, hoàng bá, binh lang… Thuốc được dùng để điều trị trĩ hậu môn các thể, đặc biệt hiệu quả đối với trĩ viêm tắc, chữa trĩ ra máu, nhiễm trùng, ổ sưng tấy. Cách dùng là hòa 1 gói 10g vào 1 lít nước sôi, để nguội còn 40 – 45 độ, ngâm hậu môn 1 – 2 lần/ngày.
Chè trĩ cải dạng: Được điều chế dưới dạng trà túi lọc, với các thành phần đại hoàng, hậu phác, mộc hương, tô mộc. Công dụng của chè trĩ cải dạng là dùng cho các trường hợp trĩ trĩ nội, trĩ ngoại, đau, mót rặn, rỉ dịch, xung huyết, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Người bệnh dùng với liều lượng ngày dùng 3 gói, mỗi lần uống 1 gói hãm với nước sôi.
Các bài thuốc được chế biến từ đại hoàng, hậu phác, mộc hương, nghệ vàng… có tác dụng làm săn se niêm mạc, co búi trĩ, giảm ngứa rát…
Chè trĩ số 9: Được điều chế dưới dạng thuốc bột, gói 100g, với các thành phần lá móng, huyết giác, hòe hoa, cỏ mực, nghệ vàng, cam thảo, trần bì, hậu phác. Được dùng trong các trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại, đau, mót rặn, rỉ dịch, xung huyết, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Người bị bệnh trĩ ngày uống 10 – 20g, hãm với nước sôi.
Hoàn bổ trung ích khí: Được điều chế dưới dạng hoàn mềm, gói 10 viên x 9g, với các thành phần sài hồ, đại táo, thăng ma, bạch truật, đương quy… Bài thuốc này bổ cho người suy nhược, trĩ nội, trĩ ngoại, tự ra mồ hôi, sa dạ con, kiết lỵ lâu ngày. Người bệnh dùng ngày 2 – 4 viên, chia 2 lần, trước bữa ăn.
Ngoài ra, bác sĩ Hòa cũng chia sẻ thêm, trong dân gian có truyền lại các bài thuốc uống, bôi, đắp từ rau diếp cá, lá vông, thảo quyết minh, nhọ nồi, trắc bích diệp, nghệ, lá lốt, ngải cứu, cúc tần, lá sung, lá trầu không… có tính chất nhuận tràng, sát trùng, chống viêm để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Các loại thảo dược thiên nhiên này có tính chất nóng, chát, có chứa tinh dầu, kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng chống viêm nhiễm, làm săn se niêm mạc, giảm phù nề, tiêu viêm giảm đau, từ đó giúp giảm các triệu chưng sưng viêm, đau rát, ngứa ngáy… do bệnh trĩ gây ra.
Video đang HOT
An Bình
Theo Gia đình mới
Bị ngứa, rát hậu môn khi đi ngoài, hãy thử điều trị tại nhà theo cách này
Khi gặp phải những dấu hiệu của bệnh trĩ như bị ngứa, rát hậu môn hãy thử điều trị tại nhà bằng các loại thảo dược thiên nhiên hoặc các chế phẩm từ thảo dược sẽ giúp giảm ngứa, rát.
Những dấu hiệu cần nghĩ ngay đến bệnh trĩ
Không ít người gặp phải tình trạng ra máu, có khối lòi ra ngoài sau khi đi đại tiện, ngứa, rát vùng hậu môn... Đây đều là những dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ.
Theo các chuyên gia y tế, khi có 2 triệu chứng chính là ra máu và sa búi trĩ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám sớm.
Ra máu vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài là những dấu hiệu để nhận biết bạn bị mắc bệnh trĩ
- Ra máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do người bệnh đến hoặc được đưa đến các cơ sở y tế thăm khám.
Lúc đầu máu chảy rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.
Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi đại tiện, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy.
Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
- Sa búi trĩ là triệu chứng thường xảy ra trễ hơn, sau một thời gian đi đại tiện có ra máu. Lúc đầu, sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
- Ngoài hai triệu chứng chính kể trên, người bị bệnh trĩ có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa quanh hậu môn.
Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn... Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Nếu cơ thể gặp phải những dấu hiệu nói trên thì rất có thể bạn đã bị bệnh trĩ và cần phải điều trị sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt.
Điều trị bằng thuốc bôi tại nhà có an toàn?
Trĩ là một hệ thống đám rối tĩnh mạch sinh lý bình thường nằm ở vùng hậu môn trực tràng. Các tĩnh mạch này có vai trò khép kín hậu môn nên ai cũng phải có. Nhưng do một nguyên nhân cơ hội nào đấy làm cho hệ thống tĩnh mạch trĩ sa giãn không hồi phục.
Với vai trò quan trọng đó nên bệnh trĩ ưu tiên điều trị bằng các phương pháp bảo tồn, chỉ khi không thể điều trị bảo tồn được nữa hoặc trong trường hợp trĩ có biến chứng, hoặc có kèm theo các bệnh khác thì mới nên chỉ định phẫu thuật.
Trong các phương pháp điều trị bảo tồn có việc ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát bệnh trĩ như:
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà; tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu; uống nước đầy đủ; ăn nhiều chất xơ.
- Vận động thể lực: Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ...
- Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ...
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước sạch sau khi đi đại tiện, ngâm rửa hậu môn bằng nước lạnh 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Bên cạnh đó, điều trị bảo tồn còn có phương pháp dùng thuốc. Trong đó, thuốc uống gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, cơ chế tác động của thuốc là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, giảm phù nề, kháng viêm, chống nhiễm trùng, chống tắc mạch...
Còn thuốc tại chỗ gồm các loại thuốc mỡ và thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
Các loại thảo dược thiên nhiên giúp cầm máu, giảm ngứa, rát hậu môn, giảm viêm nhiễm... do bệnh trĩ gây ra
Ngoài ra việc điều trị bảo tồn bằng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc từ thảo dược trong Đông y để điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh. Người bệnh có thể kết hợp các loại thảo dược gồm lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung, lá lốt, mỗi thứ 1 nắm và thêm vài lát nghệ để làm thuốc chữa bệnh trĩ.
Đem các loại thảo dược kể trên rửa sạch, đun sôi với nước sạch và để nguội khoảng 30 độ C. Sau đó, dùng nước này để ngâm và rửa hậu môn khoảng 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 - 2 lần và làm kiên trì để giúp giảm sưng đau, ngứa rát vùng hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
Các loại thuốc bôi, ngâm chữa bệnh trĩ từ thảo dược thiên nhiên không những giúp cầm máu, giảm ngứa, rát hậu môn, giảm viêm nhiễm... mà còn an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên, với một số người bị bệnh trĩ, việc tìm kiếm đủ các loại thảo dược gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, quá trình đun nấu thảo dược để ngâm rửa gây lích kích, tốn nhiều thời gian và công sức làm người bệnh dễ nản trong quá trình điều trị bệnh.
Sản phẩm COTRIPRO GEL được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm triệu chứng ngứa rát, khó chịu do bệnh trĩ gây ra
Hiện, trên thị trường đã có sản phẩm COTRIPRO GEL được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên nói trên để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giúp giảm đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn, làm búi trĩ co dần sau khi đều đặn sử dụng sản phẩm từ 1 - 2 tháng. Sản phẩm được làm từ thảo dược thiên nhiên theo công nghệ hiện đại nên rất an toàn cho sức khỏe, không tác dụng phụ.
Theo giadinhmoi
Bệnh trĩ mà nhiều dân văn phòng vật vã kêu ca: nghe thì quen nhưng bạn có thực sự biết những nỗi khổ về nó không Mắc phải chứng bệnh khó nói này khiến dân văn phòng đối mặt với không ít phiền toái và nguy cơ về sức khỏe của mình. Bệnh trĩ là một trong những vấn đề sức khỏe mà người làm việc trong môi trường công sở có nguy cơ gặp phải rất cao. Do dân văn phòng có đặc thù công việc là phải...