Các bác sĩ hoang mang với chỉ dẫn mới của y tế Mỹ
Cơ quan y tế của Mỹ cho rằng những người tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 có thể không cần xét nghiệm nếu không có biểu hiện bệnh.
Theo bản hướng dẫn mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), những người tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân Covid-19 nhưng không có triệu chứng có thể không cần xét nghiệm. Điều này đã khiến một số bác sĩ cảm thấy khó hiểu.
Trước đó, CDC Mỹ lại cho rằng đối tượng F1 cần đi xét nghiệm nCoV ngay cả khi không có biểu hiện bệnh.
Bác sĩ Leane Wen, Giáo sư y tế công cộng ở Đại học George Washington, cho hay sự thay đổi trên vô nghĩa: “Đó chính là những người phải kiểm tra”.
Vị bác sĩ này cũng cho ví dụ một trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh muốn xét nghiệm để có thể bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình.
Một số người mắc Covid-19 không có triệu chứng từ khi nhiễm virus cho tới khi khỏi bệnh. Ảnh minh họa: CNN
Trước đây, trên website của CDC viết: “Xét nghiệm nCoV được khuyến cáo dành cho tất cả những mối liên hệ gần gũi với người nhiễm nCoV. Bởi nguy cơ lây nhiễm từ bệnh nhân không có triệu chứng và trước khi có triệu chứng, các F1 cần nhanh chóng được xác định và xét nghiệm”.
Video đang HOT
Nhưng giờ đây, CDC đã thay đổi thông báo: “Nếu bạn ở gần (trong khoảng 1,8m) bệnh nhân Covid-19 trong 15 phút nhưng không có triệu chứng, bạn không cần xét nghiệm trừ khi bạn có vấn đề nhạy cảm hoặc bác sĩ chăm sóc, nhân viên y tế công cộng tư vấn bạn cần đi kiểm tra”.
“Không phải tất cả mọi người đều cần xét nghiệm. Khi bạn tiến hành lấy mẫu, bạn cần tự cách ly tại nhà chờ kết quả và nghe theo các chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế”.
Theo đó, nếu một ai có triệu chứng hoặc bị ốm nhẹ, nhân viên y tế có thể khuyên làm xét nghiệm nCoV. Nếu biểu hiện bệnh nặng, mọi người nên liên lạc với bệnh viện để tìm trợ giúp khẩn cấp.
Tuy nhiên, CDC cũng nói: “Điều quan trọng cần nhận ra rằng bạn có thể bị nhiễm và lây lan virus dù cảm thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng”. Các quan chức y tế công cộng địa phương có thể yêu cầu những người này đi xét nghiệm tùy từng trường hợp và mức độ lây lan bệnh trong vùng.
Trong khi đó, CDC đưa ra thống kê rằng 40% số bệnh nhân Covid-19 không có biểu hiện và 50% số trường hợp lây bệnh xảy ra trước khi triệu chứng xuất hiện.
Các bác sĩ: “Hướng dẫn không hiểu nổi”
Các bác sĩ đặt câu hỏi tại sao CDC không giải thích về sự thay đổi khuyến cáo này.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho hay: “Chỉ dẫn được cập nhật phản ánh bằng chứng hiện tại và biện pháp y tế công cộng tốt nhất để nhấn mạnh hơn việc sử dụng các chiến lược phòng chống đã được CDC thông qua nhằm bảo vệ bạn, gia đình của bạn và những đối tượng nhạy cảm ở mọi lứa tuổi”.
Tuy nhiên, giải thích trên không đề cập bằng chứng hiện tại nào đã dẫn tới sự thay đổi.
Bác sĩ Wen cho biết: “Tôi e ngại khuyến cáo này khiến những người có tiếp xúc ở mức độ nào đó với bệnh nhân Covid-19 không cần xét nghiệm. Đó là chìa khóa để truy dấu, đặc biệt khi có tới 50% trường hợp lây nhiễm từ những người không có triệu chứng”.
Bác sĩ Carlos del Rio, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Đại học Y Emory, đánh giá: “Nếu bạn ở gần bệnh nhân trong 15 phút và người đó không đeo khẩu trang, tôi nghĩ bạn cần đi xét nghiệm dù có triệu chứng hay không”.
“Chúng ta biết những người trẻ trở về nhà và lây lan cho gia đình. Bởi vậy, chỉ dẫn đó khiến tôi hoang mang và tôi thực sự không hiểu”.
Bác sĩ Del Rio nhấn mạnh, trước đây, Tổng thống Trump từng nói, càng nhiều xét nghiệm càng giúp phát hiện thêm bệnh nhân.
Dù vậy, phát ngôn viên của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ bác bỏ sự thay đổi trên ảnh hưởng tới nỗ lực truy dấu được đánh giá là chìa khóa kiểm soát virus: “Bản chỉ dẫn cập nhật không đánh giá thấp việc truy dấu hoặc bất cứ xét nghiệm tầm soát nào”.
Người này cho hay, mọi người nên tư vấn bác sĩ xem mình có cần xét nghiệm không. “Hướng dẫn hoàn toàn ủng hộ xét nghiệm tầm soát y tế công cộng theo hướng chủ động thông qua các nhân viên y tế địa phương, bang và liên bang”, phát ngôn viên giải thích.
Mỹ: California thành bang đầu tiên có hơn nửa triệu ca COVID-19
California - tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ với dân số khoảng 40 triệu người, trở thành tiểu bang đầu tiên ở nước này có hơn nửa triệu ca COVID-19 được xác nhận.
Trong thông báo mới nhất, cơ quan y tế bang California cho biết đã ghi nhận thêm 6.542 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca bệnh tại tiểu bang này lên 500.130 ca.
Trong vòng 7 ngày trở lại đây, số ca mắc mới trung bình mỗi ngày là 7.819 ca. Tuần trước, con số này là 10.005 ca.
Thêm 219 ca tử vong vì COVID-19 mới được ghi nhận, nâng tổng số ca tử vong ở bang California lên 9.224 ca.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 7.886.587 xét nghiệm COVID-19 được thực hiện ở California. Trong đó, 75.546 xét nghiệm được thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi thống kê.
"Khi năng lực xét nghiệm tiếp tục tăng trên toàn tiểu bang, thì việc gia tăng số lượng ca bệnh là điều đã được dự đoán trước", chính quyền bang này cho biết.
Tuần trước, bang California đã vượt qua New York và trở thành bang có nhiều ca mắc COVID-19 nhất ở Mỹ.
Canada cho phép thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng Covid-19 Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 16/5 thông báo cơ quan chức năng nước này đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đối với loại vaccine phòng Covid-19 có tên Ad5-nCoV. Đây là sản phẩm phối hợp với một công ty sinh học của Trung Quốc phát triển. Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Nguồn: Global News) Tại một cuộc họp báo...