Cá voi trắng tình tứ trước giao phối trên biển
Nhiếp ảnh gia David Merron ghi lại khoảnh khắc cá voi trắng đực ngoi lên mặt nước khoe cơ bắp trước khi âu yếm với bạn tình ở ngoài
(Nguồn: Daily Mail)
Cá voi trắng đực ngoi lên mặt nước để khoe cơ bắp cuồn cuộn trước mặt các du khách. Nhiếp ảnh gia David Merron cho biết: “Chú cá voi này dường như đã dành rất nhiều thời gian để tập thể hình”.
(Nguồn: Daily Mail)
Ngay sau đó, con cá voi trắng đực tiến gần bạn tình của nó và chúng trao nhau những cử chỉ rất lãng mạn ở ngoài khơi đảo Somerset, Canada.
(Nguồn: Daily Mail)
Cá voi trắng thường sống ở những vùng nước lạnh và chúng có lớp mỡ dày từ 10 đến 15 cm để giữ ấm cơ thể.
(Nguồn: Daily Mail)
Cá voi trắng đực vùng vẫy trong làn nước biển xanh cạnh bạn tình và các thành viên khác trong đàn sau khi có màn khoe cơ bắp rất ấn tượng.
Khoảng 2.000 con cá voi trắng tập trung tại vùng cửa sông Cunningham ở ngoài khơi đảo Somerset, Canada. (Nguồn: Daily Mail)
(Nguồn: Daily Mail)
Con cá voi trắng đực tỏ ra rất kiêu hãnh với cơ bụng 6 múi của mình, khi nó thường xuyên ngoi đầu lên khỏi mặt nước.
Hà Vũ
Theo Kiến thức
Tường chắn sóng 7.000 năm dưới biển Địa Trung Hải
Bức tường dài 100 m và cao gần 3 m từng bảo vệ những người dân thời Đồ đá mới khi nước biển dâng cao cuối kỷ Băng Hà.
Dấu vết đổ nát của tường chắn sóng cổ đại. Ảnh: Newsweek.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Ehud Galili ở Đại học Haifa phát hiện tường chắn sóng cổ đại do người dân thời Đồ đá mới xây dựng để bảo vệ ngôi làng trước mực nước biển dâng cao cách đây hơn 7.000 năm.
Bức tường dài 100 m ở ngoài khơi thành phố Carmel được xây bằng những khối đá cuội lấy từ lòng sông ở cách đó hơn 1,6 km, tạo thành lớp ngăn cách giữa biển Địa Trung Hải và làng Tel Hreiz.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS One, nhóm của Galili cho biết đây là hệ thống bảo vệ ven biển lâu đời nhất trên thế giới và thành tựu kỹ thuật phản ánh trình độ nhận thức, tổ chức và xây dựng của dân làng thời Đồ đá mới.
Ở thời điểm Tel Hreiz còn tồn tại, mực nước biển dâng cao do nhiệt độ toàn cầu tăng vào cuối kỷ Băng Hà gần nhất. Nước biển Địa Trung Hải tăng 7 mm mỗi năm.
"Tốc độ dâng của nước biển kéo theo những cơn bão xuất hiện thường xuyên hơn, tàn phá ngôi làng.
Theo thời gian, dân làng chú ý đến những thay đổi ở môi trường. Mực nước biển dâng lên hàng năm thúc đẩy phản ứng từ con người, bao gồm việc xây dựng tường bảo vệ ven biển tương tự các công trình chắn sóng ngày nay", Galili giải thích.
Làng Tel Hreiz được phát hiện lần đầu tiên vào thập niên 1960 nhưng các nhà nghiên cứu chỉ biết tới tường chắn sóng khi công trình phát lộ năm 2010 sau một cơn bão mạnh.
Galili và đồng nghiệp phân tích những tàn tích của bức tường ngập dưới nước.
Họ tính toán công trình cao gần 3 m và ra đời cùng thời gian với ngôi làng. Sau nhiều thập kỷ, tường chắn sóng bị nước biển xói mòn.
Khi lớp cát dưới chân tường bị cuốn trôi, sóng biển và mưa bão có thể đã xô đổ những khối đá cuội.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Trái Đất đã nhiễm độc thủy ngân nặng nề trước khi va chạm thiên thạch Chicxulub Một nghiên cứu mới vừa công bố khẳng định trước cả khi tiểu hành tinh Chicxulub đụng độ Trái Đất vào 66 triệu năm trước, các loài khủng long và các sinh vật sống khác đã phải đối mặt với mức độ thủy ngân độc hại. Phát hiện mới này khiến cuộc tranh luận "dài hơi và gay gắt" về nguyên nhân loài...