Cá voi sát thủ tấn công tàu khiến các nhà khoa học bối rối
Hàng loạt cuộc tấn công của cá voi sát thủ nhằm vào các tàu ở vùng biển Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khiến các nhà khoa học hoang mang.
Các nhà sinh vật học biển bắt đầu quan tâm đến hành vi của cá voi sát thủ sau khi chúng thực hiện một số vụ tấn công tàu ở vùng biển Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong vòng hai tháng.
Vụ đầu tiên xảy ra vào ngày 29/7 tại khu vực Cape Trafalgar. Một số con cá voi sát thủ đã bao vây tàu chở hàng, húc vào nó và phá vỡ phòng thuyền trưởng.
Một vụ va chạm tương tự đã được ghi lại vào ngày 30/8, khi một tàu Pháp liên lạc với lực lượng bảo vệ bờ biển sau cuộc tấn công của cá voi sát thủ. Cùng ngày, du thuyền quân sự Mirfak của Tây Ban Nha bị tấn công.
Vào đầu tháng 9, một tàu Tây Ban Nha đã bị tấn công khi đang chở hàng đến Vương quốc Anh. Cá voi sát thủ bao vây tàu và khoảng 15 lần định lao vào khoang. Sau đó, thủy thủ đoàn quyết định đưa tàu ngược về cảng. Cùng lúc đó, lực lượng bảo vệ bờ biển đã được thông báo về các cuộc tấn công của cá voi sát thủ nhằm vào hai con tàu trong khu vực thành phố Vigo của Tây Ban Nha.
Nhà sinh vật biển Alfredo López báo cáo rằng cá voi sát thủ tiếp cận bờ biển Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha vào tháng 9 hàng năm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trước đó chưa từng nhận thấy hành vi hung hãn như vậy của những kẻ săn mồi này.
Các nhà khoa học hiện đang cố gắng tìm hiểu xem liệu tất cả các cuộc tấn công có phải do cùng một nhóm cá nhân thực hiện hay không. Chính quyền Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã khuyến cáo các thủy thủ và khách du lịch tránh tiếp xúc với cá voi sát thủ.
Video đang HOT
Cá voi sát thủ, còn có tên gọi khác là cá heo đen lớn hay cá hổ kình (tên khoa học: Orca) là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương, đồng thời là phân loài cá heo lớn nhất. Cá voi sát thủ sống tại tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và châu Nam Cực cho đến các vùng biển nhiệt đới ấm áp hơn.
Một con cá voi sát thủ điển hình luôn có những khoang màu đen trên lưng, đốm trắng ở ngực và 2 bên sườn, cũng như 1 mảng trắng khác nằm trên và đằng sau đuôi mắt. Chúng có kích thước khá lớn, một con đực trưởng thành thường dài từ 6 – 8m và nặng tới hơn 6 tấn (khoảng 5.9 – 6.5 tấn). Con cái nhỏ hơn, dài khoảng 5 – 7m, với cân nặng từ 3 đến 4 tấn. Trong khí đó, con non mới sinh “chỉ” nặng khoảng 180kg, và dài chừng 2.4 m.
Bên cạnh đó, cá voi sát thủ cũng đạt vị trí quán quân trong ngôi vị loài động vật biển có vú di chuyển nhanh nhất, với tốc độ tối đa có thể đạt tới 56 km/h.
Tuổi thọ của loài động vật này phân hóa tương đối rõ rệt theo giới tính. Con cái sở hữu tuổi thọ trung bình khoảng 50 tuổi (tối đa có thể lên tới 80 – 90 tuổi), và có thể sinh sản đến khoảng 40 tuổi. Trong khi những con đực thường chỉ sống được trung bình khoảng 29 năm, và tối đa là 50 – 60 năm.
Cá voi sát thủ có mặt ở tất cả các đại dương và hầu hết các vùng biển trên trái đất, tuy nhiên chúng thường thích săn mồi ở những vùng biển lạnh vĩ độ cao và tầng nước trên cùng.
Nga giải mật video vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử
Đoạn video ghi lại khoảng khắc bom RDS-220 (còn gọi là bom Sa hoàng) có sức công phá 50 triệu tấn TNT phát nổ trên một quần đảo ở Bắc Băng Dương ngày 30/10/1961.
Mới đây, Nga giải mật và công bố đoạn video về vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử mà nước này tiến hành vào ngày 30/10/1961. Theo Business Insider, đoạn video được công bố nhằm kỷ niệm 75 năm Nga xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân.
Vào ngày hôm ấy, Liên Xô cho kích nổ bom RDS-220 (còn gọi là bom Sa hoàng) có sức công phá 50 triệu tấn TNT phát nổ trên một quần đảo ở Bắc Băng Dương.
Bom Sa hoàng của Liên Xô có sức công phá mạnh hơn 1.500 lần hai quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) cộng lại vào năm 1945.
Trong đoạn video dài 40 phút, bom Sa hoàng được vận chuyển bằng đường sắt đến nơi phát nổ và các bộ phận trong quả bom.
Người dân có thể nhìn thấy ánh sáng từ vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất thế giới từ khoảng cách hơn 960 km.
Sau khi bom Sa hoàng được kích nổ, một quả cầu lửa màu cam và đám mây hình nấm khổng lồ được hình thành.
Theo Popular Mechanics, Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev đích thân giao nhiệm vụ chế tạo bom Sa hoàng vào tháng 7/1961. Lúc đầu, Thủ tướng Khrushchev muốn tạo ra quả bom hạt nhân có sức công phá 100 megaton.
Thế nhưng, về sau, các chuyên gia hạt nhân lo ngại về sức hủy diệt của quả bom có thể vượt tầm kiểm soát nên thuyết phục Thủ tướng Khrushchev chế tạo quả bom RDS-220 có sức công phá 50 megaton (tương đương 50 triệu tấn TNT).
Trước khi Liên Xô chế tạo và cho phát nổ bom Sa hoàng, Mỹ là quốc gia chế tạo bom hạt nhân mạnh nhất thế giới là Castle Bravo. Nó có sức công phá 15 megaton và được kích nổ vào năm 1954.
Kể từ năm 1961 đến nay, vụ nổ bom Sa hoàng vẫn là vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Nơi nào lạnh nhất thế giới? Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt độ -89 độ C. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nói đây chỉ là con số sơ bộ, do họ vẫn đang tinh chỉnh dữ liệu từ các cảm biến nhiệt trong không gian và rất có thể họ sẽ có được một con số nhiệt độ khác lạnh hơn. 1. Nơi lạnh nhất trái đất...