Cá voi mẹ mang xác con bơi qua đại dương: Lời cảnh báo tới con người
Cá voi mẹ mang theo xác con tại ngoài khơi bờ biển Canada như để tiếc thương. Vụ việc xảy ra tuần qua gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa từ những hoạt động của con người.
Đau buồn có lẽ là cảm xúc mọi sinh vật đều có, kể cả những sát thủ đại dương. Trung tâm Nghiên cứu Cá voi (CWR), phụ trách theo dõi và nghiên cứu quần thể cá voi ở khu vực đông Thái Bình Dương, cho biết cá voi con được sinh vào ngày 24/7 đã chết vài giờ sau khi sinh.
Khi cơ thể của cá voi con chìm xuống nước, cá mẹ liên tục đẩy lên và giữ nó nổi trong 3 ngày. Theo CNN, Ken Balcomb, người sáng lập CWR, khẳng định cá voi mẹ và cả đàn biết chính xác chúng đang làm gì.
“Chúng biết cá con đã chết. Tôi nghĩ đây là một dạng nghi lễ tiếc thương. Cá voi mẹ không muốn bỏ con đi. Nó có lẽ đã mất hai con kể từ lần sinh đầu tiên 8 năm trước”, ông nói.
Cá voi sát thủ J35 (tên các nhà nghiên cứu đặt) mang xác con bơi trên biển 3 ngày. Ảnh: CWR.
100% cá voi con mới sinh đều không sống sót
Vụ việc phản ánh một thực tế đau lòng của loài cá voi sát thủ. Số lượng cá thể ở vùng tây bắc Thái Bình Dương giảm mạnh. Hiện quần thể tại khu vực gần Canada và phía tây bắc Mỹ chỉ còn 75 cá thể. Tỷ lệ sinh trong những năm gần đây là 0%, tức 100% con được sinh ra đều không thể sống sót.
“Nguyên nhân là do thiếu thức ăn”, Balcomb nói.
Video đang HOT
Thức ăn của cá voi sát thủ là cá hồi. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cho biết hoạt động của con người đang khiến số lượng cá hồi giảm mạnh. Một số nhà máy thủy điện gây cản trở quá trình sinh sản của loài này. Hoạt động săn bắt tràn lan cũng khiến số lượng cá hồi ngày càng ít đi. Cùng lúc đó, các trang trại nuôi cá có thể mang tới lợi ích kinh tế nhưng hệ sinh thái đang phải trả giá đắt.
“Các trang trại nuôi cá đều không hiệu quả. Đồng hóa gene di truyền khiến cá hồi trở nên yếu hơn và số lượng ngày càng ít đi”, Balcomb nhận định.
Tất cả những điều này đồng nghĩa với việc cá voi không có đủ thức ăn, dẫn tới sinh sản kém.
Con người phải chịu trách nhiệm
Cá voi mẹ đẩy xác cá voi con đi trong nhiều ngày. Ảnh: CWR.
Theo Balcomb, một con cá voi cái trung bình sinh được 5 lứa trong vòng 25 năm kể từ khi chúng bước vào thời kỳ sinh sản. Cá mẹ mang thai 17 tháng và chăm sóc con trong vòng một năm sau khi sinh. Do đó, phải tốn rất nhiều thời gian thì một con cá voi mới được sinh ra và dần trưởng thành.
Viễn cảnh tương lai của cá voi sát thủ hiện nay không chỉ mù mịt mà thậm chí là biến mất. “Sự tuyệt chủng đang đến”, Balcomb cảnh báo.
Tuy nhiên, ông cũng đề xuất một số biện pháp trước khi quá muộn. Balcomb cho rằng con người cần cân nhắc việc xây đập thủy điện, bởi một số đập hiện nay không cho hiệu quả xứng đáng với chi phí đầu tư trong khi cái giá đối với môi trường lại quá lớn.
“Đã đến lúc chúng ta chú ý bảo vệ môi trường và tái xây dựng hệ sinh thái. Tôi ủng hộ việc khôi phục hệ thống sông tự nhiên để tạo điều kiện cho cá hồi hoang dã”, ông đề xuất.
“Nếu những con sông được khôi phục, cá hồi sẽ phát triển lại, và hy vọng nhờ đó, quần thể cá voi cũng sẽ phục hồi. Chúng ta có thể sửa chữa sai lầm”.
Hoạt động đánh bắt cá voi dưới danh nghĩa nghiên cứu khoa học vẫn được Nhật Bản thực hiện. Trong chuyến săn gần đây, 333 con cá voi đã bị giết, trong đó 122 cá thể đang mang thai.
Ngọc Hà
Theo Zing
Kinh ngạc cá voi sát thủ nói được tiếng người, biết đếm từ 1 đến 3
Con cá voi sát thủ tên là Wikie, 16 tuổi đã học được cách nói tiếng người khi có thể nhại lại các từ bằng tiếng Anh như xin chào, ah ah, tạm biệt hoặc đếm từ 1 đến 3.
Bản ghi âm khoảnh khắc lịch sử khi Wikie, cá voi sát thủ 16 tuổi sử dụng ngôn ngữ con người vừa được công bố hôm 31.1 gây kinh ngạc cho nhiều người.
Trên thực tế, Wikie có khả năng nhại lại những từ nó được dạy và âm thanh nó phát ra mặc dù giống tiếng huýt sáo hay tiếng của loài vẹt do âm thanh không phát ra từ miệng mà từ lỗ thổi trên đỉnh đầu của cá voi nhưng hoàn toàn có thể được hiểu là những từ tiếng Anh như "Xin chào", "một, hai, ba" ah ah, tạm biệt hoặc Amy.
Cá voi sát thủ Wikie đã học được ngôn ngữ con người.
Các chuyên gia đã sử dụng phần mềm chuyên dụng để đánh giá âm thanh Wikie phát ra và kết quả là "trùng khớp" với những từ ngữ của con người.
"Vẹt xám cũng từng thể hiện khả năng bắt chước tiếng người. Nhưng ở thú có vú, điều này là cực hiếm" - tác giả nghiên cứu,Tiến sĩ Jose Abramson, từ Đại học Complutense de Madrid ở Tây Ban Nha nhấn mạnh.
Khác với các loài chim với cấu trúc lưỡi đặc trưng có thể mô phỏng các âm thanh phức tạp, đối với các loài thú, đây là điều rất khó. Mặc dù các nhà nghiên cứu không bắt tay vào kiểm tra các kỹ năng giao tiếp của Wikie nhưng nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu tin rằng các cuộc giao tiếp cơ bản với con cá voi sát thủ có thể diễn ra trong một ngày nào đó.
Các nhà khoa học tin rằng, trong tương lai có thể giao tiếp cơ bản với cá voi sát thủ
Các cá voi sát thủ thường sống thành từng nhóm và giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ âm thanh độc đáo. Cả cá voi sát thủ trong tự nhiên lẫn trong điều kiện nuôi nhốt đều đã chứng minh được khả năng bắt chước các âm thanh ở tần số cao của cá heo và tiếng sủa của sư tử biển. Điều này chứng minh mức độ thông minh xã hội của cá voi sát thủ rất cao.
"Đúng thế, nó có thể hiểu được tiếng người. Tuy nhiên, chúng ta có thể đạt được nhiều thành quả hơn nếu cố gắng hiểu được cách giao tiếp tự nhiên của mỗi loài trong môi trường của chúng hơn là chúng ta dạy chúng nói tiếng người", Tiến sĩ Jose Abramson chia sẻ.
Theo Danviet
Anh: Cuồng phong cuốn cá voi sát thủ vào đất liền 50m Cơn bão với sức gió lên tới 200km/h cuốn cá voi vào một bãi cỏ sâu trong đất liền. Cá voi sát thủ dạt vào bờ biển Anh do cơn bão Caroline Một con cá voi sát thủ được cho là đã chết sau khi bị cơn bão Caroline cuốn vào bờ biển nước Anh. Ảnh chụp lại cho thấy xác cá voi...