Ca tử vong Covid-19 Campuchia cao kỷ lục
Campuchia ghi nhận 15 người chết vì Covid-19 hôm nay, mức tử vong cao nhất ở nước này trong một ngày từ khi dịch bùng phát.
Bộ Y tế Campuchia hôm nay thông báo tổng số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 lần lượt là 38.427 và 335, sau khi ghi nhận 468 ca nhiễm và 15 ca tử vong mới trong 24 giờ qua. Đây là số ca tử vong theo ngày cao nhất sau khi Campuchia ghi nhận bệnh nhân đầu tiên chết vì Covid-19 hôm 11/3.
Người dân tiêm chủng vaccine Covid-19 tại một ngôi chùa ở tỉnh Kandal hôm 10/6. Ảnh: AFP.
Trong số 468 ca nhiễm mới, 31 trường hợp là ca ngoại nhập, làm dấy lên e ngại về sự xuất hiện biến chủng Delta, lần đầu tiên được ghi nhận tại Ấn Độ, trong số các ca ngoại nhập này.
Bộ Y tế Campuchia hôm 12/6 thông báo 44 ca nhiễm ngoại nhập, nhưng không tiết lộ chi tiết về chủng lây nhiễm của những ca này. Ít nhất một người là lao động xuất khẩu trở về từ Thái Lan, được xác định nhiễm biến chủng Delta.
Video đang HOT
Truyền thông Campuchia kêu gọi Bộ Y tế minh bạch số ca nhiễm và chủng lây rõ ràng, để người dân tránh những nơi xuất hiện nguồn lây, nơi ghi nhận ca tử vong hoặc vùng dịch bùng phát.
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Preah Sihanouk hôm nay gia hạn lệnh cấm bán rượu thêm 14 ngày, tới hết 24/6, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát chuỗi lây nhiễm Covid-19.
Tất cả các chợ, siêu thị, cửa hàng đều bị cấm bán và phân phối rượu, còn nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, bị cấm phục vụ đồ uống có cồn. Phát ngôn viên tòa thị chính Kheang Phirom cho hay số ca nhiễm cộng đồng vẫn liên tục xuất hiện, nên cần tiếp tục áp đặt lệnh cấm rượu.
“Không có rượu để bán, mọi người sẽ không ra ngoài uống rượu. Lệnh cấm giúp họ có trách nhiệm hơn, không bán hoặc tiêu thụ đồ uống có cồn. Ít nhất là nó giúp chúng ta làm chậm lại quá trình lây lan của Covid-19″, ông nói.
Số ca tử vong toàn cầu do COVID-19 trong nửa đầu 2021 đã vượt quá con số cả năm 2020
Số người tử vong vì COVID-19 trong những tháng đầu năm 2021 đã vượt quá tổng số ca của cả năm 2020 và điều này cho thấy đại dịch toàn cầu chưa thể kết thúc cho dù việc tiêm chủng vaccine rộng rãi ở các quốc gia giàu hơn đã kiểm soát được phần nào tình hình.
Chuẩn bị hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Guwahati, Assam, Ấn Độ, ngày 5/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn số liệu Đại học John Hopkins thu thập được tờ Wall Street Journal tiến hành phân tích cho thấy, thế giới đã ghi nhận hơn 1,88 triệu ca tử vong vì COVID-19 trong chưa đầy 6 tháng đầu năm nay, vượt quá tổng số người chết vì đại dịch trong cả năm 2020. Con số này cho thấy khoảng cách ngày càng tệ trong nỗ lực kiểm soát đại dịch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Trong lúc Mỹ, Anh, Canada đều ghi nhận số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 ngày càng giảm thì đại dịch lại bùng lên ở một số khu vực châu Á và Mỹ Latin. Argentina hiện đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 hết sức nghiêm trọng, mỗi ngày ghi nhận số ca tử vong hơn 500 người khiến chính phủ nước này lại phải đóng cửa nhiều hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực đáng ghi nhận là số ca tử vong trung bình trong 7 ngày trên toàn cầu trong những tuần vừa qua có xu hướng giảm xuống dưới 10.000 ca mỗi ngày. Hồi cuối tháng Một- 2021, các nước trên thế giới ghi nhận mỗi ngày trung bình có tới hơn 14.000 ca tử vong vì COVID-19.
Tại thời điểm cuối năm 2020, châu Âu và Bắc Mỹ chiếm tới 73% số ca nhiễm mỗi ngày và 72% số ca tử vong trên toàn thế giới. Thế nhưng giờ đây, hơn 80% số ca nhiễm và ca tử vong lại xảy ra ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi.
Tỷ lệ tiêm chủng vaccine không đồng đều ở các nước đang khiến tình hình kiểm soát đại dịch trên toàn cầu ngày càng khác biệt. Chỉ khoảng 2% người dân châu Phi và 6% người dân châu Á đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine COVID-19, theo số liệu của Our World in Data (Thế giới qua số liệu) trong khi Nam Mỹ đã tiêm chủng xong khoảng 22% dân số, Liên minh châu Âu tiêm chủng xong hơn 40% dân số và Mỹ đã tiêm chủng xong hơn một nửa dân số.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Anh, lãnh đạo các nước tham dự sẽ thảo luận giải pháp ứng phó với đại dịch, đặc biệt là nỗ lực chung tay để tiêm chủng được càng nhiều càng tốt cho thế giới. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến hỗ trợ 500 triệu liều vaccine Pfizer cho thế giới, trong đó 200 triệu liều sẽ được chuyển ngay trong năm nay và 300 triệu liều được chuyển vào năm 2022 thông qua chương trình COVAX của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ các nước nghèo.
Tại Ấn Độ, các chủng virus lan nhanh như Alpha, vốn được phát hiện ban đầu tại Anh năm 2020 và Delta, phát hiện tại Ấn Độ cũng vào cuối năm 2020, là nguyên nhân chính khiến gần 30 triệu dân nhiễm bệnh, gây tử vong cho 359.500 người. Giới chuyên gia cũng nhận định chủng Delta khiến nhiều người trẻ nhiễm bệnh hơn các chủng khác. Hiện Chính phủ Ấn Độ đã cam kết sẽ tiêm chủng miễn phí cho người dân kể từ ngày 21/6 tới.
Tại châu Á, Nhật Bản ghi nhận nhiều ca tử vong trong năm nay hơn so với 2020 và Thái Lan đã có khoảng 1.300 người tử vong mà phần lớn các ca này đều xảy ra vào năm 2021.
Tình hình đại dịch tại châu Phi hiên nay cũng đang lan rộng mấy tuần vừa qua, với khoảng 68.000 ca tử vong trong gần 6 tháng đầu năm 2021, cao hơn 65.000 ca tử vong ghi nhận tại đây trong cả nhăm 2020.
Theo giới chuyên gia, tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn trong tình trạng có nguy cơ để đại dịch bùng phát lại bởi các chủng virus mới nguy hiểm hơn vẫn có thể phát sinh trong thời gian tới.
Mới nửa năm, số người chết vì COVID-19 đã hơn cả năm 2020 Số ca tử vong toàn cầu do COVID-19 trong 6 tháng đầu năm 2021 đã vượt qua tổng số ca tử vong vì bệnh này trong năm 2020, trong đó có sự khác biệt lớn giữa các nước giàu và nghèo. Người chết vì COVID-19 được hỏa táng tập thể tại Ấn Độ trong tháng 4-2021 - Ảnh: REUTERS Dẫn dữ liệu của...