Cá, tôm là “đòn bẩy” phát triển
Bên cạnh việc xây dựng khu đô thị du lịch sinh thái, Cần Giờ xác định nuôi trồng thủy hải sản sẽ là “cánh tay phải”, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế địa phương.
Cần Giờ hiện có gần 2.700 hộ nuôi trồng thủy sản, với diện tích đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản xấp xỉ 8.000ha. Trong đó, đối tượng nuôi chủ yếu là con tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Trong năm 2016, năng suất tôm thu hoạch bình quân của huyện đạt 2,2 tấn/ha, mức lãi bình quân lên đến 243 triệu đồng/ha/năm.
Cá dứa – một sản phẩm đặc sản của Cần Giờ. ảnh: K.H
Tại khu vực Ba Gậy, ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, hộ ông Trần Minh Hòa được biết đến là một điển hình về nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng, mỗi năm lợi nhuận lên đến 2 tỷ đồng. Gia đình ông Hòa có tổng diện tích đất sản xuất gần 20ha, gồm 12 ao nuôi và 4 ao lắng; trong đó, có 8 ao đang thả nuôi với diện tích mặt nước 4,8ha, lượng giống thả nuôi 2 triệu con.
Video đang HOT
Hiện tất cả các ao nuôi ông Hòa đều kết hợp sử dụng máy cho tôm ăn với nuôi ghép cá rô phi trong ao tôm. Dự kiến năng suất ao nuôi đạt từ 8-10 tấn/ha/vụ, cao gấp 3-4 lần so với năng suất bình quân nuôi tôm thông thường.
Ông Lê Minh Dũng – Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, nhận định, trong đề án phát triển kinh tế biển Cần Giờ bền vững, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản là một trong hai đối tượng chính để tạo đột phá, tăng thu nhập cho người dân. Để tận dụng lợi thế của một huyện ven biển trong nuôi trồng thủy sản, UBND huyện Cần Giờ đang nghiên cứu hình thành các vùng sản xuất tập trung theo quy trình VietGAP, vùng sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển khâu chế biến.
“Mục tiêu đến năm 2020, Cần Giờ có thêm 3 HTX trong lĩnh vực thủy sản, trong đó chú trọng phát triển HTX chế biến thủy hải sản” – ông Lê Minh Dũng cho biết thêm.
Theo Dantri
Khó xây dựng lò đốt rác 5 tấn/ngày ở xã đảo Thạnh An
Huyện Cần Giờ kiến nghị TP.HCM xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư Khu xử lý rác sinh hoạt năm tấn/ngày trên địa bàn xã đảo Thạnh An theo phương pháp nhiệt phân.
Ngày 20-7, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Lê Minh Dũng đã cho biết nội dung trên trong buổi làm việc của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong và đoàn lãnh đạo TP.HCM với Huyện ủy, UBND huyện Cần Giờ về tình hình kinh tế-xã hội của huyện sáu tháng đầu năm 2016, nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2016.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong làm việc với Huyện ủy, UBND huyện Cần Giờ. Ảnh: LÊ THOA
Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết hiện nay việc thu gom, xử lý rác ở xã Thạnh An được thực hiện qua phương thức vận chuyển rác từ đảo về đất liền để tập kết ở các bãi rác xử lý. Do vậy để đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, đặc biệt trong các ngày có tình hình thời tiết xấu, mưa bão phương tiện vận chuyển không thể hoạt động được, huyện Cần Giờ kiến nghị TP.HCM xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư Khu xử lý rác sinh hoạt năm tấn/ngày trên địa bàn xã đảo Thạnh An theo phương pháp nhiệt phân.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong hỏi ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM khẳng định đứng về góc độ đầu tư thì Sở rất ủng hộ dự án này.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho rằng huyện Cần Giờ nên cân nhắc lại dự án này. Ảnh: LÊ THOA
Tuy nhiên, bà Mỹ cho rằng việc đầu tư một lò đốt rác năm tấn/ngày có một số vấn đề. Cụ thể, hiện nay văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực xử lý môi trường quy định không đầu tư lò đốt dưới 300 kg/giờ nên đề xuất lò đốt rác công suất năm tấn/ngày nghĩa là 208 kg/giờ là không đúng quy định. Do đó, bà Mỹ đề nghị huyện cân nhắc lại, đồng thời phải xem xét lại quy hoạch phát triển của xã đảo trong tương lai để có sự đầu tư cho phù hợp và hiệu quả hơn.
LÊ THOA
Theo_PLO
Làm nông trông... du lịch Việc lãnh đạo TP.HCM vừa chấp thuận đề xuất xây dựng mô hình du lịch nông thôn của Sở Du lịch thành phố đã chứng minh, việc nông dân làm vườn kết hợp du lịch sinh thái là hướng đi đúng nhằm tăng thu nhập và xây dựng nông thôn mới. Chuyện làm nông kết hợp phát triển du lịch sinh thái không...