Cả thị trấn sống chung dưới một mái nhà
Hầu hết 200 cư dân của Whittier, bang Alaska (Mỹ) đều sống trong một chung cư 14 tầng – tòa nhà Begich – nằm ở rìa thị trấn.
Ngoài các căn hộ để ở, tòa nhà cũng là nơi tọa lạc của một sở cảnh sát, một trung tâm y tế, một cửa hàng tiện ích, một tiệm giặt là và một nhà thờ. Thật khó có thể tưởng tượng nổi khi cả những nhà truyền giáo, nhân viên pha chế, các thành viên của hội đồng thành phố, cảnh sát và thậm chí là cả những kẻ buôn lậu có thể sống chung dưới một mái nhà và đi cùng thang máy.
Tuy nhiên, người dân ở đây dường như không có lựa chọn nào khác bởi vị trí địa lý và thời tiết của thị trấn. Whittier khá cô lập – bạn chỉ có thể tới đây bằng đường biển hoặc đi qua một đường hầm xuyên núi duy nhất. Tuy nhiên, tới buổi tối, đường hầm này bị đóng hoàn toàn.
Whittier trải dài trên bờ biển rộng khoảng 5km. Thời tiết ở đây cực kỳ khác nghiệt, với sức gió lên tới 90km/h và tuyết rơi dày 625cm. Đây cũng là lý do mà các cư dân Whittier cần sống dưới một mái nhà.
Tiện ích nhất mà các cư dân tại Whittier được hưởng là họ có thể di chuyển trong tòa nhà khi mặc đồ ngủ và đi dép tông, thậm chí cả khi tới nơi làm việc. Bất cứ lúc nào, người dân cũng có thể gõ cửa nhà cảnh sát trưởng và các sinh viên có thể được giúp đỡ trong gian bếp của một giáo viên.
Và dù tin hay không, thì thị trấn này vẫn còn đủ phòng cho khách du lịch. Jun Miller là người sở hữu và điều hành một nhà hàng tại hai tầng trên cùng của tòa nhà. Những phòng cho thuê được trang bị đầy đủ ống nhòm để du khách có thể ngắm cá voi nhảy sóng và những con dê nhởn nhơ gặm có trên núi.
Nhà văn Erin Sheehy tới từ tạp chí The California Sunday, người đã có chuyến thăm tới Begich, nói rằng tòa nhà này giống như những phòng học ở trường trung học của cô, còn bưu điện thì giống như nơi cô làm việc.
“Có bảng thông báo ở lối vào hành lang”, cô nói.
Video đang HOT
Erin cho biết, bọn trẻ ở đây đi học tại một tòa nhà nằm sau Begich Tower và vì thời tiết khắc nghiệt nên chúng chỉ có một con đường duy nhất tới trường, đó là đường hầm.
Bất chấp những lợi ích mà Begich Tower mang lại cho các cư dân, có rất ít người dân ở Whittier muốn sống ở đây. Một số người sống ở những nơi khác như trên tàu hoặc xe kéo.
“Nhiều người không thích sống ở đây vì họ nghĩ nó giống như nhà tù”, Terry Bender, một cư dân ở Begich Tower nói.
Erika Thompson, một giáo viên sống trong Begich Tower nhiều năm cho biết các cư dân của Whittier có một cuộc sống hoàn toàn bình thường.
“Một số người thích Begich bởi nó có tính cộng đồng trong khi một vài người thích vì có thể sống ẩn dật”, cô giải thích.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
NÓNG 24h: Xử phúc thẩm kẻ chặt tay cướp SH; Tin gây sốc về máy bay mất tích
Phúc thẩm xét xử đại ca giang hồ chặt tay cô gái cướp xe SH, thông tin mới về chiếc máy bay Malaysia mất tích là những tin tức nóng nhất 24h qua.
Băng nhóm chặt tay cô gái cướp xe SH tại tòa
1. Y án tử hình tướng cướp chặt tay cướp SH
Ngày 24/3, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Hồ Duy Trúc cùng đồng phạm trong vụ án chặt tay cướp xe SH gây sốc trong dư luận xảy ra trên cầu Phú Mỹ, quận 2, TP.HCM, hôm 24/11/2012.
Trong phiên sơ thẩm, HĐXX đã tuyên phạt: Hồ Duy Trúc (SN 1993, quê Ninh Thuận) mức án tử hình về tội "Cướp tài sản"; các bị cáo: Trần Văn Luông ( SN 1988, quê Bến Tre) tù chung thân; Nguyễn Hoàng Phương (SN 1993, quê Ninh Thuận) 20 năm tù; Trần Thanh Tuyền (SN 1991, quê Ninh Thuận) 12 năm tù; và Huỳnh Thanh Sơn (SN 1982, quê Tây Ninh) 18 năm tù cùng về tội "Cướp tài sản".
Tướng cướp Hồ Duy Trúc
Bị cáo Cao Danh Hưng (SN 1993, quê Nghệ An) 2 năm 6 tháng tù về hai tội "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" và "mua bán trái phép vũ khí quân dụng". Bị cáo Huỳnh Bảo Anh (SN 1928, ngụ TP.HCM) bị phạt 12 năm tù về tội "cướp tài sản" và "tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng". Đàm Văn Võ (SN 1990, quê Nghệ An) bị tuyên phạt 9 tháng vì "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
Đồng tình với bản án của cấp sơ thẩm, HĐXX tòa phúc thẩm TAND tối cao TP.HCM đã tuyên y án sơ thẩm mức án tử hình đối với bị cáo Hồ Duy Trúc về tội "cướp tài sản".
2. Máy bay Malaysia mất tích rơi ở Ấn Độ Dương, không ai sống sót
Trong cuộc họp báo khẩn tại Kuala Lumpur tối 24/3 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết dựa trên các phân tích mới từ dữ liệu vệ tinh, các điều tra viên đã kết luận rằng chiếc MH370 đã bay dọc theo hành lang phía nam và vị trí cuối cùng là ở giữa Ấn Độ Dương về phía tây thành phố Perth (Úc).
Ông Razak cũng cho biết thêm rằng chính phủ Malaysia sẽ tổ chức họp báo vào ngày 25/3 và hãng hàng không Malaysia Airlines cũng đã thông báo cho gia đình của hành khách và phi hành đoàn về những diễn biến mới này.
Trước cuộc họp báo của Thủ tướng, Hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) được cho là đã thông báo với thân nhân của những người mất tích cùng MH370 rằng, chiếc phi cơ rơi ở Ấn Độ Dương và không ai sống sót.
3. Xe Mercedes lao xuống vực sâu, 3 người thiệt mạng
Sự việc xảy ra vào khoảng 21h ngày 21/3, chiếc xe Mercedes 5 chỗ khi qua đèo Pha Đin, đoạn km 362 700, Quốc lộ 6, thuộc địa phận xã Phỏng Lái (Thuận Châu, Sơn La) gặp sương mù dày đặc, tầm nhìn hạn chế nên đã lao xuống vực có độ sâu gần 80m.
Chiếc xe gặp nạn do lái xe Đỗ Văn Huy (35 tuổi, ở Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) điều khiển. Ngày khi tiếp nhận thông tin về vụ tai nạn, lực lượng chức năng huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đến hiện trường để triển khai công tác tìm kiếm, cứu hộ. Tuy nhiên, do trời tối, mưa to, sương mù dày đặc khiến cho việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
Đến hơn 2h, lực lượng chức năng mới tiếp cận được hiện trường vụ tai nạn. Trong số 4 người trên xe đã có 2 người tử vong tại chỗ do rơi từ trên cao xuống vực sâu. 2 người còn lại được chuyển gấp đi bệnh viện cấp cứu, nhưng một người đã bị tử vong trên đường.
4. Bang Alaska (Mỹ) đòi &'trở về với Nga'
Sau sự kiện Cộng hòa Crime tổ chức trưng cầu dân ý sáp nhập với Nga, trên website Nhà Trắng xuất hiện mục thỉnh cầu kêu gọi bang Alaska (Mỹ) "trở về" với Nga.
Tính đến sáng 24/3, một mục kêu gọi bang Alaska tách khỏi Mỹ và trở về gia nhập Nga trên website Nhà Trắng đã thu hút được hơn 12.000 chữ kí sau vài ngày đăng. Với tiêu đề "Alaska trở về với Nga", thỉnh cầu này nêu nguyên nhân rằng Alaska do các nhà thám hiểm người Nga phát hiện vào thế kỉ 18 và thuộc về Nga cho đến khi chính phủ Mỹ mua lại vùng này vào năm 1867 với giá rẻ mạt 7,2 triệu USD (hoặc 120 triệu USD nếu điều chỉnh lạm phát đến nay).
Để được chính quyền Mỹ xem xét thì mục thỉnh cầu này phải thu thập được 100.000 chữ ký trước ngày 20/4.
Theo Xahoi