Ca sĩ Tùng Dương: Gameshow đang bị nhà sản xuất can thiệp sâu
“Tôi cam đoan những cuộc thi kiểu đó luôn có sự can thiệp của nhà sản xuất, không thể trong sáng hoàn toàn”, ca sĩ Tùng Dương chia sẻ.
Ca sĩ Tùng Dương cho hay, vô tuyến truyền hình sẽ làm ảnh hưởng, lung lạc tới giá trị thế hệ con, cháu chúng ta.
Tôi ít xem truyền hình, gameshow càng không xem
Là người từng ngồi ghế giám khảo một vài chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc, Tùng Dương nghĩ gì về nhận xét của nhạc sĩ Phú Quang: “Truyền hình Việt Nam đang làm náo loạn nhạc Việt”?
Điều dở là của các nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế âm nhạc là lấy đó làm thước đo âm nhạc, mà không nhìn những tác phẩm được sáng tạo thực sự từ các nhạc sĩ.
Tôi không định kiến các chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc nhưng hình thức lại luôn dùng chiêu trò, scandal. Kết quả từ các gameshow, ví dụ tài năng thực sự lại luôn được nhà sản xuất xếp sau bởi những lý do khác, khiến kết quả cuộc thi không thuyết phục được khán giả. Đấy chính là lý do ảnh hưởng tới mặt tích cực của nền âm nhạc Việt.
Tôi nghĩ gameshow nào cũng có tính hai mặt. Cũng không thể phủ nhận có những gameshow có những tích cực, tạo ra những giải trí mới mẻ cho công chúng. Tất cả những gameshow khi mới phát sóng đều gây được tò mò, hứng thú cho công chúng bởi tính mới mẻ và giải trí. Thế nhưng, càng về cuối các gameshow càng đuối, gây thất vọng cho công chúng.
Tôi đồng tình với quan điểm của nhạc sĩ Phú Quang, đặc biệt là khi nhạc sĩ nói, có những bạn trẻ một nốt nhạc bẻ đôi không biết cũng ngồi làm giám khảo.
Hiện tại, tôi cũng ít xem truyền hình, các gameshow tôi càng không xem. Bởi tôi cũng từng là người tham gia gameshow nên tôi biết, có những điều này, điều kia và không tạo ra những giá trị giúp cho âm nhạc phát triển. Đồng thời gameshow cũng gây ra những xáo trộn nhất định trong thị trường âm nhạc.
Ca sĩ Tùng Dương cho biết, gameshow cũng chỉ là một chương trình, xu hướng xã hội hóa thay đổi hình thức biểu diễn, hình thức thi cử trong âm nhạc
Tùng Dương nghĩ tác động của các gameshow âm nhạc có tác động như thế nào tới thế hệ trẻ?
Một điều các bạn trẻ chưa nghĩ ra, để trở thành ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp thực sự, thì cần rất nhiều thứ, chứ không chỉ là nhờ xuất hiện trên các gameshow trên truyền hình là đã có thể nổi tiếng trở thành một ca sĩ thực thụ. Không phải vậy, đấy mới chỉ là bề nổi của con đường âm nhạc mà các bạn đang đi. Sâu bên trong, các bạn trẻ phải nên biết, phải có kiến thức âm nhạc, phải được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ thì cần có kinh nghiệm để thẩm thấu, trải nghiệm trong cuộc sống thì mới có thể phân biệt được đúng sai, hay dở khi ngồi ở vị trí giám khảo.
Tôi nghĩ gameshow cũng chỉ là một chương trình, xu hướng xã hội hóa thay đổi hình thức biểu diễn, hình thức thi cử trong âm nhạc. Và ở các cuộc thi đó, dường như họ đưa ra tiêu chí rất mù mờ đối với cuộc thi cũng như các thí sinh.
Hơn nữa cũng chia sẻ thật, tôi cam đoan những cuộc thi cử kiểu đó luôn có sự can thiệp của nhà sản xuất, không thể trong sáng hoàn toàn. Chính vì vậy mà có sự tiếc nuối cho người này, người kia không giành được quán quân.
Video đang HOT
Từ tiêu chí mong manh đó, khiến những người nghệ sĩ làm nghề nghiêm túc có thể chưa tin tưởng vào những gameshow đang phát triển như hiện nay. Các nghệ sĩ làm nghệ thuật thực sự luôn hoài nghi về cuộc thi đó. Tôi nói điều này có thể sẽ lại bị “ném đá” nhưng tôi chấp nhận và nghĩ cũng đã đến lúc mình cần lên tiếng.
Bé Voi, con trai của Tùng Dương được bố đưa đi xem hát tại Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhà sản xuất chương trình nên “có tâm”
Như Tùng Dương vừa chia sẻ, tất cả những gameshow khi mới phát sóng đều gây hứng thú cho công chúng thế nhưng, càng về cuối lại càng đuối gây thất vọng cho công chúng. Nghiệm ra các gameshow, đã và đang phát sóng điều đó quả không sai?
Chính xác. Bởi các gameshow về cuối đã không theo số đông khán giả. Không còn sự hấp dẫn, bởi đó chỉ là các chiêu trò, chứ không phải chỉ có âm nhạc. Trong khi đã là chiêu trò cũng chỉ lần 1 khán giả còn đồng tình, ủng hộ và tò mò, nhưng chiêu trò nhiều hơn nữa khiến khán giả cảm thấy nhàm chán.
Nhìn lại các gameshow âm nhạc, không có chương trình nào đạt được giá trị về chân, thiện, mỹ.
Tôi nghĩ truyền hình với ngày xưa là phương tiện hữu hiệu để chúng ta cập nhật thông tin. Nhưng bây giờ, tôi lo ngại khi truyền hình sẽ làm ảnh hưởng, lung lạc tới giá trị thế hệ con, cháu chúng ta. Những ca khúc, giai điệu nhạt nhẽo, ca từ khó hiểu, không có ý nghĩa, nội dung tác phẩm ít có tư tưởng, tính nhân văn…vẫn được xuất hiện trên truyền hình, vẫn được quảng bá, PR một cách hồn nhiên, vô tư.
Có thể điều này sẽ không nhìn thấy nhãn tiền ngay, kết quả của tác hại tới thế hệ trẻ. Nhưng theo năm tháng, cách chúng ta cứ hồn nhiên phát sóng, đưa sự lệch lạc âm nhạc thì vô hình chung các thế hệ con, cháu chúng ta sẽ ngấm dần dần và vô thức nghĩ rằng đó là chuẩn mực của âm nhạc. Thẩm mỹ âm nhạc đó là đúng đắn.
Điều đó khiến tôi rất sợ, khi mà tôi cũng đã có con, tôi lo ngại cho cặp mắt, đôi tai của cháu. Và chắc chắn tôi sẽ không để con mình xem những chương trình đó, thậm chí cấm con xem tivi, hoặc chỉ được phép xem những chương trình nào đáng xem.
Tùng Dương cho biết, bé Voi rất mê giọng hát của bố, mỗi khi bố biểu diễn, cậu chàng ngồi im chăm chú nghe bố hát
Theo Tùng Dương các nhà sản xuất tổ chức chương trình cũng như Đài THVN nên có giải pháp như thế nào?
Theo tôi, nhà sản xuất cũng như Đài THVN nên có tâm một chút, có trách nhiệm để tổ chức các gameshow sạch. Chứ đừng nên lợi dụng các scandal, những hớ hênh trong ăn mặc, lời nói hay phía sau hậu trường của các thí sinh để thu hút của khán giả, gây &’”bão” trong dư luận. Đó là điều không nên.
Nói như thế, nếu năm nay tiếp tục được mời làm giám khảo một gameshow nào đó, Tùng Dương liệu có nhận lời?
Năm nay, kế hoạch âm nhạc của tôi khá dày đặc, nên cũng chưa thể nói được có nên nhận lời hay không nhận lời nếu được mời. Tuy nhiên, nếu như được mời, tôi cũng sẽ chọn lọc chương trình gameshow. Vì, tôi không muốn, ngồi ở vị trí giám khảo, gây dựng điều tích cực nhưng vẫn thua bởi điều tiêu cực. Hay ngồi đó mà không có quyền quyết định cho những tài năng, thực chất của thí sinh đó.
Xin cám ơn Tùng Dương!
TheoD anviet
Gameshow âm nhạc trên truyền hình làm lệch chuẩn âm nhạc Việt
Nhiều nghệ sĩ bức xúc và phản ứng gay gắt với các chương trình truyền hình thực tế, đặc biệt là về âm nhạc. Mới đây nhạc sĩ Phú Quang đã bức xúc và chia sẻ VTV đang gây náo loạn âm nhạc Việt.
Vài năm trở lại đây những chương trình âm nhạc không còn là xa lạ với khán giả truyền hình. Rất nhiều chương trình âm nhạc đã là cái nôi để từ đó nhiều ca sĩ trưởng thành, nhưng cũng nhiều chương trình không còn là bệ phóng cho các ca sĩ trẻ mà trở thành nơi tạo ra chiêu trò, scandal. Thậm chí có những bài hát, giai điệu, ca từ không tốt cũng được lăng xê trên đài truyền hình gây nên sự lệch chuẩn trong thẩm mỹ âm nhạc của khán giả, khiến nhiều nhạc sĩ, ca sĩ bức xúc và phản ứng.
Ba huấn luyện viên bị nghi ngờ không đủ "tầm" làm giám khảo The Voive:Tóc Tiên, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh
Giám khảo chưa đủ tầm
Điểm mặt đầu tiên là chương trình đang gây bức xúc tranh luận gần nhất là Giọng hát Việt 2017 - The Voice. Ngay từ khi đưa ra thông báo dàn huấn luyện viên trẻ bao gồm Noo Phước Thịnh, Đông Nhi, Tóc Tiên thì đã nhận được những ý kiến e ngại từ phía khán giả, thậm chí cả của những đồng nghiệp của 3 ca sĩ rằng liệu họ đã đủ tầm, đủ kinh nghiệm để ngồi vị trí đó chưa? Và quả thực trong số đầu tiên phát sóng của vòng giấu mặt, cả 3 đã khiến cư dân mạng, khán giả truyền hình xem cảm thấy thất vọng vì sự thể hiện quá "lố" của họ.
Rất nhiều ý kiến khán giả đã tỏ rõ sự không hài lòng và cho rằng, các huấn luyện viên chỉ lo thể hiện, diễn trò khiến cho thí sinh hoàn toàn mất khả năng thể hiện tính cách của riêng mình. Tóc Tiên rồi tới Đông Nhi chạy qua chạy lại trên sân khấu, người này nói át người kia đến nhức đầu chóng mặt. Thậm chí phong cách quá tự nhiên tới mức mất tự chủ đã khiến cho khán giả không phân biệt được đâu là thí sinh, đâu là Huấn luyện viên nữa.
Khán giả V.H đã bức xúc và nhận xét: "The Voice có mọi yếu tố, kịch, la, hét, khóc, cười, rặn, đấm, bóp, tranh, cướp, giật, du, đẩy, chém gió, khoe mẽ, khoe chữ .... Đủ hết 50 sắc thái của showbiz Việt. Bạn Tóc Tiên trên show The Voice vừa lấy được 1 thí sinh mà rú lên ngang... cướp được lộc ở chùa!".
Cao Bá Hưng giành ngôi vị quán quân chương trình Sing my Song - Bài hát hay nhất mùa đầu tiên
Chiêu trò nhiều gây thất vọng
Tiếp theo là chương trình Sing my Song 2016 - Bài hát hay nhất. Chương trình tìm kiếm các tài năng có khả năng hát và sáng tác nhạc tại Việt Nam đã từng gây kỳ vọng cho khán giả đặc biệt là giới sáng tác - nhạc sĩ.
Những số phát sóng đầu tiên của Sing my song cực kỳ ấn tượng với dàn thí sinh hot những cái tên ca sĩ nổi tiếng, có số lượng fan đông đảo như: Phan Mạnh Quỳnh, Trịnh Thăng Bình. Hay mỗi đêm là một câu chuyện gây xúc động kiểu như: Lê Thiện Hiếu, một thí sinh chuyển giới, luôn gây tò mò với khán giả. Chuyện thí sinh Ưng Đại Vệ phải bán hết nhà cửa, công ty, bỏ dở nghề ca hát vì gia đình gặp vấn đề về tài chính được nhà sản xuất sắp đặt để tạo thành hiệu tăng rating cho chương trình.
Không những thế, ngồi ghế ở vị trí quyền lực lại là 4 vị nhạc sĩ uy tín, nổi tiếng và tài năng. Nhạc sĩ Hải Phong, Đức Trí, Gáng Son, Lê Minh Sơn, mỗi người mang một phong cách, cá tính âm nhạc đặc trưng tạo nên màu sắc phong phú, đa dạng cho chương trình.
Chính vì vậy mà, những số phát sóng đầu tiên Sing my Song đã "gây sốt" trên các diễn đàn, cộng đồng mạng và cả trong giới chuyên môn cũng như khán giả xem truyền hình.
Tuy nhiên, đi hết vòng đầu tiên, bắt đầu sang vòng tiếp theo chương trình bắt đầu lộ nhược điểm và gây phản ứng từ khán giả. Ở vòng thi thứ hai, chương trình đã bị chê: Ép thí sinh ngồi trong căn phòng nhỏ, với một hình ảnh và thí sinh phải tự nghĩ chủ đề sau đó sáng tác trong vòng 24h không khác gì nhốt gà công nghiệp cho ăn nhiều và bắt... đẻ trứng.
Vòng chung kết, chất lượng bài hát đi xuống rõ rệt, bên cạnh đó là chiêu trò, sự sắp xếp cơ cấu của nhà sản xuất khiến đêm chung kết người đoạt giải không đem đến cho khán giả sự thỏa mãn, tâm phục, khẩu phục. Và những nhạc sĩ, ca sĩ trong nghề khi xem cũng ngán ngẩm không muốn nhắc đến chương trình.
Tài năng thí sinh mờ nhạt
Năm 2014 khán giả cũng từng kỳ vọng vào chương trình Ngôi sao Việt khi có sự liên kết phía bên Hàn Quốc để tạo ra những ca sĩ dòng nhạc K-pop. Mục đích chương trình rất tốt khi không chỉ tạo ra một gương mặt cuốn hút, có giọng hát hay mà hơn thế còn muốn đào tạo, cho ra lò những ngôi sao K-pop chuyên nghiệp.
Một thí sinh tham gia chương trình Ngôi sao Việt
Chương trình Ngôi sao Việt đã đưa thí sinh vào "lò luyện" thậm chí được áp dụng công nghệ đào tạo ngôi sao theo "công thức" K-pop: tuyển chọn, huấn luyện, lên kế hoạch các dự án âm nhạc, sản xuất album... với các tên tuổi nổi tiếng xứ Hàn như nữ hoàng nhạc phim Baek Ji-young, nhà sản xuất Kim Do-hoon, Shinsadong Tiger, ca sĩ - nhạc sĩ Mario... Thế nhưng qua vài số phát sóng, khán giả không khỏi thất vọng bởi độ "chênh" về văn hóa khi thí sinh xuất hiện trong những trang phục mang màu sắc K-pop. Thậm chí họ cũng chỉ biết nhảy múa và hát tiếng Hàn mà không biết hát tiếng Việt.
Hay như với các chương trình khác như Học viện Ngôi sao, Nhân tố bí ẩn...cũng đều đầy rẫy những chiêu trò, scandal gây bức xúc. Ngoài ra có những gameshow đã gây không ít sự mệt mỏi cho khán giả bởi sự nhảm nhí.
Đặc biệt có những gameshow người chơi, khán giả, hay chính những nghệ sĩ - người ngồi cầm cân nảy mực nhận ra những mặt trái, sự giả dối ngay trong chính những người tham gia. Mặt trái của gameshow đã tạo cho con người ta sự giả dối một cách trơn tru, tự nhiên đến trơn tuột không còn cảm xúc e ngại, ăn năn khiến người ngồi vị trí giám khảo nói không còn cảm thấy ngượng, ngại ngùng. Hẳn mọi người còn nhớ trường hợp của một nữ thí sinh tham gia Giọng hát Việt với mặt nạ che kín, nói là do vết sẹo, thực tế đó là một nữ ca sĩ đã từng "chinh chiến" nhiều đội tên giả để đi thi.
Các thí sinh tham gia cuộc thi Ngôi sao Việt
Ép trẻ em hát nhạc người lớn
Với những cuộc thi âm nhạc nhí dành cho trẻ em đang được nở rộ gần đây cũng đã làm hỏng các bé, khi mà nhà sản xuất chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà bắt các em nhỏ lao vào khổ luyện để bắt chước theo phong cách người lớn từ ăn mặc, đi đứng, nói, đến biểu diễn. Đấy là chưa kể áp đặt tư duy của người lên các em nhỏ.
Cuộc thi Giọng hát Việt nhí, Đồ rê mí, Thần tượng âm nhạc nhí có thời gian cũng bị phản ứng dữ dội, khi mà chương trình không tạo được sự trong sáng, hồn nhiên cho các bé. Thí sinh luôn phải gồng mình hát những bài hát của người lớn, yêu đương anh em, chia xa, ly biệt, nức nở, ai oán với ca từ giai điệu, thậm chí còn phải nhập vai, biểu cảm để bài hát có hồn, có cảm xúc.
Như vậy nhìn tổng quan, trên các kênh sóng truyền hình, mỗi năm có đến vài chục chương trình truyền hình thực tế, chương trình âm nhạc được phát sóng. Mỗi năm cũng cỡ vài chục những thí sinh được đào tạo nhanh ra trở thành ca sĩ. Có người thành danh, nổi tiếng từ bệ đỡ là các cuộc thi, nhưng cũng có người chìm nghỉm chưa từng xuất hiện trở lại.
Với rất nhiều mặt trái, nhiều nhược điểm của các chương trình âm nhạc, vô hình chung đang tạo ra sự lệch chuẩn hướng đi trong nhận thức âm nhạc. Có cảm giác theo dõi các chương trình truyền hình thực tế âm nhạc này, điều gì cũng có thể xảy ra, ngôn từ, giai điệu không hay, hành vi không chuẩn mực thậm chí nhảm nhí, nhắng nhít cũng có thể dễ dàng được quảng bá trước hàng triệu khán giả trên truyền hình.
Theo Danviet
Lần đầu được ngắm vợ đẹp và con trai kháu khỉnh của ca sĩ Tùng Dương Sau thời gian giữ bí mật về vợ và con, lần đầu tiên ca sĩ Tùng Dương công khai lộ diện vợ và con trước truyền thông khiến nhiều khán hết sức giả ngỡ ngàng. Tùng Dương là một trong những ca sĩ tham gia biểu diễn trong đêm nhạc 'Cám ơn tình yêu' vào ngày lễ Valentine vừa qua tại Hà Nội....