Ca sĩ khuyết tật gây xúc động khi hát “Thành phố buồn”
Theo danh ca Lệ Thu, ông trời đã bù đắp thiệt thòi cho đôi chân của Đức Minh bằng giọng hát truyền cảm.
Tối 27/3, chương trình Tình Bolero hoan ca đã chính thức lên sóng với chủ đề Lang thang ngoài phố.
Tiết mục thu hút nhiều sự chú ý nhất tối qua thuộc về Đức Minh – chàng ca sĩ bị bại liệt chân và được đông đảo khán giả biết đến với biệt danh là “vua phong trà”. Anh thể hiện ca khúc Thành phố buồn của nhạc sĩ Lam Phương với bản phối hoàn toàn mới, do chính anh hoà âm lại.
Chàng ca sĩ khuyết tật đốn tim khán giả với ca khúc Thành phố buồn.
Ngồi trên hàng ghế giám khảo, danh ca Elvis Phương cũng dành lời khen cho cách hát và hoà âm của Đức Minh. Thậm chí, nam danh ca đã khoát tay, từ chối bình luận thêm để thể hiện sự thán phục tài năng của Đức Minh.
Trong khi đó, nữ danh ca Lệ Thu cũng cho rằng cô không tìm ra một khuyết điểm nào của “vua phòng trà” trong ca khúc này. Và theo chị, ông trời đã bù đắp thiệt thòi cho đôi chân của Đức Minh bằng giọng hát, cô khuyên anh không nên buồn vì anh có tài năng hơn hẳn rất nhiều người. Đây cũng là tiết mục duy nhất đạt số điểm cao tuyệt đối trong tối qua.
Được biết, khi Đức Minh được 8 tháng tuổi, anh bị sốt bại liệt khiến chân trái bị teo cơ, từ đó đến nay, bước đi của anh không được bình thường như bao người khác. Để không buồn và cảm thấy mặc cảm, anh đã đi học đàn guitar cổ điển.
Đến tuổi thanh niên, Đức Minh đã chuyển sang chơi nhạc nhẹ và tập tành hát những ca khúc ngoại quốc. Anh từng làm việc trong đoàn Xiếc ca múa nhạc tổng hợp, cũng từng bị quản lý cho thôi việc chỉ vì anh là người khuyết tật.
Bước ngoặt cuộc đời anh là vào một đêm của năm 1990, khi anh làm nhạc công tại một vũ trường nổi tiếng ở Quận 1, TP.HCM, không hiểu vì sao 2 ca sĩ chính không thể đến để biểu diễn. Cuối cùng, Đức Minh trở thành “giải pháp chữa cháy”. Giọng hát đầy cảm xúc của Đức Minh đã chinh phục khán giả, họ liên tục yêu cầu anh hát tiếp. Sau đêm đó, chàng trai khuyết tật ngày nào đã trở thành ca sĩ chính của phòng trà.
Đức Minh đang có cuộc sống hạnh phúc bên vợ – vốn cũng là một fan hâm mộ của anh.
Dù giọng hát rất được nhiều người yêu thích, nhưng vì mặc cảm với đôi chân, Đức Minh chỉ muốn hát ở phòng trà và ngại bước ra sân khấu ngoài trời. Hiện tại, anh đang có một cuộc sống hạnh phúc với người vợ đã kết hôn 11 năm. Cô vốn là một fan hâm mộ của Đức Minh, người từng kiên trì tặng hoa cho anh hang đêm suốt 6 tháng trời.
Anh kể, bà xã cũng chính là đôi chân của anh, hang đêm đều đứng đợi anh hát xong để chở về, vì đôi chân của Đức Minh không thể tự lái xe máy hay đứng lâu được.
Theo Danviet
Đức Minh: Ca sĩ khuyết tật bị đuổi việc, biến tủi nhục thành danh tiếng vang dội
"Rất nhiều ông bầu đến phòng trà nghe tôi hát và hứa hẹn mang tôi ra sân khấu lớn. Tiếc rằng những lời hứa ấy không bao giờ được thực hiện...", ca sĩ Đức Minh chia sẻ.
Chào đời ít lâu, Đức Minh bị chứng bệnh sốt bại liệt. Dù cha mẹ hết lòng chữa trị nhưng không thể cứu chân trái của anh.
Lớn lên trong sự kỳ thị và phá quấy của bạn bè nhưng anh đã vượt qua mặc cảm tự ti để trở thành một trong những ngôi sao ca nhạc của phòng trà Sài Gòn.
Thế nhưng điều ấn tượng nhất trong cuộc đời đầy thăng trầm của anh là tình yêu khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Video đang HOT
Tuổi thơ đầy mặc cảm
Cha và mẹ Đức Minh đều là ca sĩ thập niên 1960 - 1975 nên ngay từ nhỏ ông bà đi diễn ở đâu cũng mang anh theo. Vì thế Đức Minh sớm được hít thở không khí sân khấu, cùng cái gien âm nhạc có sẵn trong máu, mới tròn 3 tuổi anh đã có thể cầm đàn và chơi được vài bài quen thuộc mà anh được nghe đi nghe lại nhiều lần.
Đức Minh kể: "Đến giờ tôi không thể giải thích được vì sao tôi có thể chơi đàn ở cái tuổi nói chưa rành. Có lẽ ngày nào tôi cũng nhìn thấy các chú nhạc công tập luyện nên thuộc lòng cách chơi".
Vào độ tuổi tiểu học, Đức Minh nhận ra mình khác biệt hơn bạn bè. Cái chân tật nguyền khiến anh đi đứng khó khăn hơn mọi người xung quanh.
Điều kinh khủng hơn là chiếc chân bại liệt trở thành chủ đề trêu chọc của những đứa bạn học trò quỷ quái. Trong khi Đức Minh càng muốn giấu đi điểm yếu ấy, thì ngày nào vô trường anh cũng bị gọi là "thằng què'.
Ca sĩ Đức Minh trên sân khấu
Nhiều lúc quá phẫn nộ, Đức Minh đã phản ứng lại gay gắt. Vậy mà đám bạn thời trẻ trâu vẫn không buông tha anh.
Buồn và tủi thân, về nhà Đức Minh chỉ biết giấu mình vào một góc nhà và khóc tức tưởi. Anh thường tự hỏi vì sao thượng đế cho anh có mặt trên cõi đời này, mà không cho anh được giống như mọi người bình thường, bắt anh phải đối mặt với sự sỉ nhục.
Nỗi mặc cảm theo thời gian lớn dần trong anh. Đến khi Đức Minh lên 9 tuổi, cha cùng người anh lớn ra nước ngoài sinh sống. Cậu bé khuyết tật Đức Minh vốn đang sống đầy mặc cảm càng thêm hụt hẫng vì thiếu đi tình thương của người cha. Bao nhiêu buồn vui anh chỉ còn biết chia sẻ với mẹ.
Mẹ Đức Minh nhận ra nỗi buồn của con, nên khi Đức Minh vào tuổi 12, bà đã dắt con đến Nhà thiếu nhi TPHCM cho học đàn.
Bà nghĩ rằng âm nhạc sẽ là nơi giúp Đức Minh thoát khỏi cảm xúc tiệu cực mà hằng ngày anh phải đối diện. Người mẹ đã đúng. Âm nhạc thực sự là một cứu cánh đưa cuộc đời Đức Minh sang một trang mới.
Khởi đầu anh học guitar. Sau đó, chuyển sang chơi piano và đánh trống. Nhạc cụ nào anh chơi cũng hay và nhuần nhuyễn. Đức Minh thấy mình thực sự hạnh phúc và vui sướng trong không gian âm nhạc.
Anh thấy mình hữu ích và có giá trị hơn khi cầm cây đàn guitar gỗ trên tay, hoặc là ngồi là lướt trên những phím piano êm đềm và lãng mạn.
Bị đuổi việc vì là người khuyết tật
Bước vào tuổi 17, 18 trình độ chơi nhạc cụ của Đức Minh đã lên đẳng cấp chuyên nghiệp. Vào năm 1982, đoàn xiếc ca nhạc ảo thuật tổng hợp TPHCM thông báo tuyển nhạc công, anh đăng ký và được tuyển chọn.
Khởi đầu anh được chọn vào vai trò nhạc công chơi guitar bass, nhưng mỗi khi các đồng nghiệp còn lại bận việc, anh sẵn sàng thế vai chơi organ, trống. Bằng cách đó, anh trở thành một nhạc công đa dạng và cống hiến nhiều nhất của đoàn.
Mặc dù hát rất hay và chơi giỏi nhiều loại nhạc cụ nhưng Đức Minh "thu mình" ở chốn phòng trà cho tới cuộc thi Tình bolero hoan ca 2017 gần đây...
Đức Minh nhớ lại: "Khoảng 2 năm đầu tôi chỉ nhận được lương thử việc nhưng rất vui vì ở độ tuổi bạn bè còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, tôi đã kiếm được tiền. Quan trọng là tôi được chơi nhạc chuyên nghiệp - một khát khao lớn nhất đời tôi.
Ít lâu sau, tôi được vào biên chế với mức lương chính thức giống như các đồng nghiệp lớn tuổi. Đó là thời kỳ bao cấp mọi người sống rất thiếu thốn.
Nhu yếu phẩm như xà bông, đường, bột ngọt, xăng, dầu, gạo, khăn, bàn chải....khan hiếm. Vậy mà một cậu trai 19 đôi mươi như tôi tháng nào cũng mang về cho mẹ những thứ cần thiết ấy. Lại còn có chút tiền dằn túi. Oai lắm chứ".
Sáu 7 năm đóng vai trò nhạc công không thể thiếu của đoàn, thì bỗng một ngày sếp mới được điều về. Người này rà soát lại toàn bộ anh em nghệ sĩ rồi quyết định đuổi việc Đức Minh. Lý do vì anh là người khuyết tật làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của sân khấu.
Quyết định ấy làm Đức Minh cảm thấy bị tổn thương như ngày bé anh thường bị đám bạn nghịch ngợm trêu chọc. Anh chấp nhận rời đoàn trong nỗi đau lặng lẽ.
Trong cái rủi có cái may. Thời điểm Đức Minh bị mất việc thì phong trào nhạc sống trong vũ trường và phòng trà ở Sài Gòn bắt đầu hồi sinh. Anh nhanh chóng tìm được việc và thành công hơn trước đây.
Cuộc sống mới không chỉ mang lại cho anh niềm vui mà còn đảm bảo cuộc sống vật chất đủ đầy. Theo Đức Minh, anh được mời chạy show rất nhiều. Tiền lương của anh vào đầu thập niên 1990 mỗi đêm hơn 1 chỉ vàng.
Một ngày, vị trưởng đoàn đã từng đuổi việc Đức Minh ngày xưa đến tìm và mời anh trở về chơi nhạc tại ngôi nhà xưa. Anh từ chối vì đang được trân trọng tại môi trường mới.
Anh không thể quay lưng với những người đã cưu mang trong lúc anh đang chơi vơi. Quan trọng hơn, không gian phòng trà giúp cho âm nhạc của anh thăng hoa.
Đức Minh và nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn
Trở thành ca sĩ ngôi sao chốn phòng trà
Có lần, trong một đêm diễn tại một phòng trà vũ trường Sài Gòn, ca sĩ đến trễ. Ban nhạc của Đức Minh phải chữa cháy bằng cách chơi hết bài hòa tấu này đến bài hòa tấu khác.
Khán giả bắt đầu tỏ vẻ chán nản. Ông chủ phòng trà chạy đến nói với anh em nhạc công tìm cách cứu vãn tình hình. Lúc đó, Đức Minh đang chơi đàn piano. Anh ra hiệu để anh hát thế. Anh bắt đầu hát một ca khúc tiếng Anh nổi tiếng. Tiếng hát của anh vang lên, lập tức khán giả ngạc nhiên, tìm kiếm.
Mọi người nhìn lên sân khấu không thấy ca sĩ mà tiếng hát ở đâu vang vang ấm áp. Người ta chú tâm một lát mới biết được tiếng hát ấy phát ra từ vị trí của anh nhạc công piano Đức Minh.
Khi anh hát xong khán giả yêu cầu anh hát tiếp thêm vài bài nữa. Điều đặc biệt này đã lọt vào mắt ca sĩ Thanh Hoa - vợ cũ của ông chủ phòng trà Đồng Dao và Tiếng tơ đồng ngày đó.
Qua sự gợi ý của Thanh Hoa, anh Liêm - ông chủ phòng trà đó đã yêu cầu Đức Minh hát xen kẽ với vai trò nhạc công. Đó là vào khoảng năm 1996 - thời kỳ đỉnh cao của phòng trà Sài Gòn.
Khởi đầu anh hát nhạc Mỹ. Sau đó hát thêm các ca khúc tiền chiến trữ tình. Chất giọng trầm ấm đầy tự sự của Đức Minh khiến khán giả phòng trà say mê.
Lúc này, ngoài sân khấu lớn Lam Trường nổi đình nổi đám, thì trong không gian phòng trà Đức Minh được khán giả hâm mộ ưu ái đặt cho biệt danh "ông vua phòng trà". Hát hay và chơi nhạc cụ điêu luyện thế nhưng chưa một lần anh bước ra sân khấu ngoài trời trình diễn.
Đức Minh chia sẻ: "Thời điểm đó rất nhiều ông bầu đến phòng trà nghe tôi hát, hứa hẹn sẽ đầu tư mang tôi ra sân khấu lớn. Tiếc rằng những lời hứa ấy không bao giờ được thực hiện.
Có lẽ sau khi tính toán lại, người ta thấy rằng đầu tư cho một ca sĩ khuyết tật như tôi sẽ tốn kém và mất công hơn một ca sĩ bình thường. Tôi hy vọng rồi tự nhìn lại mình đành phải chấp nhận. Hát ở đâu cũng là hát. Hát ở đâu cũng là sống với đam mê".
Ca sĩ Đức Minh hạnh phúc bên bà xã Anh Thư
Tình yêu đẹp như cổ tích
Dù không nổi tiếng ở quy mô rộng lớn hơn, nhưng vị trí ngôi sao phòng trà cũng đủ cho Đức Minh có một cuộc sống vật chất dư giả và sự hâm mộ đủ lớn.
Nhiều phụ nữ mến mộ anh, tình nguyện đến với anh. Thế nhưng sau đó họ ra đi không trở lại. Anh trở thành một gã nghệ sĩ nức tiếng đào hoa, sát gái nhưng không ai hiểu trong tâm hồn anh trống rỗng nỗi cô đơn.
Thế rồi cũng có một người phụ nữ ở lại đời anh khá lâu. Anh và người ấy có với nhau một đứa con. Tiếc rằng về sau, tình cảm này không duy trì được nữa.
Đức Minh tiếp tục sống trong nỗi buồn. Rồi có một dạo, đêm nào anh hát tại phòng trà 2B, đều có một phụ nữ tầm 30 tuổi lên tặng hoa. Ba tháng dài liên tục, anh luôn nhận được một đóa hồng của người ấy.
Đến một đêm, người phụ nữ ấy vẫn lên tặng hoa. Đức Minh cố tình nắm chặt đôi bàn tay và nhìn thật sâu vào đôi mắt của nữ khán giả vô cùng đặc biệt. Anh nhận ra một tia nhìn ấm áp đầy tin cậy.
Tối về, anh mở bó hoa ra để cắm vào bình. Anh nhìn thấy một tờ giấy ghi số điện thoại của người khán giả trung thành. Anh đã gọi điện thoại cho chị, nữ khán giả đó tên là Anh Thư.
Theo chia sẻ của Đức Minh, nhiều tháng liền cứ sau giờ diễn, về nhà là anh gọi điện cho chị từ nửa đêm đến sáng. Đến khi thấy không thể sống thiếu nhau, hai người đã dọn về sống chung.
Thời điểm đó cách hiện tại 13 năm...
Vợ chồng ca sĩ Đức Minh - Anh Thư.
Trước khi đến với Đức Minh, Anh Thư cũng từng tan vỡ trong hôn nhân. Nỗi đau ấy khiến chị không còn tin vào đời sống vợ chồng. Cuộc sống độc lập và kinh doanh thành công khiến cho chị hài lòng và tự tin rằng mình không cần đàn ông. Thế nhưng Đức Minh đã làm chị thay đổi hoàn toàn.
Kể từ khi về sống bên nhau, chị giúp anh thay đổi cách ăn mặc, khiến hình ảnh của anh hấp dẫn hơn trong mắt khán giả. Dù vậy, cuộc sống hạnh phúc giữa hai người vẫn đối mặt với sống gió vì nguyên nhân ngoài ý muốn.
Chị từng tìm cách trốn anh, trốn tình yêu mà chị trân quý, nhưng thành ý của anh đã thôi thúc chị quay về. Từ đó, chị là người bạn đời luôn kề vai sát cánh bên anh.
Hiện tại, ca sĩ Đức Minh hát độc quyền cho 3 phòng trà tại Sài Gòn. Thi thoảng, anh nhận show bên ngoài. Ngoài ra, anh và chị mở lớp dạy nhạc và phòng thu chuyên nghiệp ở quận Gò Vấp. Cuộc sống của họ nhẹ nhàng mà vô cùng ấm áp.
Theo Trithuctre
"Quái kiệt" Bolero: Từ tay trắng đến ngôi sao truyền hình "Hát kẹo kéo cũng là nghệ sĩ, không phải ăn xin để khán giả thương hại", nghệ sĩ đường phố Mạnh Thường nói. Sau khi xuất hiện tại cuộc thi Tình bolero hoan ca, người đàn ông có tên Mạnh Thường đã thu hút rất nhiều sự chú ý khi ông là nghệ sĩ đường phố duy nhất tham gia cạnh tranh cùng...