Ca sĩ Gia Hùng: Đi vào lòng người bằng khúc Bolero êm ái
Yêu, gắn bó với dòng nhạc Bolero hơn 20 năm qua, mới đây, ca sĩ Gia Hùng đã xuất sắc giành giải Á quân dòng nhạc Bolero Cuộc thi Giọng ca vàng Dân ca trữ tình và Bolero năm 2024.
Ca sĩ Gia Hùng trong một tiết mục biểu diễn.
Ca sĩ Gia Hùng sinh năm 1988 tại miền quê nghèo của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
So với bạn bè cùng trang lứa theo nghệ thuật, anh may mắn có được người cha yêu, vốn là ca sĩ Đoàn Ca múa nhạc Thanh Hóa truyền cho tình yêu, niềm đam mê với nghệ thuật. Để tiếp nối niềm đam mê, anh đã theo học Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Có năng khiếu, lại được học hành bài bản, chuyên nghiệp, anh đã phát huy được khả năng ca hát của mình. Vì thế, ngoài công việc chính là giáo viên âm nhạc tại Thanh Hóa, anh còn tham gia các hoạt động nghệ thuật tại nhiều địa phương.
Năm 2016, anh đoạt Quán quân dòng nhạc Bolero Cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc cố đô GOTMUSIC TALENT tại Thanh Hóa.
Năm 2018, anh đạt top 30 Solo cùng Bolero.
Chia sẻ lý do yêu dòng nhạc Bolero, anh cho biết, anh có cảm xúc mãnh liệt khi hát dòng nhạc này. Nó chất chứa sự êm ái, lãng mạn ru người nghe đến với nhiều cung bậc cảm xúc. Khi hát dòng nhạc này, anh được sống với chính mình; được tung tẩy theo từng giai điệu, lời ca.
Đến với đêm chung kết Đấu trường nhạc Việt – Giọng ca vàng Dân ca trữ tình và Bolero năm 2024, anh chọn thể hiện nhạc phẩm “Khóc thầm”. Đây là ca khúc nói về cuộc tình chia ly mỗi người một nơi và kết quả họ đã không đến được với nhau. Là người trẻ, anh đã thấu hiểu, đồng cảm với nhân vật để thể hiện được hồn cốt, tinh thần của bài hát, mang lại cho người nghe rất nhiều cảm xúc.
“Tôi chọn ca khúc này là vì người quan trọng nhất cuộc đời tôi rất yêu thích và thường ngân nga hát mỗi khi rãnh rỗi. Cô ấy đã cùng tôi lên ý tưởng dàn dựng chi tiết”, anh chia sẻ.
Video đang HOT
Anh cũng bộc bạch, do quãng đường từ Thanh Hóa ra Hà Nội khá xa xôi nên việc dựng bài và “ăn khớp” với diễn viên đã gặp nhiều khó khăn. Điều mà anh ấn tượng nhất trong cuộc thi này là ban tổ chức đã hỗ trợ cho thí sinh rất nhiều. Đặc biệt các thầy cô trong hội đồng giám khảo rất có tâm, chỉ dạy tận tình cho các thí sinh. Anh luôn biết ơn thầy Ngô Tuấn Hiệp đã huấn luyện cho anh trong suốt quá trình tham gia thi.
Ngoài học tập chuyên môn, việc tham gia cuộc thi đã giúp anh học được những kinh nghiệm quý báu của các thầy cô và anh cũng học được cách sống tình cảm, chân thành giữa các thí sinh. “Chúng tôi đã cùng giúp đỡ, yêu thương để hoàn thách tốt bài thi của mình”, anh vui mừng cho biết.
Ca sĩ Gia Hùng (thứ 3 từ phải sang) nhận giải Á quân dòng nhạc Bolero Cuộc thi Giọng ca vàng Dân ca trữ tình và Bolero năm 2024.
Cuộc thi lần này Gia Hùng nhận thấy ban tổ chức rất chuyên nghiệp. Sau khi cuộc thi kết thúc, anh mong muốn ban tổ chức và các thầy cô sẽ luôn dẫn dắt, soi đường chỉ lối cho các thí sinh được tỏa sáng trên bầu trời nhạc Việt.
“Khi nhận giải Á quân, cảm xúc của tôi rất khó tả. Tôi vui sướng, tự hào vì đã chiến thắng được chính bản thân mình. Tôi dành niềm vui của ngôi vị lớn này cho các thầy cô đã chỉ dạy mình rất tận tình và khán giả đã yêu quý, cổ vũ tôi”, anh chia sẻ.
Nhấn mạnh ngôi vị Á quân trong cuộc thi là bước đệm lớn trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, ca sĩ Gia Hùng cho biết, thời gian tới, anh sẽ cho ra mắt những sản phẩm của riêng mình. Và bài đầu tiên chính là ca khúc đã mang đến cho anh giải Á quân tại cuộc thi vừa qua.
Theo âm nhạc và nhất là dòng nhạc Bolero, Gia Hùng luôn tâm niệm, không thể hài lòng với những gì mình đạt được. Chiến thắng hôm nay nhưng chưa chắc đã là chiến thắng của ngày hôm nay. Từ đó, anh luôn xác định học hỏi và cố gắng rèn luyện hơn nữa, nhất là việc tham gia các cuộc thi cũng như ra mắt các MV ca nhạc.
“Việc tham gia cuộc thi và ra mắt các MV ca nhạc là cách tôi khẳng định mình với khán giả về sự trưởng thành trên con đường nghệ thuật. Không có gì là dễ dàng cả, nhưng nếu chúng ta kiên trì, quyết tâm thì tôi nghĩ thành công sẽ mỉm cười với chúng ta”, nam ca sĩ xứ Thanh nhấn mạnh.
Xã đảo Nghi Sơn Điểm đến đậm di sản văn hoá biển
Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách trong nước mà còn thu hút du khách quốc tế.
Xã đảo Nghi Sơn xưa kia là Cù lao Biện thuộc đất An Hòa, tổng Tuần La, huyện Kiết Chuế, sau gọi là phường Tứ Chiếng Biện Sơn, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hóa.
|
Xã đảo Nghi Sơn ngày càng thu hút du khách. (Ảnh: Phương Linh) |
Xung quanh xã đảo này là biển cả mênh mông, phía Tây là vụng Ngọc, phía Nam là hòn Cù, phía Bắc là đảo Mê và nhiều hòn đảo khác với màu nước xanh biếc tạo nên cảnh sắc non nước hữu tình.
Được biết, trước đây, từ đất liền muốn ra đảo, người dân phải dùng thuyền, nhưng sau này, do tác động của quá trình kiến tạo địa chất và con người quai đê lấn biển, Nghi Sơn được nối với đất liền thành một dải.
Đặc biệt, xã đảo Nghi Sơn còn lưu giữ đậm nét các giá trị lịch sử văn hóa biển đảo qua hàng nghìn năm như: sự tích về Mỵ Châu - Trọng Thủy ở giếng Ngọc, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, đền thờ Tôn Thất Cơ, di tích thành Ông Ninh, đền thờ Sát Hải Đại Vương, đền thờ Trần Quý Phi...
Khung cảnh làng chài. (Ảnh: Phương Linh) |
Du khách đến đây thường ghé Đền thờ Sát Hải Đại Vương, hướng mặt về phía Hòn Mê. Trong tâm thức dân gian địa phương, đây là vị thần giúp đỡ nhân dân khi gặp hoạn nạn.
Tương truyền, Sát hải Đại Vương tên thật là Hoàng Tá Thốn, vào thế kỷ XIII trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, ông đã lập được nhiều chiến công.
Một địa danh nổi bật khác là Chùa Biện Sơn, trước kia nằm ở vị trí Bãi Đông, nay đã chuyển về thôn Nam Sơn, từ xưa đến nay vẫn là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xã đảo.
Chùa Biện Sơn - một địa đanh tâm linh tại xã đảo Nghi Sơn. (Ảnh: Phương Linh) |
Được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết hàng năm, Lễ hội Quang Trung cũng là một lễ hội đặc biệt tại xã đảo Nghi Sơn, diễn ra với các nghi thức truyền thống: rước kiệu, dâng lễ vật, tế lễ, đọc chúc văn để cầu mong thần linh, vua Quang Trung phù hộ che chở một mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè ra khơi về lộng an toàn.
Sau phần lễ là phần hội diễn ra với các làn điệu dân ca, trò diễn mang đậm yếu tố văn nghệ dân gian biển đảo như: hò sông nước, kéo co, bơi thuyền...
Với địa hình bán đảo, những hoạt động nổi bật của người dân nơi đây là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Bởi vậy, từ khi trời còn chưa sáng, xã đảo đã tấp nập cảnh cá tôm về bến, trao đổi, mua bán hải sản.
Du khách chèo thuyền tại xã đảo Nghi Sơn. (Ảnh: Quốc Huy) |
Nếu dậy sớm để đến chợ, du khách sẽ được chứng kiến các loại hải sản được ngư dân đưa vào bờ và các cuộc mua bán diễn ra nhanh chóng, bởi độ tươi ngon khó cưỡng.
Đến Nghi Sơn, du khách không chỉ được thưởng thức ẩm thực làng chài mà còn được dạo chơi, tắm mát tại một bãi biển rất đẹp là Bãi Đông với bãi cát vàng phẳng mịn và bãi đá ong nhấp nhô, tạo nên những khung hình tuyệt đẹp.
Bãi biển này dù không dài nhưng trong xanh là nơi lý tưởng để du khách tắm mát, thư giãn và dạo biển mỗi sáng sớm hay chiều muộn.
Vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Đông. (Ảnh: Phương Linh) |
Sau khi tắm, du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi trong chòi lá, như chiếc ô xòe rộng trên bãi cát, nhâm nhi thưởng thức món lẩu hơi cùng với hương vị đặc sản tươi ngon của xã đảo, như ốc hương, ghẹ, mực nhảy, cá bạc má, mực một nắng...
Đêm đến, du khách có thể trải nghiệm câu mực cùng ngư dân trên biển và thưởng thức ngay tại thuyền. Đặc biệt, những món ăn này sẽ ngon hơn nhiều khi chế biến và chấm với nước mắm đảo Nghi Sơn.
|
Khung cảnh tuyệt đẹp tại đảo Hòn Mê. (Ảnh: Nguyễn Quỳnh) |
Không chỉ có Bãi Đông, một trong những sản phẩm du lịch đang thu hút khách đến với xã đảo Nghi Sơn chính là tour đảo Mê.
Trong hành trình đến với hòn đảo xinh đẹp này, du khách còn được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm như: chèo thuyền kayak, đi xe motor nước, lướt ván, câu cá, lặn biển ngắm san hô, cắm trại, đốt lửa trại, đi bộ trên cầu khỉ, tham quan ngọn hải đăng... và thưởng thức những bữa tiệc hấp dẫn.
Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?" "Tôi phải xin lỗi nam ca sĩ đó. Từ đó trở đi, tôi hát ở phòng trà đó không được một đồng bạc nào hết vì tôi hát dưới dạng đi xin, phải xin mới được hát" - Quang Lê nói. Tại chương trình Nhà có khách tuần này, ca sĩ Quang Lê đã tiết lộ chuyện bị một đàn anh cấm hát....