Ca sĩ Đăng Thuật: Nặng lòng với những khúc dân ca
Đăng Thuật bắt đầu nổi tiếng khi giành giải Nhì dòng nhạc dân gian tại Sao Mai 2007. Trong hơn 20 năm qua, ca sĩ Đăng Thuật luôn trung thành với dòng nhạc dân gian.
Kể từ album vol1 ‘ Bến xưa’ (2013) đến vol2 ‘Về miền quê anh’ vừa được cho ra mắt, Đăng Thuật vẫn đắm đuối trong những bài ca quê hương, đất nước và trải tình yêu của mình với dòng dân gian.
Để giúp độc giả hiểu hơn về con đường sự nghiệp mà nam ca sĩ đang theo đuổi, pv Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển đã có buổi trò chuyện với ca sĩ Đăng Thuật.
Pv: Là ca sĩ thành danh với dòng nhạc dân ca và được coi là “nam hiếm” trong dòng dân gian, anh cảm nhận thể nào khi mọi người gọi mình như vây?
Ca sĩ Đăng Thuật:Là sự biết ơn và trân trọng khán giả đã danh xưng cho mình như vậy. Thuật nghĩ với giọng nam thuần dân gian thời điểm đó và giờ khá ít ỏi để thể hiện, khi cất tiếng hát với một ca khúc mang âm hưởng là ra màu sắc rồi chứ không cần phải cố gắng nhiều. “Hiếm là ít hoặc có thể không có” nên tôi luôn cảm thấy tự hào và trân trọng về điều đó.
Pv: Điều gì đã khiến anh vẫn lựa chọn theo đuổi đam mê hát nhạc dân ca?
Ca sĩ Đăng Thuật:Khi Thuật đăng ký thi Sao Mai 2007 thầy giáo NSƯT Lê Gia Hội sư phụ của mình cũng đã hướng thiên về dòng nhạc này để đi thi và cùng tập luyện cả 2 dòng cho đến khi đạt giải nhì tại Hà Tĩnh để đi tiếp vào vòng Miền Trung-Tây Nguyên, khi đó mới tập cùng ban nhạc và chọn khung dân gian để hoàn thiện. Cũng từ đó tôi đã lựa chọn chính thức lối đi riêng cho mình cùng cái e thuần của Thuật sở hữu. Và hiện tại tôi vẫn cảm thấy yêu dòng âm nhạc dân tộc mà mình lựa chọn.
Video đang HOT
Pv: Những bài hát nào anh cảm thấy hát thăng hoa nhất trong chặng đường âm nhạc của mình?
Ca sĩ Đăng Thuật:Nói về bài hát thì có lẽ tạo dấu ấn mạnh nhất là các bài Giữa mạc tư khoa nghe câu hò Nghệ Tinh, Nhớ về quê mẹ…và đặc biệt tạo dấu ấn mạnh sau này khi thuật phát hành album thứ nhất là bài Bến Xưa, Bến sông xưa. Tiếp theo đó là album thứ 2: Mai em về Hà Tĩnh và Điệu ví giặm là em đã được đồng nghiệp và giới chuyên môn đánh giá là để lại dấu ấn đậm nét. Và đây cũng là những ca khúc tôi được khán giả yêu cầu hát nhiều nhất trong mỗi lần đi diễn.
Pv: Với các nữ ca sĩ hát dân gian là làm thế nào để thể hiện sự mượt mà, sâu lắng, còn với một ca sĩ nam khi hát dân ca, anh xây dựng cho mình phong cách như thế nào?
Ca sĩ Đăng Thuật:Tôi nghĩ rằng khi bước lên sân khấu người nghệ sĩ phải thăng hoa và hát với cảm xúc từ trái tim. Tôi luôn cố gắng làm sao để chọn bài, tìm nhạc sĩ phối khi để cùng hòa quyện với giọng ca của mình. Và với mỗi một ca khúc tôi lại tìm cách xử lý khác nhau để tạo nên nét riêng của chính mình. Với tôi việc đặt cảm xúc, tâm tư, tình cảm vào bài hát là điều rất quan trọng.
Pv: Trên hành trình âm nhạc của mình, anh đã gặp phải những khó khăn gì và làm thế nào để vượt qua?
Ca sĩ Đăng Thuật:Có lẽ con đường sự nghiệp âm nhạc của tôi mấy được suôn sẻ và may mắn cho lắm. Bởi là nam ca sĩ hát dân gian cũng ít khi được lựa chọn, chưa kể đây là địa phận không có lượng khán giả quá hùng hậu. Tuy nhiên, tôi vẫn yêu con đường mình đang đi. Điều lớn nhất để vượt qua mọi công việc phần lớn là hậu thuẫn và chia sẻ của gia đình, đặc biệt là vợ. Chính vì vậy, dù lúc cuộc sống còn khó khăn hay đã ổn định tôi luôn có thể dành trọn vẹn tình yêu và đam mê cho con đường mình đã chọn.
Pv: Với những nghệ sĩ hát dòng nhạc dân ca theo anh cần có những yếu tố gì?
Ca sĩ Đăng Thuật:Với những ca sỹ hát dân ca điều đầu tiên phải có cái e và giọng trời phú. Thêm vào đó, nếu may mắn được sinh và ra lớn lên ở những nơi có những điệu hò, câu ví trong mình sẽ có dòng chảy cuộc sống vùng miền thì người nghệ sĩ đó sẽ có đủ các yêu tố để phát triển.
Pv: Gần 20 năm gắn bó với sự nghiệp ca hát, nhưng anh mới phát hành 2 album, con số này có vẻ hơi ít. Anh có dự định ra album mới không?
Ca sĩ Đăng Thuật : Với gần 20 năm cống hiến cho âm nhạc dân tộc mà mình theo đuổi thì đúng chỉ với 2 album là con số khiêm tốn. Đây cũng là câu hỏi của rất nhiều anh chị em đồng nghiệp cùng khán giả yêu thích đã hỏi tôi. Bản thân tôi cũng nhiều lần đã đưa ra các dự án và chương trình riêng cho mình nhưng rồi cơm áo gạo tiền cùng nhiều tác động khác nên mọi thứ đều lắng lại. Trong dòng nhạc dân ca, ca sỹ nam thực sự luôn không thuận lợi bằng nữ ca sỹ về mọi mặt về làm nghề. Đây là điều có thể ai cũng biết và cảm nhận được. Sân khấu ca nhạc hay chương trình nghệ thuật nào nữ cũng được chọn nhiều hơn so với nam, nên mọi công việc đều luôn khó khăn hơn. Hơn thế hiện tại các ca sỹ ngày càng nhiều, kể cả những ca sĩ chưa được đào tạo cũng có thể trở thành ca sỹ và đi biểu diễn, nên mọi thứ dường như bị bão hòa. Hiện tại Đăng Thuật đang ấp ủ nhiều dự định sắp tới cho mình. Nhưng điều đầu tiên có lẽ sẽ thu âm album thử với một vài dòng nhạc trước để xem bản thân đáp ứng cùng khán giả thế nào rồi tính dự định lớn hơn. Cũng mong khán giả luôn yên mến và đồng hành cùng Đăng Thuật.
Pv: Cảm ơn Đăng Thuật về cuộc trò chuyện!
Ca sĩ Ngọc Lan Trang muốn 'làm nóng' dòng nhạc hải ngoại những thập niên 70-80-90
Ca sĩ Ngọc Lan Trang đang đi theo dòng nhạc hải ngoại của những thập niên 70-80-90, với những ca khúc nhạc xưa, nhạc ngoại lời Việt, liên khúc hải ngoại và nhạc New Wave.
Ca sĩ Ngọc Lan Trang theo đuổi dòng nhạc hải ngoại của những thập niên 70-80-90. (Ảnh: NVCC)
Ngọc Lan Trang tên thật là Nguyễn Thị Trang, sinh năm 1989 tại tỉnh Thái Bình, sinh ra trong một gia đình nghèo và có truyền thồng giáo dục ở Sơn La. Bố mất sớm, mẹ là giáo viên , nhà có 3 anh em. Từ nhỏ Trang đã phải phụ mẹ đi làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Do điều kiện gia đình gặp nhiều khó khăn nên mới học hết lớp 9 Trang đã phải nghỉ giữa chừng để phụ giúp gia đình.
Năm 18 tuổi, Ngọc Lan Trang lập gia đình và sinh con đầu lòng, mới đầu cô phải làm đủ nghề để mưu sinh. Chính sự vất vả đã hình thành nên ở cô ý chí sắt đá để vươn lên trong cuộc sống. "Tôi là một trong những người có ý chí và sự vươn lên bền bỉ ngay cả trong cảnh đường cùng. Để thoát ly cái nghèo, tôi quyết tâm học hành và theo đuổi đam mê của mình, mặc dù tôi biết trước những bước đi ban đầu không hề dễ dàng với tôi", Ngọc Lan Trang kể lại.
Bước sang 25 tuổi, Ngọc Lan Trang tiếp tục thi vào Trường Văn hóa - Nghệ thuật Thái Bình. Năm 28 tuổi khi bạn bè đồng trang lứa đã có chỗ đứng tốt và ổn định trong công việc, cô vẫn quyết tâm chân ướt, chân ráo ra Hà Nội lập nghiệp.
Sau này, Ngọc Lan Trang có cơ duyên gặp gỡ NSƯT Thanh Thanh Hiền và được đàn chị hướng theo dòng ngạc hải ngoại.
"Năm 2022, tôi bắt đầu tập luyện và bắt tay vào thực hiện những MV đầu tiên với phong cách hoàn toàn mới, thay đổi diện mạo, lối diễn xuất và cách hát. Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng tôi rất vui, vì sau một năm gian truân, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ và luôn cố gắng hết mình, tôi đã nhận được phản hồi của khán giả, những liên khúc và những ca khúc New Wave của tôi thể hiện đã được đông đảo khán giả đón nhận, ủng hộ và yêu thích", Ngọc Lan Trang chia sẻ.
Ca sĩ Ngọc Lan Trang. (Ảnh: NVCC)
Ngọc Lan Trang cho biết, cô muốn "làm nóng" lại dòng nhạc hải ngoại của những thập niên 70-80-90 với những ca khúc nhạc xưa, nhạc ngoại lời Việt, liên khúc hải ngoại và nhạc New Wave.
"Tháng 11/2022, tôi tổ chức 1 đêm nhạc với chủ đề Đêm say tình đầu tiên với dòng nhạc mới mà mình đang theo đuổi bấy lâu nay, không ngờ đêm nhạc đã rất thành công và tôi đã nhận được rất nhiều tình yêu thương, cũng như sự ủng hộ của khán giả ở thủ đô Hà Nội", Ngọc Lan Trang tâm sự.
Năm 2023, Ngọc Lan Trang quyết định vào TP. Hồ Chí Minh sinh sống và làm việc và thử sức với những tình khúc bất hủ một thời của cố nghệ sĩ Ngọc Lan với Seri và những ca khúc nổi tiếng của thập niên 80, 90 .
Ngoài thời gian dành cho âm nhạc, lúc rảnh rỗi Ngọc Lan Trang thường nấu ăn, ngồi thiền và nghe nhạc Phật.
Ca sĩ có MV 'triệu view' đổi nghệ danh, ra cùng lúc 2 MV nhạc dân gian Nữ ca sĩ này từng gây 'bão mạng' với MV 'Quảng Bình quê ta ơi'. MV nhanh chóng đạt 50 triệu lượt xem - một con số mơ ước của nhiều ca sĩ dòng nhạc dân gian. Đó là nữ ca sĩ Phương Nga, giọng ca từng lọt vào Top 10 cuộc thi "Giọng hát hay Hà Nội 2022" và Top 4 dòng...