Cá sấu tấn công chớp nhoáng, chàng trai dùng mánh thoát gang tấc
Trong khi con cá sấu cố gắng lôi anh Craig Dickmann xuống nước, anh nỗ lực chống đỡ, liên tiếp tìm cách thoát thân bằng cách đánh trả lại con vật khổng lồ.
Theo thông tin đăng tai, mơi đây, kiêm soat viên đông vât hoang da Craig Dickmann quyêt đinh tơi khu vưc heo lanh đươc mênh danh la “Ngôi nha cua ca sâu” thuôc miên Băc Australia đê câu ca.
Vôn di rât tư tin vơi kinh nghiêm cua minh, chăng ngơ, ngay khi anh vưa chuân bi rơi khoi bai câu, đôt nhiên môt con ca sâu không lô dai khoang 2,8m xuât hiên, tân công anh tư phia sau.
Man tân công chơp nhoang cua con ca sâu không lô khiên Craig Dickmann không kip trơ tay. Anh bi no căn thăng vao đui, vô cung đau đơn. Tương răng se không thê trơ vê, nhưng Craig Dickmann nhanh chong sôc lai tinh thân.
Anh minh hoa.
Trong khi con ca sâu cô găng lôi anh Craig Dickmann xuông nươc, anh lai nô lưc chông đơ, liên tiêp tim cach thoat thân băng cach đanh tra lai con vât không lô.
Phut nguy câp, anh choc thât manh vao măt ca sâu vi phat hiên ra, toan thân ca sâu rât cưng, như măc giap, chi co con măt la nhươc điêm.
“Măt ca sâu la nhươc điêm, nêu ngon tay đâm đu sâu, co thê cham tơi xương đâu cua chung. Cho nên tôi cô găng choc thât manh vao măt no, cuôi cung cung khiên no đau đơn thâu xương, chiu ha môm, buông bo tôi”, anh Craig Dickmann noi.
Vai phut sau, Craig Dickmann đa thanh công đanh đuôi con ca sâu va nhanh chong trơ vê nha, goi điên xin câp cưu.
Tai bênh viên thành phố Cairns, Queensland, Craig Dickmann đa đươc câp cưu kip thơi. Măc du tay va chân cua anh bi thương kha năng trong cuôc chiên vơi ca sâu không lô, thê nhưng chi cân phôi hơp điêu tri se không co gi đang ngai.
Kiều Dụ
Video đang HOT
Theo Kiến thức
Dân bị cá sấu tấn công, Timor Leste không thể giết con vật linh thiêng
Số vụ cá sấu tấn công chết người tại đất nước nhỏ bé này đã tăng 20 lần trong vòng 20 năm qua, tuy nhiên người dân không trả đũa loài vật này vì mối liên kết tâm linh với chúng.
Khi một đàn cá sấu hợp sức giết chết một đứa trẻ tại bãi biển Timor Leste vào đầu năm nay, ông Mario Da Cruz chỉ biết đứng nhìn trong vô vọng.
Với một đất nước có dân số chưa tới 1,3 triệu người, những vụ tấn công như vậy đang ngày càng diễn ra nhiều hơn ở Timor-Leste. Các trường hợp bị cá sấu tấn công được ghi nhận đã tăng 20 lần trong vòng 2 thập kỷ qua, và cứ trung bình mỗi tháng lại có một người thương vong vì nguyên nhân này.
Số lượng các vụ cá sấu tấn công đã tăng vọt trong những năm qua ở Timor-Leste. Ảnh: New York Times.
Thủ phạm đến từ Australia?
"Tôi đang đi bộ dọc bờ biển thì bất thình lình đàn cá sấu chồm lên khỏi mặt nước, tôi hoảng loạn và chạy đi nhưng một con đã cắn vào chân tôi", ông Da Cruz kể lại.
"Một con khác đã tấn công đứa trẻ nhỏ và đứa bé chết ngay tại đó", ông Da Cruz cho biết và nói thêm rằng làng Lospalos nơi ông sinh sống đang chứng kiến sự tăng vọt các vụ cá sấu tấn công.
Timor-Leste nằm giữa Indonesia và Australia, và cuộc sống của phần lớn người dân đất nước xoay quanh các tuyến đường thủy.
Ngày càng có nhiều nạn nhân bị cá sấu tấn công khi họ câu cá trên những chiếc thuyền nhỏ, đi tắm hoặc sinh hoạt trên mặt nước.
"Đã có sự gia tăng khá nghiêm trọng về số vụ cá sấu tấn công trong 10 năm qua", tiến sĩ Sam Banks, nhà bảo tồn sinh vật học tại Đại học Charles Darwin của Australia, nhận định.
Theo số liệu của chính phủ Timor-Leste, vào năm 1996 chỉ có duy nhất 1 vụ tấn công, nhưng đến năm 2014 đã có 12 vụ.
Sự thay đổi này khiến cho cá sấu trở sát thủ đáng sợ gấp 10 lần bệnh sốt rét, theo tiến sĩ Sebastian Brackhane của Đại học Freiburg, Đức. Ông là người đã nhiều năm nghiên cứu về cá sấu ở Timor-Leste.
Tiến sĩ Brackhane và các nhà khoa học khác đang tìm cách lý giải nguyên nhân của sự bùng phát này. Số lượng cá sấu bản địa và dân số Timor-Leste đều không cao, vì vậy trên lý thuyết khả năng chạm trán do con người lấn chiếm môi trường sống của cá sấu sẽ ở mức thấp.
"Nhưng chúng tôi cho rằng một sự gia tăng của cá sấu nước mặn cỡ lớn là nhân tố chính gây ra hiện tượng này", ông Brackhane nhận xét.
"Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Timor-Leste. Những quần đảo khác như Solomon hay Andaman, và một số khu vực bờ biển ở Indonesia đều xuất hiện tình trạng tương tự, khi ngày càng có nhiều xung đột giữa người và cá sấu", tiến sĩ nói thêm.
Người dân Timor rất tôn trọng loài cá sấu, và nhiều người cho rằng những con cá sấu tấn công họ đến từ Australia hoặc nơi khác để tìm kiếm thức ăn.
Tiến sĩ Banks cho biết công tác bảo tồn loài cá sấu Australia đã đạt được thành quả, số lượng loài này tăng nhanh dẫn tới việc cạnh tranh nguồn thức ăn và nhiều con phải đi xa hơn để tìm mồi.
Tiến sĩ Banks đang lấy mẫu ADN của một con cá sấu. Ảnh: Yusuke Fukuda.
Vì vậy ông Banks và đồng nghiệp là tiến sĩ Yusuke Fukuda, nhà khoa học nghiên cứu động vật hoang dã của chính quyền bang Northern Territory, hy vọng rằng kiểm tra ADN sẽ là cách tốt nhất để giải quyết bí ẩn liên quan đến các vụ cá sấu tấn công.
Theo các nhà khoa học, trên lý thuyết thì cá sấu Australia, với con trưởng thành có thể dài tới 6 m và nặng 1 tấn, hoàn toàn có khả năng bơi 500 km từ quê nhà đến Timor Leste. Chúng cũng có thể bơi từ Papua New Guinea, Indonesia hay thậm chí là từ Malaysia.
Tiến sĩ Banks và tiến sĩ Fukuda, với sự cho phép của các quan chức Timor Leste, đã lấy 18 mẫu ADN của các con cá sấu ngẫu nhiên trong một chuyến đi kéo dài 2 tuần.
Cá sấu là tổ tiên
Hai người cộng sự đi cùng các quan chức tới những dòng suối và sông ngòi ở địa phương. Với những cây gậy dài 4 m với đầu nhọn ở cuối, họ đứng trên bờ, đợi các con cá sấu xuất hiện rồi chọc vào đuôi của chúng. Sau đó, phần thịt dính ở đầu mũi lao sẽ được đem đi lấy mẫu ADN.
Họ cũng thu thập mẫu ADN của các con cá sấu trong môi trường nuôi nhốt. Các mẫu ADN này sẽ được đem đi so sánh với dữ liệu của loài cá sấu Australia để xem có sự trùng hợp về gen không.
Kết quả trong lần kiểm tra này cho thấy những con cá sấu được lấy mẫu đều có nguồn gốc bản địa.
"Chúng là cá sấu Đông Timor. Không có dấu hiệu nào của Australia", ông Banks cho biết.
Tuy nhiên, hai nhà khoa học vẫn tỏ ra thận trọng và cho rằng phải kiểm tra nhiều cá thể trên một khu vực rộng lớn hơn để có cái nhìn toàn cảnh chính xác, qua đó mới có thể kết luận cá sấu nước ngoài không phải là thủ phạm các vụ tấn công.
"Giả thuyết vẫn còn tồn tại. Chúng tôi chưa có gì để loại bỏ nó", ông Banks nhấn mạnh.
Đối với nhiều người dân Timor Leste, cá sấu là loài động vật thiêng liêng, gắn liền với truyền thuyết hình thành đất nước. Ảnh: AFP.
Nhiều người Timor không muốn đổ lỗi cho cá sấu bản địa. Loại bò sát thường được gọi là abo - có nghĩa là ông nội trong tiếng Tetum địa phương - và cũng được thờ cúng trong rất nhiều ngôi đền.
Cá sấu là nhân vật chính trong truyền thuyết về sự hình thành của đất nước nhỏ bé này. Huyền thoại kể lại rằng một cậu bé đã kết bạn với một con cá sấu. Con cá sấu này sau đó chết và hồi sinh từ dưới biển, nổi lên tạo thành hình dáng của hòn đảo.
"Mọi người ở đây coi cá sấu như tổ tiên của họ. Theo niềm tin của chúng tôi, nếu như cá sấu tấn công ai đó, có nghĩa là người đó đã phạm phải một tội ác nghiêm trọng", bà Nina Barris, một lãnh đạo địa phương ở Lospalos, cho biết.
Sự tôn kính này khiến cho có khả năng nhiều vụ cá sấu tấn công ở Timor Leste không được trình báo với chính quyền, gây trở ngại tới công tác bảo tồn và các chiến lược nhằm ngăn chặn sự chạm trán giữa người với cá sấu.
Theo news.zing.vn
Quái vật ăn thịt kỳ dị, trông giống rồng Komodo Loài động vật này có chiếc đầu lớn kì lạ, vẻ ngoài trông giống loài rồng Komodo.. Hàng triệu năm trước khi khủng long xuất hiện, những kẻ săn mồi giống hệt loài rồng Komodo lang thang trên hành tinh này và là nỗi khiếp sợ của rất nhiều loài động vật khác. Chúng được gọi là Erythrosuchids. Loài động vật này có...