Cà phê Stenophylla tái xuất sau nhiều thập kỷ biến mất
Một loại cà phê đã biến mất trong tự nhiên nhiều thập kỷ qua mới đây “tái xuất” và được kỳ vọng sẽ đảm bảo tương lai của ngành cà phê nhờ khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học đã tái phát hiện cà phê Stenophylla. Ảnh: bbc.com
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Plants số ra ngày 19/4, các nhà khoa học đã tái phát hiện cà phê Stenophylla. Loại cà phê này được chứng minh là có hương vị hảo hạng, tương tự như cà phê Arabica, hiện chiếm 56% sản lượng cà phê toàn cầu, nhưng có khả năng chịu nhiệt độ cao hơn cà phê Arabica và cà phê Robusta (chiếm 43% sản lượng toàn cầu). Không giống như quả màu đỏ và đôi khi có màu vàng của cây Arabica và Robusta, quả của cây Stenophylla có màu đen đậm. Các hạt cà phê nằm bên trong quả.
Theo nhà thực vật học Aaron Davis, người đứng đầu nghiên cứu, trước khi biến mất, cây Stenophylla được trồng ở các vùng của Tây Phi và được xuất khẩu sang châu Âu cho đến đầu thế kỷ 20, rồi bị bỏ hoang sau khi cà phê Robusta được trồng phổ biến. Các nhà khoa học đã tái phát hiện loài cà phê này trong những khu rừng nhiệt đới rậm rạp ở Sierra Leone.
Video đang HOT
Biến đổi khí hậu là mối lo ngại cấp bách đối với ngành công nghiệp cà phê trị giá hàng tỷ USD. Nhiều nông dân trồng cà phê trên thế giới đang phải trải qua những tác động tiêu cực của hiện tượng này.
Hương vị của Arabica được đánh giá là hảo hạng và mang lại giá bán cao hơn so với Robusta, loại cà phê chủ yếu được sử dụng cho cà phê hòa tan và cà phê pha trộn. Tuy nhiên, Arabica ít có khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu và nghiên cứu chỉ ra rằng sản lượng toàn cầu của loại cà phê này có thể giảm ít nhất 50% vào giữa thế kỷ. Trong khi đó, cây cà phê Stenophylla sinh trưởng ở nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,9C, cao hơn 1,9C so với cà phê Robusta và cao hơn tới 6,8C so với cà phê Arabica.
Theo ông Davis, việc tái phát hiện loài cà phê Stenophylla có thể hỗ trợ cho ngành cà phê tương lai vốn đóng vai hỗ trợ kinh tế tại một số quốc gia nhiệt đới và là kế sinh nhai của trên 100 triệu nông dân. Ông nêu rõ: “Về lâu dài, Stenophylla cung cấp cho chúng tôi một nguồn tài nguyên quan trọng để lai tạo ra một thế hệ cây cà phê mới có khả năng chống chịu với khí hậu, vì nó có hương vị tuyệt vời và khả năng chịu nhiệt tốt. Nếu các báo cáo trước đây về khả năng kháng bệnh gỉ sắt trên lá cà phê và khả năng chịu hạn được cho là đúng, đây sẽ là tài sản hữu ích cho việc nhân giống cây cà phê”.
Nghiên cứu còn đánh giá về hương vị của cà phê Stenophylla với sự tham gia của 18 chuyên gia nếm cà phê. Theo đó, đây là loài có hương vị phức tạp, với vị ngọt tự nhiên, độ chua trung bình cao, có vị trái cây khi nhấm nháp trong miệng.
Ông Jeremy Torz, đồng sáng lập của doanh nghiệp cà phê đặc biệt Union Hand-Ro Rang Coffee ở Đông London, nơi diễn ra một phần thử nghiệm hương vị cà phê Stenophylla, nói: “Tôi nghĩ chúng tôi cực kỳ lạc quan về tương lai mà cà phê Stenophylla có thể mang lại”.
Uống nhiều cà phê gây nhiễm mỡ trong máu
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh cho thấy uống 6 ly cà phê mỗi ngày có nguy cơ gây hại cho tim.
Cà phê có nhiều lợi ích cho sức khoẻ vì cung cấp chất chống oxy hóa, có lợi cho não và mang lại sự tràn đầy năng lượng vào buổi sáng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy uống quá nhiều cà phê trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Công bố của nhóm các nhà khoa học Anh trên Tạp chí Clinical Nutrition, khi nghiên cứu trên một dữ liệu gần 370.000 người Anh từ độ tuổi 37-73 tuổi có thói quen uống cà phê hằng ngày thì họ phát hiện rằng uống 6 ly cà phê trở lên mỗi ngày có thể làm tăng lượng mỡ trong máu và qua đó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Đó là một mối liên quan phụ thuộc vào liều lượng, càng uống nhiều cà phê, nguy cơ bệnh tim càng lớn.
Theo các nhà nghiên cứu, hạt cà phê có chứa cafestol và dưới tác động của nước nóng chiết xuất ra một hợp chất làm tăng quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể người.
Nồng độ của cafestol trong cà phê phụ thuộc vào hạt cà phê và phương pháp ủ. Tuy nhiên có một tin tốt, cafestol chỉ phát tán mạnh nhất ở cà phê đun sôi không qua màng lọc.
Nếu một người chọn uống cà phê pha phin hoặc cà phê hòa tan có thể tránh được cafestol. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, uống cà phê vừa phải và điều độ vẫn là tốt nhất. Nhìn chung, để bảo vệ trái tim, bạn vẫn cần phải đi kiểm tra định kỳ mức cholesterol, và cần lưu ý thứ bỏ vào cà phê, vì uống số lượng cà phê dù ít nhưng nếu bỏ thêm kem béo hay quá nhiều đường cũng không hề tốt.
CBINK với thành phần là tính chất từ hạt cafe được xem là siêu phẩm để có vóc dáng hoàn hảo và vòng 1 đẹp tự nhiên Trong cuộc sống ngày nay, việc nhâm nhi một tách cà phê mỗi sáng đã trở thành thói quen không thể thiếu đối với nhiều người, thế nhưng, nhiều người vẫn còn khá xa lạ với khái niệm cà phê xanh - loại hạt vừa tốt cho sức khỏe lẫn vóc dáng. Hạt cà phê xanh là hạt cà phê chưa được rang...