Cà phê, quán ăn ở TPHCM “nhảy giá” đuổi không hết khách
Dịp tết, quán ăn, hàng cà phê đều tăng giá món ăn hoặc phụ thu theo bàn. Do khách đến rất đông, nhiều nơi kê thêm bàn ra vỉa nhưng vẫn không đủ chỗ cho “thượng đế”.
Quán ăn đông khách trong ngày đầu năm
Sài Gòn “đẹp dịu dàng” sáng mùng 1 tết
Trong những ngày đầu năm mới, đa số các hàng quán tại TPHCM đều đóng cửa nghỉ tết. Do đó những hàng quán bán hàng xuyên tết đều có lượng khách tăng vọt. Anh Tùng (chủ một cửa hàng chay trên đường Nguyễn Tri Phương) cho biết, quán tăng giá từ 29 tết đến hết mùng 5. Nguyên nhân là do tăng lương cho nhân viên phục vụ, nguyên liệu đầu vào cũng tăng nhẹ.
“Tôi phải tăng lương 300% cho nhân viên để họ ở lại làm việc xuyên tết. Tuy nhiên, giá thức ăn cũng tăng 20%, khách đến đông nườm nượp nên vẫn lời. Chúng tôi còn phải kê thêm bàn ra vỉa hè để đủ chỗ ngồi cho khách” – bà Minh, chủ quán món Huế cho biết.
Quán hủ tiếu Nam Vang trên đường Nguyễn Tri Phương (Q.10) vốn đã đông khách, lễ tết còn đông hơn. Hân (nhân viên quán) cho hay, quán đông khách từ sáng sớm đến tận đêm, nhân viên phục vụ liên tục không ngơi tay.
Môt quán nước mía liên tục ép mía phục vụ khách. Dù chỉ 10.000-15.000 đồng/ly nước mía, nhưng khách 400-500 người/ngày, số tiền chủ quán kiếm được không hề nhỏ.
Một quán chuyên món chay ken kín người.
Video đang HOT
Chi sẻ về chuyện tăng giá dịp tết, cô Hòa (chủ hàng ăn ở Q.1) tâm sự: “Thật ra khách rất thông cảm khi mình xin phép tăng giá. Bởi họ biết tết thì cái gì cũng tăng giá, không ai phàn nàn gì cả. Dịp tết khách chi tiêu thoáng hơn, thậm chí chấp nhận mọi giá để được phục vụ như VIP”.
Quán cà phê phải kê thêm bàn ra bên ngoài để đủ chỗ cho khách.
Kinh doanh xuyên tết, một chủ quán cà phê tiết lộ, doanh thu những ngày này gấp 2-3 lần so với ngày thường. Trung bình mỗi ngày anh thu về khoảng 20 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, nhân viên, mặt bằng, anh còn lãi từ 10-15 triệu đồng/ngày.
Tuy nhiên cũng có những hàng ăn không tăng giá dịp tết. Họ treo bảng niêm yết giá trong suốt năm, lễ tết không thay đổi. “Rau xanh, thịt cá tôi đều mua trước tết và trữ lạnh nên giá vẫn rẻ. Mua sao bán vậy, mình không thể viện lý do nguyên liệu thực phẩm tăng mà làm giá với khách” – chị Tâm bán bún bò ở Q.10 nói.
Ngày đầu năm mới, dân Sài Gòn tìm mua vé số cầu may. Những đại lý lớn ở TPHCM bán đắt như tôm tươi.
Người bán hàng treo đầu lân, mong mua may bán đắt trong năm mới
Theo Tienphong
Bún cá cam và loạt món sợi hút khách tại TP.HCM
Bản đồ ẩm thực phong phú tại TP.HCM chưa bao giờ hết món ngon cho bạn chọn lựa. Dưới đây là một số món sợi lạ vị mà thực khách nên trải nghiệm trong những ngày đầu năm 2020.
Bún cá cam - 26/16A Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh: Địa chỉ này hút khách bởi các món ăn hấp dẫn, mang hương vị miền Trung. Rau tươi, các loại gia vị được bày biện gọn gàng, sạch sẽ. Không gian thoáng mát cũng là điểm cộng làm nhiều thực khách lựa chọn mỗi khi muốn trải nghiệm bún bò, mì Quảng và đặc biệt là bún cá cam. Ảnh: Foodholicvn.
Bún cá cam vốn là đặc sản của Đà Nẵng. Cá cam là loại cá biển nhưng được quán chế biến kỹ lưỡng, không có vị tanh. Nước dùng món ăn đậm đà và ngọt thanh. Sợi bún mềm kết hợp cùng cà chua và thịt cá cam thơm ngon ăn khá quyện vị. Bạn có thể thưởng thức bún cùng nước chấm tương ớt the cay được pha theo phong cách miền Trung. Mức giá mỗi tô từ 52.000 đồng. Ảnh: Foodholicvn.
Mì Champon - 54 Trương Định, quận 1: Champon theo tiếng Nhật có nghĩa là "sự pha trộn". Đây là món mì nổi tiếng và nhiều chất dinh dưỡng của người Nhật. Mì Champon hút các tín đồ ẩm thực với cách chế biến độc đáo. Các nguyên liệu như tôm, rau tươi, chả cá và thịt... hòa quyện với nước dùng ninh từ thịt thơm ngon. Ảnh: Hukha. foodaholic.
Một thực khách hài lòng chia sẻ: "So với các loại ramen thông thường thì nước súp của Champon ramen thanh và dịu nhẹ hơn. Sợi mì mềm và độ dai vừa phải. Một tô mì cơ bản có đủ rau củ, thịt, tôm và trứng". Thực khách có thể nêm tương ớt, tương đen, ớt tươi hoặc hạt tiêu đỏ để tạo hương vị lạ miệng khi ăn. Mức giá mì tại quán dao động từ 60.000-150.000 đồng. Ảnh: Hukha. foodaholic.
Mì sườn tiềm - 214 Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận: Nếu các bạn yêu thích hương vị ẩm thực của người Hoa thì mì sườn tiềm là món ăn không thể bỏ lỡ. Quán với không gian rộng rãi phù hợp cho thực khách trải nghiệm loạt món sợi như hủ tiếu, mì, lẩu. Bạn cũng có thể thưởng thức món mì sườn tiềm dạng nước nóng hổi hoặc dạng khô trộn nước sốt đặc biệt. Ảnh: MisuontiemMinhKy.
Một phần mì sườn tiềm giá 42.000 đồng thường gồm 2 vắt mì, các topping đi kèm hấp dẫn như khô mực, cải xá bấu, tóp mỡ, thịt sườn tiềm, rau sống và chén nước chấm sa tế. Thịt sườn tiềm tại đây được khách nhận xét thấm, mềm và thơm. Các tín đồ ẩm thực thường ăn mì cùng sốt tương đen sa tế tạo chút the cay và quyện vị. Ảnh: Foodholicvn.
Hủ tiếu sa tế - 87A Vĩnh Khánh, quận 4: Quán nổi tiếng với món hủ tiếu sa tế thơm đậu phộng và có thịt hầm mềm. Nước dùng được nhiều khách đánh giá đậm đà, nồng hương sa tế và không quá cay. Bạn có thể lựa chọn phần hủ tiếu thập cẩm với giá 60.000 đồng. Ngoài ra, các loại hủ tiếu sa tế kết hợp bò tái, bò nạm hoặc tôm cũng được nhiều người ưa chuộng. Mức giá những phần này chỉ 45.000 đồng. Ảnh: Hukha.foodaholic, Hetagram.
Theo Zing
6 địa chỉ nhâm nhi ốc ngon ở TP.HCM Nhiều hương vị độc đáo, cách chế biến đa dạng khiến ốc trở thành món ăn yêu thích của giới trẻ Sài thành. 6 địa chỉ dưới đây hứa hẹn mang đến trải nghiệm thỏa mãn tâm hồn ăn uống. Ốc Nho là điểm dừng chân yêu thích của nhiều bạn trẻ vào buổi chiều tối loanh quanh TP.HCM. Quán thu hút đông...