Cá ở Nhật Bản chán ăn vì thủy cung vắng khách
Một chú cá thái dương chán ăn, buồn bã vì không được tương tác với khách tham quan, sau khi thủy cung Shimonoseki tạm đóng cửa để cải tạo.
Nhân viên thủy cung lấy quần áo, in hình mặt người dán trước cửa kính để dỗ chú cá thái dương đang chán ăn.
Thủy cung Shimonoseki tại thành phố Shimonoseki, tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản đóng cửa để cải tạo từ ngày 1/12/2024 và dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào mùa hè 2025.
Sau khi đóng cửa, những nhân viên tại thủy cung phát hiện ra chú cá thái dương tên Mambo, “ngôi sao của thủy cung”, có dấu hiệu bất thường.
Con cá luôn trong tình trạng rầu rĩ, mất cảm giác thèm ăn, thậm chí còn từ chối thưởng thức loài sứa yêu thích. Ban đầu, ban quản lý suy đoán Mambo bị nhiễm ký sinh trùng hoặc khó tiêu hoặc do tiếng ồn của vật trang trí khiến con vật cảm thấy khó chịu. Thủy cung cũng liên tục điều chỉnh chế độ ăn nhưng tình hình của chú cá vẫn không cải thiện.
Sau đó, người chăm sóc động vật tại thủy cung nhận ra có thể Mambo đang cảm thấy chán nản và cô đơn vì thiếu đám đông. Đây cũng có thể coi là một dạng trầm cảm quá mức. Bởi cá thái dương là loài thích tò mò, yêu sự náo nhiệt. Nó thường đến cửa kính trưng bày của thủy cung để tương tác và nhìn chằm chằm vào khách du lịch.
Video đang HOT
Cuối cùng, các nhân viên nghĩ ra giải pháp làm “giả du khách” bằng cách treo quần áo, dán hình nộm dán vào mặt kính nhằm giúp chú cá điều chỉnh tâm trạng.
Chú cá thái dương tại thủy cung Shimonoseki có sở thích ăn sứa và đến cửa kính trưng bày, nhìn chằm chằm vào khách du lịch.
Thật bất ngờ, sau khi thấy các “khách du lịch giả” bên ngoài cửa kính, cá thái dương liền tràn đầy năng lượng trở lại. Ngày hôm sau, chú cá vui vẻ ăn sứa, không còn cảnh chán ăn như trước, theo NHK.
Được biết, Mambo vốn là “ngôi sao” tại thủy cung Umikokan. Tháng 2/2024, chú cá dài 9,5 cm và nặng 27,65 kg. Đoạn video do nhân viên thủy cung ghi lại cảnh Mambo ăn sứa vào năm ngoái thu hút 2,5 triệu lượt xem chỉ sau một ngày đăng tải. Từ đó, chú cá thái dương dễ thương thích ăn sứa trở thành động vật được công chú yêu thích tại thủy cung Shimonoseki.
Thủy cung cho biết, chú cá thái dương này có tính tò mò rất mạnh, chỉ cần nhìn thấy khách du lịch đến, nó sẽ ngay lập tức cúi xuống trước tấm kính và tương tác với khách du lịch. Ban quản lý tin rằng sau khi thủy cung mở cửa trở lại vào mùa hè tới, chú cá sẽ hạnh phúc hơn nữa.
Sự việc sau khi chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút đông đảo chú ý từ cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên về tính cách “dính người” của chú cá. Bên cạnh đó có không ít dân tình nóng lòng chờ đến ngày thủy cung mở cửa trở lại để đi xem cá Mambo.
Cận cảnh ranh giới ngày và đêm tối vĩnh cửu của sao Thủy
Tàu vũ trụ kép BepiColombo do châu Âu và Nhật Bản liên danh phát triển và vận hành đã truyền về những hình ảnh chụp khoảng cách gần với hành tinh trong cùng của hệ mặt trời là sao Thủy.
Cực Bắc của sao Thủy nhìn từ thiết bị M-CAM 1 của tàu BepiColombo. ẢNH: ESA
Trong lần bay ngang thứ 6 vào cuối cùng của sứ mệnh vào ngày 7.1, BepiColombo, gồm 2 tàu vũ trụ liền nhau, đã chụp được những hình ảnh cận cảnh các hõm chảo trước nay vẫn nằm ẩn mình trên bề mặt sao Thủy.
Sứ mệnh BepiColombo được phóng vào tháng 10.2018 là dự án hợp tác giữa Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) và Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), với mỗi tổ chức cung cấp tàu riêng để thám hiểm sao Thủy.
Trong đợt bay ngang gần nhất, tàu vũ trụ kép bay cách bề mặt sao Thủy khoảng 295 km, theo Gizmodo hôm 11.1 dẫn thông tin từ ESA.
Từ khoảng cách này, BepiColombo chụp được những hình ảnh về bề mặt đầy hõm chảo của sao Thủy, bắt đầu từ phần đêm tối lạnh giá vĩnh cửu gần cực bắc trước khi chuyển sang khu vực phía bắc tràn ngập ánh nắng.
Bức ảnh cho thấy ranh giới ngày và đêm tối vĩnh cửu của sao Thủy. ẢNH: ESA
Sử dụng thiết bị camera M-CAM 1, tàu BepiColombo ghi hình cận cảnh vùng ranh giới tách biệt ngày và đêm trên sao Thủy. Trong hình ảnh trên, vành của các hõm chảo Prokofiev, Kandinsky, Tolkien và Gordimer có thể được nhìn thấy xuất hiện rải rác khắp bề mặt sao Thủy, tạo ra những bóng râm vĩnh viễn có thể cho phép xuất hiện các túi nước đóng băng.
Trên thực tế, một trong những mục tiêu chủ yếu của sứ mệnh BepiColombo là nhằm xác định liệu sao Thủy chứa nước bên trong các bóng râm hay không bất chấp khoảng cách quá gần với mặt trời.
Đến nay, giới khoa học vẫn chưa rõ cấu tạo của sao Thủy, nhưng vật liệu được đẩy từ dưới lòng đất lên bề mặt có xu hướng sậm màu hơn theo thời gian.
BepiColombo là tàu vũ trụ thứ ba từng được con người triển khai đến sao Thủy.
Con cá nặng 276kg giá 33 tỷ đồng, người đàn ông vẫn xuống tiề.n mua Một con cá ngừ vây xanh khổng lồ nặng 276kg đã được bán với giá 207 triệu yen tại chợ Toyosu, quận Koto, Tokyo, Nhật Bản. Ngày 5/1, phiên đấu giá đầu tiên trong Năm mới đã được tổ chức tại Chợ Toyosu, quận Koto, Tokyo, nơi một con cá ngừ vây xanh được "chốt" với giá cao nhất là 207 triệu yen...