Cá nướng Thái Xuyên, món ngon quê lúa Thái Bình
Những con cá trắm nặng từ 3 – 4kg được nướng trong nhiều giờ đồng hồ với cách thức chế biến hết sức cầu kỳ đã làm nên thương hiệu của cá nướng Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với vị ngon không cưỡng nổi.
Thái Xuyên là một vùng quê chiêm trũng ở tỉnh Thái Bình, lại có rất nhiều ao hồ nên người dân nuôi cá rất nhiều. Không rõ món cá nướng có từ bao giờ, chỉ biết các cụ truyền nghề cho nhau đã từ nhiều đời nay và hầu hết hộ dân ở Thái Xuyên đều biết làm. Cách thành phố Thái Bình chừng 30 km, dọc theo tỉnh lộ 458, đi hai bên đường qua xã Thái Xuyên là đã thấy ngập ngàn các cơ sở bán cá nướng, mùi cá nướng với mùi khói than hoa nhãn bay ra thơm nức cả một vùng quê.
Để làm món cá nướng này, nguyên liệu chủ đạo không gì khác chính là cá được nuôi tại Thái Xuyên. Cá có thể chọn nhiều loại như trắm đen, trắm cỏ, trôi nhưng hai loại nướng ngon nhất là trắm ốc và trắm đen. Cá phải nặng tối thiểu 2 kg trở lên mới nướng thơm ngon và càng to thì càng tốt.
Video đang HOT
Theo ông Trần Văn Thái, một chủ cơ sở nướng cá tại Thái Xuyên cho biết, mỗi con cá trắm nuôi được trên 3kg thì phải mất 4 đến 5 năm, bởi lẽ chúng tôi nuôi cá chỉ cho ăn cỏ chứ không cho ăn cám công nghiệp, thịt cá chắc, thơm, nướng không bị nhão. Việc bắt cá không có gì khó, chúng tôi bắt bằng lưới, ao cũng không lớn, chỉ có điều cá to và khỏe nên cần người có sức khỏe giữ cá và bắt mang lên bờ để sơ chế. Gia vị chiếm tới 40% độ thơm ngon của cá. Vì vậy, chọn gia vị và sơ chế là khâu cực kỳ quan trọng. Các gia vị chính bao gồm nước mắm ở Diêm Điền, hạt thì là, hạt tiêu bắc, nghệ, riềng, sả, ngũ vị hương…
Cá sau khi được mổ bụng, bỏ đầu, bỏ ruột, tróc vẩy được chia ra thành từng khúc dài khoảng 10cm, sau đó lại chia mỗi khúc làm 2 theo chiều dọc. Cá được rửa sạch lần cuối trước khi ướp gia vị. Nghệ và riềng được giã nhỏ vắt lấy nước qua tấm lọc, mau mùi, sả, ớt thái nhỏ như băm. Sau đó cho tất cả hỗn hợp vào bóp đều, ướp khoảng 1 tiếng.
Một dụng cụ đặc trưng để nướng cá là cái gắp, gắp được làm bằng các thanh tre già dài chừng nửa mét dùng để kẹp cá lại rồi lấy dây thép gai cột chặt khúc cá trên gắp. Sau đó, đặt gắp cá nướng trên than hoa từ 5 đến 7 tiếng, nướng theo kiểu hạ thấp dần nhiệt độ và phải lật cá thường xuyên tránh chỗ bị cháy chỗ bị sống. Ngày trước, người dân nướng bằng rơm, mùi rơm nếp quyện chặt vào từng khúc cá, vị tro mằn mặn càng làm cá thêm đậm đà. Nhưng nướng rơm rất vất vả và tốn nhiều nên giờ chỉ nướng bằng than hoa, than củi mùi vị cũng thơm ngon không kém.
Có mẻ cá phải nướng đến 8 – 9 tiếng do khúc cá to và dày. Sau khi nướng xong, cá có màu vàng suộm được bày ra đĩa và trang trí cùng đinh lăng, xà lách, tía tô vô cùng hấp dẫn. Nước chấm phải là nước mắm làm từ Diêm Điền mới đúng vị với cá, mỗi con cá 3kg được nướng thì cả gia đình chục người mới ăn hết được.
Những năm gần đây, cá nướng Thái Xuyên được du khách nhiều nơi biết đến, thậm chí là du khách nước ngoài họ về đây mua cá làm quà rất đông. Tuy là món nướng nhưng không béo ngậy và có thể để được hàng tháng mà không vấn đề gì. Hiện tại, Thái Xuyên có đến trên 60% hộ dân có nghề cá nướng, xuất hàng đi khắp cả nước. Ngoài ra, có nhiều đoàn khách du lịch muốn được tận tay nướng cá, trải nghiệm cách chế biến và thưởng thức cá nướng chính gốc.
Người dân Thái Xuyên còn có câu nói dân gian “không cá nướng phi thành cỗ”, tức là trong mọi bàn cỗ ở Thái Xuyên bắt buộc phải có cá nướng, để du khách nơi khác đến và nhận ngay ra sự khác biệt ở một vùng quê tưởng như xa xôi, chiêm trũng nhưng lại đậm đà hương vị ẩm thực như chính tình cảm của nhân dân nơi đây.
Hấp dẫn bánh cáy làng Nguyễn
Nhắc đến đặc sản bánh cáy, người ta nhớ ngay tới Thái Bình. Trong số các làng quê có đặc sản bánh cáy ở Thái Bình, làng Nguyễn (xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng) vẫn nổi tiếng nhất.
Để làm ra những chiếc bánh cáy ngon, cần có nhiều nguyên liệu như: Gạo nếp cái hoa vàng, vừng, lạc, gấc, quả dành dành, cà rốt, gừng, dừa, mật mía và mỡ lợn. Trước khi làm bánh nửa tháng, người ta phải ngâm những khẩu mỡ lợn trong đường cho ngấm, rồi thái hạt lựu và xào cho đến khi những "hạt" mỡ khô, giòn, trong suốt để có thể bảo quản lâu dài.
Tiếp đó, gạo nếp cái hoa vàng được chia thành 3 phần: Hai phần để nấu xôi, một phần để làm "nẻ" (nổ bỏng). Xôi thổi xong thì được chia đôi, một phần trộn với gấc tạo màu đỏ thắm, một phần trộn với nước quả dành dành cho màu vàng tươi; rồi trộn hai phần đó với nhau, giã nhuyễn, xắt lát như mứt bí và sấy khô. Vừng, lạc được rang thơm và xát vỏ. Tiếp đó, người ta xào cà rốt, vỏ quýt với nước đường và nước gừng ép.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, người làm bánh trộn đều hỗn hợp nói trên với mật mía và sên trên chảo. Đây là khâu quan trọng, đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật cao, bởi nếu già lửa, bánh sẽ bị rắn, còn nếu lửa non thì bánh sẽ bị ẩm, nát. Khi hỗn hợp bánh bắt đầu dậy mùi thơm, người ta đổ ra một cái khuôn gỗ rộng đã được rải sẵn lớp vừng rang, và ép chặt. Mặt bánh được rắc một lớp vừng và sợi dừa đã bào sẵn.
Khi bánh đã cứng lại và có độ rắn chắc, người làm bánh dùng dao và một cái thước gỗ bản to cắt thành các khoanh bánh đều nhau rồi đóng gói trong túi nilon. Nếu làm theo đúng quy trình và tuân thủ nghiêm các kỹ thuật, không cần phải sấy khô hay phơi nắng mà bánh cáy vẫn có thể bảo quản trong nhiều tháng.
Bánh cáy thường được thưởng thức cùng tách trà nóng ướp hương sen. Thưởng thức một miếng bánh cáy chuẩn hương vị của làng Nguyễn, thực khách cảm nhận được hương thơm của vừng, lạc, vỏ quýt hòa quyện với vị béo ngậy của mỡ, dừa, xôi cùng độ ngọt vừa phải của mật mía, vị cay của gừng... Chính hương vị độc đáo, đặc trưng đó đã làm nên tên tuổi của đặc sản bánh cáy làng Nguyễn và tỉnh Thái Bình suốt nhiều năm qua.
4 món ăn nhất định phải thử khi tới Nam Phú Quốc Gỏi cá trích, nhum, lẩu cá bớp và nấm tràm là những món ăn thu hút người dân cũng như khách du lịch khi tới đảo ngọc. Đến Nam đảo Phú Quốc, du khách sẽ không chỉ có cơ hội nghỉ dưỡng tại những khu resort siêu sang hoặc vui chơi ở thiên đường giải trí trên đảo Hòn Thơm mà còn thưởng...