Cả nước có 458 dự án chung cư xảy ra khiếu nại, tranh chấp
Hiện có 458 tranh chấp, khiếu nại liên quan đến công tác quản lý, vận hành, chiếm khoảng 10,3% tổng số nhà chung cư ở 11 địa phương.
Theo số liệu của 40 địa phương, đến cuối tháng 3/2019, cả nước có 4.354 tòa chung cư đã đưa vào quản lý, vận hành nhưng không có vướng mắc tranh chấp về kinh phí bảo trì phần sở hữu chung. Hiện có 458 tranh chấp, khiếu nại liên quan đến công tác quản lý, vận hành, chiếm khoảng 10,3% tổng số nhà chung cư ở 11 địa phương. Trong đó, có 68 dự án tranh chấp về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì.
Tại Hà Nội, trong số 745 (cụm, tòa) chung cư thương mại trên địa bàn thành phố thì có đến 129 chung cư có tranh chấp, khiếu kiện, tiềm ẩn phức tạp. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 935 chung cư cao tầng thì cũng có tới 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau; trong đó có chín chung cư có tranh chấp rất gay gắt, phức tạp. Tính trung bình, cứ 10 chung cư ở thành phố thì có một chung cư đang xảy ra tranh chấp.
Các chuyên gia nhận xét mặc dù hệ thống pháp luật được đánh giá là tương đối đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư, nhưng trên thực tế khi vận hành vẫn xảy ra một số tồn tại khiến tranh chấp, khiếu nại kéo dài. Câu chuyện mâu thuẫn này có xu hướng gia tăng tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân xảy ra khiếu kiện, tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân chính là do một số quy định về cách tính diện tích căn hộ, diện tích chung-riêng trong các văn bản pháp luật chưa được quy định hoặc quy định chưa rõ ràng. Ngoài ra, quy định các chế tài xử phạt hành vi vi phạm chưa phù hợp, đầy đủ và thiếu sức nặng so với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Đặc biệt, tranh chấp gay gắt nhất hiện nay chính là sự thiếu minh bạch trong việc thu, chi quỹ bảo trì.
Hạ Vy (TH)
Video đang HOT
Theo Nhịp sống kinh tế
"Vỡ mộng" chung cư cao cấp The Golden Palm: Ô tô phủ băng rôn vây kín toà nhà
Căng thẳng tại chung cư cao cấp The Golden Palm 21 Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) tiếp tục được kéo dài. Hàng chục xe ô tô của cư dân đang vây quanh toà nhà... nhằm tố cáo, phản đối những sai phạm của chủ đầu tư.
Như thông tin Dân Việt đã đưa, do chưa đồng thuận về mức phí gửi xe, nhiều cư dân The Golden Palm đã bị bảo vệ toà nhà ngăn không cho di chuyển ô tô xuống tầng hầm.
Sự việc đã kéo dài hơn 2 ngày (chiều ngày 4 - 6.4) vẫn chưa được giải quyết. Hàng chục chiếc xe ô tô có căng băng rôn với nhiều nội dung "tố" sai phạm của chủ đầu tư được đỗ xung quanh toà nhà.
Do bị bảo vệ chặn đường xuống hầm, nhiều cư dân đã để xe ô tô ngay trước cửa lối vào hầm.
Ghi nhận sáng nay (6.3), tại khu vực phí sau toà nhà, tình trạng xe cộ dừng đỗ trên đường đông khiến việc di chuyển của người dân khó khăn.
Theo phản ánh của cư dân toà nhà The Golden Palm, vào khoảng 13h00 ngày 4.3, một số cư dân cư trú tại chung cư khi đưa xe ô tô của mình xuống hầm toà nhà đã bị bảo vệ chặn lại không cho xuống đỗ xe theo chỉ đạo của ban quản lý với lý do các xe này chưa đóng phí, không có nhu cầu sử dụng dịch vụ trông giữ xe nên không được xuống hầm.
Cụ thể, đối với xe ô tô chủ đầu tư đã đưa ra mức phí là 1,8 triệu đồng/tháng. Sau khi cư dân bức xúc không đồng ý, chủ đầu tư đã giảm xuống 1,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo cư dân, việc không có chỗ để xe cố định, chủ đầu tư thu với mức giá trên là vẫn cao.
Tuy nhiên, cư dân cho rằng, họ chưa đóng phí dịch vụ trông giữ xe (không phải là không đóng phí trông giữ xe) do chưa thống nhất được nội dung hợp đồng trông giữ xe giữa các bên liên quan, chủ đầu tư cũng chưa cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh việc trông giữ xe trong tầng hầm của mình phù hợp với các quy định của pháp luật.
Anh Vũ, một cư dân cho biết, chủ đầu tư yêu cầu cư dân đóng tiền trong khi đó lại chưa đưa ra được giấy phép kinh doanh điểm trông giữ phương tiện vận tải, giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ đối với bãi xe có từ 200 xe trở lên...
Trong khi những khoản phí dịch vụ đỗ xe chưa được thống nhất, chủ đầu tư đã đơn phương "cấm" xe ô tô của cư dân xuống hầm khiến cho tình hình an ninh tại đây lộn xộn.
Đáng nói, những vấn đề bức xúc của cư dân chung cư này đã nhiều lần "kêu cứu" tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhưng không được giải quyết.
Đại diện cư dân chia sẻ, cư dân mong muốn được đối thoại để giải quyết các vấn đề tồn đọng nhưng chủ đầu tư không hợp tác.
Được biết, chung cư The Golden Palm có đại diện chủ đầu tư là ông Lê Minh Quốc - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP phát triển đầu tư Hà Nội (HDIS). Tổng thầu là Công ty TNHH Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Delta.
Theo dan việt
Bộ Xây dựng đề xuất hai phương án quản lý phí bảo trì chung cư Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, mức thu 2% ở một số chung cư không hề nhỏ, và tranh chấp quỹ bảo trì thường xảy ra ở những nơi có số thu lớn. Do vậy, phải kiểm soát chặt chẽ để chống lạm dụng tiêu cực. Ngày 24/4, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên giải...