Cá nhân vận động cứu trợ phải mở tài khoản riêng
Cá nhân được tham gia vận động cứu trợ khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, nhưng phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo từng cuộc vận động.
Ngày 27/10, Chính phủ ban hành Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Điểm mới của Nghị định lần này so với Nghị định cũ năm 2008 là cho phép cá nhân được tham gia vận động các nguồn đóng góp tự nguyện, kèm theo quy định cụ thể.
Khi vận động, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên phương tiện truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (với tiền), địa điểm tiếp nhận (với hiện vật), thời giam cam kết phân phối.
Đồng thời, người vận động gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú thông báo về nội dung này. Chính quyền xã sẽ lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin nếu tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ yêu cầu. Việc lưu trữ cũng nhằm cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
Nghị định nêu rõ, người tham gia vận động phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo từng cuộc vận động, để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp; bố trí địa điểm tiếp nhận, bảo quản hiện vật đóng góp; có biên nhận các khoản đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật tiếp nhận được nếu người đóng góp yêu cầu. “Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết; có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện”, Nghị định nêu.
Ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ người dân miền Trung bị lũ lụt, tháng 10/2020. Ảnh: FBNV
Video đang HOT
Sau đó, người vận động quyên góp thông báo đến địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi, nhóm người cần hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ. Chậm nhất 3 ngày làm việc, chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ phải hướng dẫn các nội dung trên; cử lực lượng tham gia phân phối cùng người vận động khi cần thiết hoặc theo đề nghị của người đó.
Nếu số tiền cứu trợ còn dư thì người đứng ra vận động thống nhất với những người đóng góp để có phương án sử dụng; hoặc chuyển cho Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Người đứng ra vận động cứu trợ phải tự chi trả các chi phí liên quan đến việc này, như chi phí tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp… Nếu được người đóng góp đồng ý, cá nhân được trích kinh phí từ nguồn vận động được nhưng phải tổng hợp và công khai.
Chính phủ yêu cầu các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, phân phối để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh phải minh bạch. Người vận động cần mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về quá trình này, từ khâu tiếp nhận đến khi phân phối xong; công khai trên truyền thông và gửi kết quả đến UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết tại trụ sở trong 30 ngày.
Các nội dung công khai gồm: văn bản vận động cứu trợ; tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận; phân phối… Nếu cơ quan chức năng yêu cầu, người vận động cứu trợ có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Nghị định mới cũng quy định các tổ chức được vận động cứu trợ gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ; cơ quan thông tin đại chúng; quỹ từ thiện; doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức có tư cách pháp nhân; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.
Dự thảo nghị định mới về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện được Thủ tướng giao Bộ Tài chính xây dựng từ tháng 10/2020. Việc xây dựng nghị định mới nhằm để việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện bảo đảm “hiệu quả, kịp thời”. Mục đích khác là “khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân”.
Theo Nghị định năm 2008, chỉ ba nhóm tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ: Thứ nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; báo, đài của trung ương, địa phương; Mặt trận Tổ quốc và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương; thứ hai, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định; thứ ba, các tổ chức, đơn vị ở trung ương được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.
Thông tin mới nhất việc Bộ Công an yêu cầu ngân hàng rà soát, sao kê tài khoản một số nghệ sĩ làm từ thiện
Cục Cảnh sát Hình sự đang phối hợp với ngân hàng tiến hành rà soát, xác định tài khoản các nghệ sĩ đã huy động từ thiện để làm rõ việc tiếp nhận, quyên góp, quá trình giải ngân.
Từ trái qua: ca sĩ Thủy Tiên, MC Trấn Thành và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
Chiều tối 13/10, trao đổi với PV, một lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, đơn vị này vẫn đang trong quá trình điều tra, xác minh thông tin phản ánh, tố giác tội phạm liên quan một số nghệ sĩ lợi dụng việc quyên góp từ thiện, cứu trợ trong đợt mưa lũ xảy ra tại khu vực miền Trung năm 2020, thiếu minh bạch trong quá trình giải ngân.
Đồng thời, cán bộ của Cục đã làm việc với một số cá nhân, tổ chức, đề nghị cung cấp thông tin có liên quan.
Vị này nêu rõ, hiện tại đơn vị đang tập trung làm và sau khi có kết luận chính thức sẽ thông tin cụ thể.
Cũng trao đổi với PV, một cán bộ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước cho hay, đơn vị đã nhận được văn bản của Bộ Công an về việc phối hợp rà soát tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng), chi nhánh ngân hàng nước ngoài liên quan đến tài khoản của các cá nhân nghệ sĩ làm từ thiện.
Vị này cho biết, theo quy định Nghị định 117 về giữ bí mật thông tin khách hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát không có quyền yêu cầu các ngân hàng kiểm tra, kiểm soát tài khoản tiền gửi của khách hàng, trừ phục vụ cho những cuộc thanh tra.
Sau khi nhận được công văn của Bộ Công an, đơn vị này đã gửi văn bản chuyển tiếp tới các ngân hàng và các đơn vị sẽ có trách nhiệm phối hợp, sao kê tài khoản... thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và gửi thẳng cho cơ quan công an.
Trước đó, chiều 13/10, theo báo Phụ Nữ TP.HCM , trong văn bản gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát, Cục C02, Bộ Công an yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phối hợp rà soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tài khoản của một số nghệ sĩ, ca sĩ.
Theo đó, Cục C02 đề nghị cung cấp cho Cục bản sao hồ sơ mở tài khoản và toàn bộ thông tin cá nhân liên quan đến chủ của các tài khoản đã rà soát, xác định (nếu có); thống kê tổng số tiền giao dịch, số dư hiện có trong tài khoản, sao kê chi tiết tất cả những giao dịch của tài khoản từ thời điểm mở tài khoản đến nay; thông tin họ tên, địa chỉ của số tài khoản đối ứng, người nộp tiền vào và người nhận tiền từ các tài khoản nói trên.
Trên fanpage của mình, Đàm Vĩnh Hưng đã thông báo về quá trình làm việc với các cơ quan chức năng xung quanh đơn tố cáo gần đây.
Trong đó, Đàm Vĩnh Hưng cho hay, đã có buổi làm việc với Cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an (C02) và đã cung cấp hồ sơ tài liệu theo yêu cầu của điều tra viên.
Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương (PC01) đã mời ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng lên làm rõ các nội dung của đơn mà nam ca sĩ tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng.
"Ai sai, vu khống, bịa đặt những thông tin về tôi thì phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình, bằng pháp luật. Nếu bản thân tôi sai, tôi cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", nam ca sĩ nói.
Nguyên CT Hội Chữ thập đỏ VN: Từng cảnh báo rủi ro Thủy Tiên sẽ gặp khi tự làm từ thiện với lượng tiền rất lớn Bà Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, khi một người đi làm nhiều việc và tự mình giải ngân một số lượng tiền lớn như trường hợp của ca sĩ Thủy Tiên sẽ khó có thể tránh được sai sót. Một người đi làm nhiều việc và tự giải ngân một số lượng tiền lớn sẽ khó tránh được sai sót Câu chuyện...