Cá nhân có giá trị danh mục từ 2 tỷ đồng là nhà đầu tư chuyên nghiệp
Liên quan đến Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung vừa được Quốc hội thông qua, tuần qua, Đầu tư Chứng khoán nhận được thắc mắc của một số bạn đọc về việc thế nào là nhà đầu tư chuyên nghiệp và không gian của các nhà đầu tư này có gì khác so với nhà đầu tư đại chúng. Bài viết xin được làm rõ 2 ý này.
Ảnh: Dũng Minh
Một trong những điểm mới hoàn toàn được quy định trong Luật Chứng khoán, sửa đổi, bổ sung 2019 là quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp. Theo đó, Luật định danh rằng, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán, do Chính phủ quy định cụ thể, bao gồm:
Thứ nhất, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan;
Thứ hai, các công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, những người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Thứ tư, các cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Thứ năm, các cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu 01 tỷ đồng theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.
Cùng với đó, Luật cũng định danh nhà đầu tư chiến lược, đó là những nhà đầu tư có năng lực về tài chính, trình độ công nghệ, hợp tác lâu dài với công ty và được công ty lựa chọn theo tiêu chí đã được ại hội đồng cổ đông thông qua.
Về không gian của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, Luật định danh chủ yếu ở 2 nội dung chính. Nội dung về góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khi doanh nghiệp gọi vốn và nội dung về góp vốn thành lập quỹ đầu tư.
Video đang HOT
Theo đó, nhà đầu tư chuyên nghiệp không bị hạn chế quyền đầu tư, nhưng với doanh nghiệp thì chào bán chứng khoán ra công chúng, đợt chào bán hợp luật nếu như bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Khi doanh nghiệp chào bán riêng lẻ, luật yêu cầu việc chào bán chứng khoán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược.
ối với việc góp vốn thành lập quỹ đầu tư, Luật quy định Quỹ thành viên có từ 2 đến 99 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Quỹ thành viên là loại quỹ do các thành viên góp vốn thành lập trên cơ sở hợp đồng góp vốn và iều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.Quỹ có vốn góp tối thiểu là 50 tỷ đồng, do một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý.
Tài sản của quỹ thành viên được lưu ký tại một ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
ối với việc góp vốn thành lập quỹ đại chúng, Luật quy định, quỹ đại chúng được thành lập nếu có ít nhất 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ, trừ quỹ hoán đổi danh mục và tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất là 50 tỷ đồng.
Trong Hội nghị thành viên của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam mới đây, ông Phạm Văn Hoàng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, sau khi Luật được Quốc hội thông qua, cơ quan này sẽ soạn thảo 4 nghị định và hơn 10 thông tư hướng dẫn Luật.
Các văn bản dưới luật sẽ quy định rõ hơn những điểm mới, những điểm thay đổi tại Luật, để các thành viên thị trường nắm rõ và thực thi.
Thông tin từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán cho biết, 10 tháng đầu năm 2019, số lượng tài khoản nhà đầu tư tăng hơn 9%, đạt trên 2,3 triệu tài khoản; số dư chứng khoán lưu ký tăng gần 7%, đạt trên 89 tỷ đơn vị; giá trị giao dịch đạt 3,2 triệu tỷ đồng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Cơ chế báo cáo và giám sát quản trị công ty
Việc công bố thông tin về quản trị công ty sẽ giúp tăng cường sự minh bạch và niềm tin của các bên có quyền lợi liên quan.
ể đảm bảo được hoạt động quản trị công ty xuyên suốt thì cần cơ chế báo cáo và
giám sát ra sao?
ối với mọi hoạt động trong doanh nghiệp, nhiệm vụ thông tin - báo cáo và giám sát - đánh giá đều rất quan trọng. Quản trị công ty không phải là một ngoại lệ.
Thứ nhất, về nhiệm vụ thông tin và báo cáo, hội đồng quản trị có trách nhiệm công bố thông tin về các luật lệ, quy tắc, quy trình nội bộ của quản trị công ty cho nhân viên thuộc tất cả các bộ phận, phòng, ban biết để họ có thể tuân thủ theo.
Ngược lại, các phòng, ban này cũng có trách nhiệm báo cáo cho lãnh đạo về việc họ thực hiện quản trị công ty ra sao. Gắn với đó là việc xây dựng cơ chế báo cáo để xác định rõ ai báo cáo cho ai, thời điểm, hình thức và nội dung báo cáo ra sao...
Thứ hai, về nhiệm vụ giám sát và đánh giá, hội đồng quản trị cần đảm bảo rằng các phòng, ban đã thực hiện quản trị công ty đúng theo yêu cầu và báo cáo chính xác những gì đã thực hiện. Việc giám sát và đánh giá cũng cần cơ chế riêng và bộ tiêu chí riêng.
Không chỉ báo cáo trong nội bộ tổ chức, việc công bố thông tin về quản trị công ty ra bên ngoài cho các đối tượng liên quan là rất cần thiết, đặc biệt nếu doanh nghiệp muốn thu hút nhà đầu tư.
Việc lập báo cáo quản trị công ty cần tuân thủ những quy định, chuẩn mực nào?
Hiện nay, yêu cầu về công bố thông tin quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết được quy định trong Thông tư 155/2015/TT-BTC, bên cạnh các quy định khác theo Luật Chứng khoán 2006, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 71/2017/N-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Theo đó, định kỳ (6 tháng và hàng năm), các tổ chức niêm yết phải công bố thông tin về tình hình quản trị công ty, với những nội dung cơ bản về cơ cấu và hoạt động của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
Các yêu cầu công bố thông tin này mang tính chất tối thiểu và chưa thực sự phản ánh được hết hoạt động quản trị công ty.
Từ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết Việt Nam năm 2018, Ban Tổ chức đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá quản trị công ty dựa trên nền tảng 5 nguyên tắc quản trị công ty của OECD, bao gồm: ảm bảo quyền của cổ đông; đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; đảm bảo vai trò các bên có quyền lợi liên quan; đảm bảo minh bạch và công bố thông tin; đảm bảo vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị.
ây được coi là động lực mới thúc đẩy các doanh nghiệp vượt qua các yêu cầu công bố thông tin tối thiểu để tiệm cận với các thông lệ quốc tế.
Thực tế là có nhiều doanh nghiệp thực hiện quản trị công ty tốt, nhưng chưa biết truyền tải các thông tin này đến đối tượng đại chúng.
Do vậy, giải pháp tối ưu nhất để giúp các nhà quản lý và các nhà đầu tư đánh giá được đúng và đủ về hoạt động quản trị công ty của doanh nghiệp là thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế trong thực hành và công bố thông tin quản trị công ty.
Tầm quan trọng của việc công bố thông tin quản trị công ty ra ngoài là gì?
Hiện nay, tại Việt Nam, trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết đã bắt buộc có nội dung về quản trị công ty và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, việc có lập một báo cáo quản trị công ty hay không thuộc quyền quyết định của hội đồng quản trị. Dù được công bố trong báo cáo riêng hay trong khuôn khổ báo cáo thường niên, các thông tin về quản trị công ty rất được quan tâm.
Mục đích chính của quản trị công ty là bảo vệ lợi ích của tất cả các bên có quyền lợi liên quan như nhà đầu tư, người lao động, khách hàng, nhà cung ứng, các cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội, cũng như bản thân các nhà quản lý doanh nghiệp.
Do vậy, việc công bố thông tin quản trị công ty sẽ giúp tăng cường sự minh bạch và niềm tin của các bên liên quan. Các thông tin quản trị công ty tích cực sẽ có ảnh hưởng tốt đến hình ảnh và uy tín của của doanh nghiệp.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao được khả năng tiếp cận các nhà đầu tư cũng như thu hút được nhân tài. Các nghiên cứu khảo sát cho thấy, giá cổ phiếu và giá trị của các doanh nghiệp cũng cao hơn khi các thông tin phản ánh tình hình quản trị công ty tốt.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Khối ngoại nhiều khả năng sẽ mua ròng trở lại đến cuối năm HoSE mới đưa ra ba bộ chỉ số mới, mà theo VDSC là kích cầu khối ngoại. Theo dữ liệu thống kê, khối ngoại đã bán ròng khá mạnh với hơn 1.600 tỷ đồng trong tháng 8. Cùng lúc đó, dòng tiền ETFs cũng ghi nhận bị rút ròng mạnh nhất kể từ đầu năm, đặc biệt tới từ VFMVN30. Liên quan đến...