Cà Mau yêu cầu báo cáo vụ tiêu hủy 15 chú chó của cặp vợ chồng đi xe máy về quê tránh dịch
UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp làm rõ, báo cáo vụ tiêu hủy 15 chú chó của cặp vợ chồng đi xe máy về quê tránh dịch, trước 10h ngày 11/10.
Sáng 10/10, văn phòng UBND tỉnh Cà Mau có văn bản yêu cầu Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Trần Văn Thời rà soát thông tin liên quan đến vụ tiêu huỷ 15 con chó của một gia đình đang cách ly tại Trạm Y tế xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời.
Các đơn vị báo cáo vụ việc về UBND tỉnh Cà Mau trước 10h ngày 11/10 .
Trước đó, tối 9/10, mạng xã hội lan truyền thông tin 15 chú chó của vợ chồng ông Phạm Minh Hùng (49 tuổi) từ Long An về Cà Mau bị tiêu hủy để phòng chống dịch, khiến nhiều người bàng hoàng.
Trao đổi với chúng tôi sáng 10/10, một lãnh đạo phòng Y tế huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xác nhận chính quyền địa phương đã tiêu hủy 15 con chó của vợ chồng ông Hùng. Huyện đã yêu cầu xã Khánh Hưng gửi báo cáo vụ việc.
Được biết, vợ chồng ông Hùng đều dương tính với SARS-CoV-2, đã được chuyển cách ly và điều trị. Trưởng trạm y tế xã Khánh Hưng (bà K.C) cũng gặp phải nhiều sự phản ứng của cộng đồng mạng, nằm một chỗ và tăng huyết áp sau tất cả sự việc.
Bộ Y tế cảnh báo người mắc Covid-19 và người nhà đều không nên tiếp xúc với vật nuôi vì “đã có bằng chứng cho thấy virus lây lan sang động vật”. Ngoài ra, không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.
Các chuyên gia y tế cho biết chưa có bằng chứng đầy đủ để khẳng định Covid-19 lây qua vật nuôi và nếu có nguy cơ cũng là rất thấp. Tuy nhiên, chó mèo có thể được xem là “vật dụng” trung gian truyền nhiễm nếu như người nhiễm bệnh ôm ấp, vuốt ve, chăm sóc chúng. Khi đó, người nhiễm có thể ho, hắt hơi, lây dính nước bọt mang virus SARS-CoV-2 lên lông, da của vật nuôi.
Từ đó, người không mắc bệnh ôm ấp chó, mèo thì có thể lây dính virus lên tay, đưa lên mũi, miệng và lây nhiễm Covid-19; hoặc lông chó, mèo mang virus có thể lây dính lên các đồ vật khác và có nguy cơ lây sang người khác.
00:00:59
Về quê tránh dịch, cặp vợ chồng bất chấp nguy hiểm chở đồ đạc kín xe và bất ngờ nhất là không quên 15 “người bạn trung thành” (Nguồn: Facebook)
Cảnh báo đi xe máy về quê lúc mưa bão
Bất chấp trời mưa lớn, những ngày qua, lượng người đi xe máy về quê lưu thông qua các tỉnh miền Trung vẫn rất đông.
Đáng lo nhất khi người dân lưu thông qua những đoạn đường thường xuyên xảy ra sạt lở, ngập lụt...
Đoàn người mắc kẹt trong dòng lũ
Lúc 0 giờ 30 ngày 8.10, một đoàn khoảng 200 xe máy với 400 người đi từ các tỉnh phía nam về quê tránh dịch. Khi đến Km 68, trên tuyến QL14B (thuộc TT.Thạnh Mỹ, H.Nam Giang, Quảng Nam) thì cũng là lúc nước lũ tràn ra đường, khiến nhiều ô tô, xe máy bị mắc kẹt giữa dòng nước.
Gian nan về quê, hàng trăm người gặp lũ lúc nửa đêm ở Quảng Nam
Trung tá Nguyễn Hồng Sơn, Đội trưởng Đội CSGT số 2 (thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam), cho biết sau khi đoàn xe mắc kẹt, CSGT cùng tình nguyện viên đã tích cực hỗ trợ từng phương tiện vượt qua dòng lũ, tất cả đều an toàn và tiếp tục hành trình, đến chốt kiểm soát thuộc địa phận TP.Đà Nẵng lúc hơn 1 giờ sáng cùng ngày. "Do mưa lớn kéo dài, nước đổ về nhanh, cống thoát không kịp nên lũ tràn lên đường. Mưa lớn tiếp tục làm gián đoạn giao thông một số vị trí, sáng nay đơn vị đã phối hợp với đơn vị thi công khắc phục và cho lưu thông trở lại sau khi đã đảm bảo an toàn", trung tá Sơn nói.
Theo trung tá Sơn, trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại các khúc cua nguy hiểm đã có biển cảnh báo. Tuy nhiên với thời tiết mưa gió lớn, với quãng đường dài và taluy dương lại cao, dốc thì rất hay xảy ra sạt lở đất đá xuống đường, cùng với nước thoát không kịp sẽ tràn ra đường gây nguy hiểm cho bà con nhân dân khi qua lại.
Covid-19 sáng 9.10: Cả nước 831.643 ca nhiễm, 759.482 ca khỏi | Thí điểm mở lại đường bay nội địa
Sạt lở, nguy hiểm rình rập
Trao đổi với PV Thanh Niên , ông Nguyễn Thanh Bình, Cục phó Cục Quản lý đường bộ 3 (Tổng cục Đường bộ VN), khuyến cáo với thời tiết mưa to, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh và tuyến QL14B. Đây là hai tuyến đường người dân đi xe máy từ TP.HCM và các tỉnh phía nam về quê tránh dịch khá đông.
"Nếu phát hiện tình trạng có nguy cơ mất an toàn trên hai tuyến đường này thì chúng tôi yêu cầu thông báo ngay các chốt kiểm soát dịch các tuyến Đắk Lắk - Đắk Nông và Gia Lai - Kon Tum, đề nghị các chốt thông tin cho người dân biết chọn đường khác đi, nhằm đảm bảo an toàn trong hành trình về quê", ông Bình nói.
Thực tế tại Quảng Nam trong những ngày qua, PV đã ghi nhận nhiều câu chuyện buồn của những người phải dừng cuộc hành trình hồi hương của mình khi đã đi được gần nửa chặng đường, vì không may gặp nạn và vĩnh viễn ra đi. Cụ thể, vụ tai nạn xảy ra ngày 5.10 tại Km 1407 300 đường Hồ Chí Minh đoạn qua đèo Lò Xo khiến 2 mẹ con quê Thanh Hóa tử vong; sau đó, chiều 8.10, hai người đàn ông quê Nghệ An điều khiển xe máy về quê vì mưa lớn, đường trơn cộng với mệt mỏi đã đâm vào xe tải bên đường khiến 1 người tử vong tại chỗ.
Ấm áp 'xăng 0 đồng', sửa xe xuyên đêm giúp người miền Tây về quê Hình ảnh những điểm hỗ trợ thức ăn, nước suối, xăng... dọc đường miền Tây tiếp sức người từ TP.HCM về quê được lan tỏa khắp các diễn đàn mạng xã hội khiến nhiều cư dân mạng rơi nước mắt. Vì dịch Covid-19, thất nghiệp hơn 4 tháng không có tiền đóng trọ nên anh Dương Quang Tấn (34 tuổi, quê Cà Mau)...