Cà Mau: Quy định mức thu đối với 6 nhóm khai thác và sử dụng khu vực biển
Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định 15 quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển đối với từng hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Khu vực Mũi Cà Mau nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, UBND tỉnh quy định rõ mức thu tiền sử dụng khu vực biển liên quan đến 6 nhóm đối tượng chính từng hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
Cụ thể, nhóm 1, sử dụng khu vực biển để nhận chìm có mức thu là 18.000 đồng/m3.
Nhóm 2 có mức thu 6,5 triệu đồng/ha/năm được áp dụng đối với trường hợp sử dụng khu vực biển làm cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi và các cảng, bến khác; làm vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, luồng hàng hải chuyên dụng, các công trình phụ trợ khác; vùng nước phục vụ hoạt động của cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, xây dựng cảng tàu vận tải hành khách; vùng nước phục vụ hoạt động nhà hàng, khu du lịch vui chơi, giải trí, thể thao trên biển; khu neo đậu, trú nghỉ đêm của tàu (thuyền) du lịch; khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản; trục với hiện vật khảo cổ.
Nhóm 3 sử dụng khu vực biển để xây dựng cáp treo, các công trình nổi, ngầm, lấn biển, đảo nhân tạo, xây dựng dân dụng…, có mức mức thu là 6 triệu đồng/ha/năm.
Video đang HOT
Nhóm 4 sử dụng khu vực biển để xây dựng hệ thống đường ống dẫn ngầm, l ắp đặt cáp viễn thông, cáp điện, mức thu là 6,5 triệu đồng/ha/năm.
Nhóm 5 sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng cá, mức thu là 4 triệu đồng/ha/năm.
Nhóm 6 sử dụng khu vực biển để khai thác năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng hải lưu và các hoạt động sử dụng khu vực biển khác, mức thu là 3 triệu đồng/ha/năm.
UBND tỉnh Cà Mau quy định trường hợp trong cùng một khu vực biển có nhiều hoạt động sử dụng khu vực biển theo các mục đích khác nhau nhưng không xác định được diện tích riêng cho mỗi mục đích sử dụng sẽ áp dụng mức thu cao nhất trong các mục đích sử dụng để tính tiền sử dụng khu vực biển ở khu vực biển được giao cho tổ chức, cá nhân. Đối với hoạt động sử dụng khu vực biển chưa có quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển cụ thể, UBND tỉnh sẽ quyết định từng trường hợp nhưng mức thu không thấp hơn 3 triệu đồng và không cao hơn 7,5 triệu đồng/ha/năm.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi, Quyết định này không áp dụng đối với việc sử dụng khu vực biển vào mục đích quốc phòng, an ninh. Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giao khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển trên địa bàn tỉnh đều là đối tượng áp dụng theo Quyết định 15 của UBND tỉnh.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh tặng 10 xe cứu thương hỗ trợ phòng, chống dịch
Sáng 13/9, tại Việt Nam Quốc Tự, Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ trao 10 chiếc xe cứu thương, tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng do Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên và các nhà hảo tâm quyên tặng các bệnh viện, nhằm hỗ trợ kịp thời công tác vận chuyển, điều trị cho các bệnh nhân trên địa bàn Thành phố và tỉnh Bến Tre.
Quang cảnh Lễ trao tặng và tiếp nhận xe cứu thương do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và các nhà hảo tâm trao tặng.
Tại buổi lễ, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã trao tượng trưng 8 xe cứu thương chuyên dụng IVECO do Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên (Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) quyên tặng cho các bệnh viện Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Phục hồi chức năng Quận 8, Bệnh viện Truyền máu Huyết học; Bệnh viện Đa khoa huyện Hóc Môn; Bệnh viện thành phố Thủ Đức, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Đa khoa huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Đại diện Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương và UBND Quận 10 đã tiếp nhận hai xe cứu thương do Chương trình thiện nguyện "Sài Gòn thương nhau" trao tặng.
10 xe cứu thương trao do Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh và các nhà hảo tâm tặng ngay lập tức được đưa về các bệnh viện trên địa bàn Thành phố và tỉnh Bến Tre để kịp thời phục vụ công tác vận chuyển, điều trị bệnh nhân.
Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Thiện Quý, Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố đã thông báo về chủ trương, những chỉ đạo của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố trong việc vận động Giáo hội các cấp, tăng ni, phật tử và những người yêu mến đạo Phật đóng góp quỹ vaccine; thực hiện hàng triệu suất ăn cho tuyến đầu; chăm sóc an sinh xã hội, chia sẻ với đồng bào khó hoàn cảnh khó khăn...
Thay mặt Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố, Thượng tọa Thích Thiện Quý đã ghi nhận Ban Từ thiện - Xã hội Phật giáo Việt Nam Thành phố, Hội Từ thiện Tường Nguyên cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã có việc làm ý nghĩa, quyên tặng 6 xe cứu thương trong đợt này để chung tay cùng ngành y tế Thành phố trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, cứu chữa các bệnh nhân mắc COVID-19 để sớm khống chế được dịch.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tiếp nhận số xe cứu thương do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố và các nhà hảo tâm trao tặng.
Thay mặt lãnh đạo Thành phố, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời đầy ý nghĩa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19; nhấn mạnh, với sự hỗ trợ từ Trung ương, các địa phương, sự nỗ lực của chính quyền Thành phố và sự chung tay của các tầng lớp nhân dân, các giới, các dân tộc, các tôn giáo, trong đó có các tăng ni, phật tử chắc chắn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.
Cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số lượng lớn bệnh nhân điều trị tại nhà, xe cấp cứu là một trong những điều kiện quan trọng, nhu cầu thiết yếu của ngành Y tế trong giai đoạn này. Sự ủng hộ kịp thời phương tiện y tế cho các bệnh viện sẽ góp phần tăng cơ hội đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm nhất và đó cũng là tăng cơ hội cứu sống người bệnh, giảm tối đa tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc COVID-19. Các phương tiện này không chỉ phát huy tác dụng không chỉ trong giai đoạn dịch COVID-19 mà còn có ý nghĩa lâu dài cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân Thành phố.
Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Chủ tịch UBND Quận 10 TP Hồ Chí Minh tiếp nhận xe cứu thương do chương trình thiện nguyện "Sài Gòn thương nhau" tặng.
Đại đức Thích Minh Phú, Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Từ thiện Xã hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố, trụ trì Chùa Tường Nguyên, Quận 4 cho biết, ngoài 8 xe cứu thương trao tặng ngày hôm nay, ngày 25/8 vừa qua, Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên và các nhà hảo tâm đã trao tặng 8 xe cứu thương trị giá 9,6 tỷ đồng cho 7 bệnh viện trên địa bàn Thành phố.
Được biết, trong hơn 3 tháng qua, Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên đã cung cấp 1,5 triệu suất cơm, phát hơn 40.000 phần quà gồm nhu yếu phẩm, gạo cho các khu cách ly, hàng ngàn bình oxy, máy trợ thở, trang thiết bị, đồ bảo hộ y tế, thuốc điều trị F0... với tổng kinh phí hoạt động thiện nguyện là trên 132 tỷ đồng.
Đón thai phụ, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn từ vùng dịch về quê Ngày 9/9, các tỉnh Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức đón thai phụ, trẻ em và người dân có hoàn cảnh khó khăn từ vùng dịch về quê. Tổ công tác thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Cà Mau đón 287 công dân đặc biệt khó khăn từ vùng có dịch trở về địa phương an...